Cách tính trả lãi và gốc vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Cách tính lãi vay và trả nợ gốc mỗi tháng như thế nào ?
  • 2. Không trả tiền lãi tính thêm có được không ?
  • 3. Quy định thời hạn tính lãi suất của Ngân hàng ?
  • 4. Tư vấn về xác định lãi suất cho vay vượt quá mức lãi suất cơ bản ?
  • 5. Thời hạn khởi kiện đòi lại tiền cho vay trước 01/01/2017 là bao lâu?

1. Cách tính lãi vay và trả nợ gốc mỗi tháng như thế nào ?

Chào luật sư! Tôi tên T nay đã ra trường và đi làm được nửa năm. Tôi nhập học từ thág 10/2012 đến tháng 10/2015 là hết khóa học. Mỗi năm mẹ tôi đứng tên vay 10 triệu, có năm là 11 triệu tổng cộng ba năm là 32 triệu.

Trước khi tôi ra trường thì mỗi tháng có người bên quỹ tiết kiệm xuống thu nhà tôi 100.000 thu trong hai ba năm và nói là đóng quỹ tiết kiệm gì đó. Khi tôi ra trường thì số tiền tiết kiệm đó là khoảng 2 triệu trừ vào tiền lãi nói là đóng lãi gì đó và trừ hết còn dư 4 đồng. Đến nay tôi ra trường và đã đi làm mỗi tháng phải đóng lãi là 209.000 và tiền tiết kiệm gửi 100.000 nữa. Tổng mỗi tháng phải đưa là 309.000. Tôi muốn hỏi: tiền tiết kiệm đó mình đóng mỗi tháng là tiền gì và có được cộng dồn trừ vào nợ gốc 32 triệu để giảm bớt không? Tôi đã đưa thêm 1 triệu vào quỹ tiết kiệm. Mỗi tháng tôi gửi tiết kiệm 1 triệu vậy tiền đó được trừ vào nợ gốc 32 triệu không. Tôi tính mỗi tháng trả như vậy để giảm nợ gốc và lãi xuống Thì như vậy có đúng không ?

Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn Công ty xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, tiền lãi và tiền tiết kiệm là khác nhau không thể nhập vào làm một .

Tiền tiết kiệm là khoản tiền tạm thời nhà rỗi, gửi tiền không nhằm mục đích thanh toán. Mục đích quan trọng nhất giữu vững sự an toàn ho tài sản. Khi cần họ sẽ rút từ khoản tiền đó để chi tiêu. Tiền tiết kiệm phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của khách hàng.

Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

Mỗi tháng có người bên quỹ tiết kiệm xuống thu nhà tôi 100.000 thu trong khoảng hai ba năm và nói là đóng quỹ tiết kiệm gì đó không rõ. Khi bạn ra trường thì số tiền tiết kiệm đó là khoảng 2 triệu trừ vào tiền lãi nói là đóng lãi gì đó và trừ hết còn dư 4 đồng. Đến nay mỗi tháng phải đóng lãi là 209.000 và tiền tiết kiệm gửi 100.000 nữa. Như vây, không đúng với quy định của pháp luật. Tiền tiết kiệm đóng do sự tự nguyện của gia đình bạn còn Quỹ tiết kiệm không thể cứ mỗi tháng xuống thu 100. 000 của gia đình bạn được. Mặc khác số tiền này còn được trừ để tính lãi là hoàn toàn không đúng với quy định pháp luật.

Lãi suất trong trường hợp của bạn sẽ áp dụng theo Khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/QĐ-TTg:

"2. Điều chỉnh lãi suất cho vay quy định tại khoản 1, Điều 7, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng".

Ta thấy, hàng tháng gia đình bạn phải đóng lãi suất 0,65%/tháng.

Thứ hai, gia đình bạn cần quan tâm đến thời hạn cho vay cũng như trả nợ gốc và lãi tiền vay.

Theo Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về hời hạn cho vay:

"Điều 6. Thời hạn cho vay

1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.

3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định".

Theo Điều 9 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về trả nợ gốc và lãi tiền vay.

"Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:

1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.

3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

Gia đình bạn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học".

Bên cạnh đó có thể điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn khi chưa có điều kiện. Theo Điều 11 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg:

"Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:

1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn".

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6162.

2. Không trả tiền lãi tính thêm có được không ?

Thưa Luật sư Em có 1 vấn đề muốn được tư vấn và tham khảo ý kiến của anh/chị và mong luật sư giúp em với ạ. Chẳng là cách đây 1 năm em có vay của công ty tài chính HC số tiền là 5.000.000đ và trả góp mỗi tháng là 668.000đ (bao gồm cả tiền bảo hiểm gì gì đó ạ). Nhưng cách đây mấy tháng em đã tất toán xong và không thấy họ liên lạc lại hay báo là nhận được tiền hay chưa? Đủ hay không?

Đến bây giờ ( đã cách mấy tháng) họ mới liên lạc cho em nói em thanh toán còn thiếu 188.000đ. Và em có nói với họ là để em xem lại hợp đồng vì sao lại thiếu và em sẽ thanh toán số tiền (nếu còn thiếu) trong vài ngày tới. Do dạo trước em sống và làm việc ở thành phố nên mọi việc thanh toán hay chuyển khoản dễ dàng hơn. Nhưng nay em về quê nên mọi việc chuyển khoản hay đi thanh toán rất xa và em lại đang mới vừa sinh con nhỏ nên không thể đi được. Em cũng đã nói lại với họ như thế và em đã chuyển khoản thanh toán số tiền còn thiếu 188.000đ cho họ vào khoảng 1 tuần sau đó. Nhưng đến bây giờ họ lại gọi điện cho em nói em vẫn chưa thanh toán đủ và phải nộp cả tiền lãi những ngày em trả chậm cái số tiền 188.000đ kia. Tức là em còn thiếu của họ 188.000đ trong vòng khoảng 1 tuần mà họ đã tính lãi lên thêm 250.000đ nữa. Em thật sự rất bức xúc. Em có nói với họ là tôi đã thanh toán đủ hết và tôi sẽ không trả thêm cái tiền lãi anh/chị tính thêm kia vì lỗi là do bên anh/chị. Tôi đã tất toán xong cách đây hàng mấy tháng nhưng bên các anh/chị cũng không thèm liên lạc với tôi xem đã nhận được chưa, đủ hay thiếu để tôi còn biết. Giờ cách hàng mấy thág anh/chị mới báo cho tôi, trong khi tôi mới sinh con và đang ở quê chưa có tjan để đi thanh toán luôn được thì anh/chị quay sang tính lãi, trong khi đó thiếu có 188.000đ mà tính cả lãi lên thành hơn 400.000đ chỉ trong vòng mấy ngày.

Em thực sự rất bức xúc ạ. Anh/chị cho em hỏi là em chỉ thanh toán cho họ số tiền mà em còn thiếu thôi, và em không trả cái số lãi mà họ tính lên kia thì có đúng không ạ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về tính lãi vay, gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 305, Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp này bạn phải xác định rõ lại là khoản tiền 188.000 đồng từ đâu ra. Do bạn trả chậm tiền lãi, tiền gốc, hay là tiên gì ? Trong trường hợp bạn đã xác định là còn nợ lại công ty Y là 188.000 đồng. và bạn đã trả chập đổi với hợp đồng và bị tính thêm khoản tiễn lãi quá hạn với mức lãi xuất cơ bản do ngân hàng công bố hiện nay là 13,5% (9x150%) và trong vòng 1 tháng sẽ là 1,125%

Tùy theo hợp đồng mà bạn đã ký với công ty Y về khoản phạt vi phạm quá hạn quá là bao nhiêu.

VD: họ tính với lãi xuất tối đa là 13,5%/ năm thì số tiền bạn phải trả cho công ty y tối đã số lãi của 188.000 trả chậm trong 1 tuần là 188,000x1,125%/30x7 =4935 đồng do vậy số tiến bạn phải trả cho công y là 188,000+493.5=188,493.5 đồng.

Còn với số tiền 250.000 mà phí công ty Y yêu cầu bạn thanh toán cho số tiền trả chậm 188.000 đông kìa là không có căn cứ pháp luật. do vậy bạn không cần phải thanh toán số tiền này.

Trên đây là căn cứ theo BLDS 2005. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2015 đang có hiệu lực đã thay thế BLDS 2005 nên Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Quy định thời hạn tính lãi suất của Ngân hàng ?

Xin kính chào Công ty Luật Minh Khuê ! Theo quyết định số 2173/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về trần lãi suất quy định cho khách hàng cá nhân/doanh nghiệp thì:

1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm.

2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm. Cho em hỏi rằng:

Như thế nào thì được coi là *dưới 1 tháng* tính theo ngày theo tháng của năm dương lịch, công văn nào quy định rõ điều đó? Nếu có cho em xin tên của công văn/ quyết định ạ !

Em xin chân thành cảm ơn !

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162

Trả lời :

Tiền gửi là tất cả các khoản tiền của tổ chức, hoặc cá nhân gửi tại tổ chức nhận tiền gửi (không phân biệt mục đích, kỳ hạn, đối tượng). Có nhiều tiêu chí để phân loại tiền gửi như: theo mục đích thì có tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm; theo kỳ hạn thì có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; theo đối tượng thì có tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân; theo loại ngoại tệ thì có tiền VND, ngoại tệ hay vàng…

Tiền gửi có kỳ hạn: đối tượng sử dụng loại hình dịch vụ này thường là các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền dư nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến. Nếu để tại quỹ của cơ quan thì nguồn tiền này sẽ không sinh lời, do đó cơ quan xí nghiệp này sẽ làm một hợp đồng tiền gửi (không phải sổ tiết kiệm) với ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định (có kỳ hạn) có thể là một tuần, hai tuần, hoặc một hay hai tháng... Tùy vào kỳ hạn mà chủ doanh nghiệp chọn để có mức lãi suất tương ứng. Số tiền gửi sẽ hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó.

Như vậy có thể hiểu, "dưới 1 tháng" ở đây có thể hiểu là số tiền được gửi sẽ được tính theo từng ngày (dưới 30 ngày), tính theo tuần (thông thường tối đa sẽ là 4 tuần). Xem thêm: Quyết định 2173/QĐ-NHNN năm 2014 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Tư vấn về xác định lãi suất cho vay vượt quá mức lãi suất cơ bản ?

Thưa luật sư, tôi có vấn đề xin tư vấn từ luật sư về vụ việc cho vay lãi suất cao như sau: Trong lúc cấp bách chị tôi có đi vay tiền của một người quen với số tiền là 30.000.000đ. Người quen đó cho chị tôi vay và bắt chị tôi trả vốn cả lãi là 60.000.000đ. Như vậy có được coi là hành vi cho vay nặng lãi không ?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo Điều 468. Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Bên cạnh đó, Điều 201 Bộ luật hình sự năm2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội cho vay lãi nặng như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất: cho vay với lãi suất từ 100%/1 năm trở lên, tức từ 8,33%/1 tháng trở lên.

Thứ hai: thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, trường hợp của chị bạn do bạn không cung cấp rõ thông tin hai bên thỏa thuận về lãi suất hàng tháng phải trả là bao nhiêu và số tiền chị bạn phải trả cả tiền vay ban đầu 60.000.000 đồng là số tiền trả bao gồm lãi trong khoảng bao nhiêu thời gian (trong vòng 1 tháng hay là trong thời gian 1 năm). Nói cách khác, bạn không trình bày rõ về thời gian vay của chị bạn cũng như lãi suất cụ thể nên chưa thể xác định chính xác được là bên cho vay có vi phạm pháp luật hình sự hay chỉ là giao dịch dân sự và phần lãi vượt quá mức bộ luật dân sự cho phép sẽ vô hiệu.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Thời hạn khởi kiện đòi lại tiền cho vay trước 01/01/2017 là bao lâu?

Ngày 12/10/2015, tôi cho anh A vay số tiền 100.000.000 đồng với thời hạn vay là 01 năm kể từ ngày vay. Cho đến nay, tôi có gọi điện nhiều lần đòi tiền nhưng anh A vẫn không trả tôi. Vậy năm 2021, tôi khởi kiện thì tôi có đòi lại được tiền không?

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Vì Giao dịch vay mượn tiền phát sinh trước 01/01/2017 nên theo quy định của pháp luật:

Điều 2. Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định:

Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.

Khoản 22 Điều 1 Luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011:

22. Điều 159 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.”

Như vậy, vì bạn cho anh A vay tiền trước 01/01/2017 nên năm 2021 bạn vẫn có quyền khởi kiện đòi lại tài sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Khi đó, tiền gốc sẽ đòi được do không áp dụng thời hiệu khởi kiện, còn tiền lãi sẽ không đòi được do hết thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh KHuê