Cách xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc panadol

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang _ Dược sĩ lâm sàng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc đó. Cung cấp đầy đủ thông tin về hạn sử dụng của thuốc và công bố trên nhãn thuốc là yêu cầu của Luật Dược đối với mọi nhà sản xuất trước khi thuốc được đưa ra thị trường.

Hạn sử dụng của thuốc được ước tính dựa trên các kiểm định về độ ổn định hóa học, vật lý, vi sinh. Thông thường hạn sử dụng của thuốc là 2-5 năm tùy từng ngày sản xuất và tương ứng với điều kiện bảo quản được khuyến cáo.

>>> Vì sao thuốc phải có hạn sử dụng?

2.1 Hạn sử dụng trước khi mở nắp, mở lọ thuốc

Thông thường hạn sử dụng của thuốc thường được ghi trên nhãn thuốc với một số dấu hiệu/ thông tin như sau:

  • HSD (hạn sử dụng)
  • Không sử dụng sau ngày
  • Exp (Expiration)
  • Expiry date
  • Use by (dùng đến ngày)
  • Use before

Hạn sử dụng thường được ghi dưới dạng tháng/ năm, ví dụ hạn sử dụng tháng 12/2020 nghĩa là không nên sử dụng thuốc sau ngày 31/12/2020; nếu hạn sử dụng được ghi dưới dạng ngày, ví dụ 30/12/2020 tức là thuốc không nên sử dụng sau ngày 30/12/2020.

Cách xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc panadol

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần xem hạn sử dụng trước khi mở nắp

2.2 Hạn sử dụng sau khi mở nắp, mở lọ thuốc

Một số thuốc có thể cần chuyển dạng sử dụng hoặc thay đổi điều kiện bảo quản sau khi mở nắp ví dụ bột pha hỗn dịch uống, lọ thuốc chứa nhiều viên thuốc trần cần đặc biệt chú ý đến hạn dùng sau mở nắp và điều kiện bảo quản tương ứng.Ví dụ: Zitromax bột pha hỗn dịch uống: 24 tháng kể từ ngày sản xuất và 10 ngày sau khi mở nắp ở nhiệt độ phòng.

Thuốc quá hạn sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng đến lượng thuốc còn hiệu quả và nguy cơ độc tính do các thành phần trong thuốc có thể thay đổi và cũng không được bảo đảm của nhà sản xuất. Do đó không nên sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Nên đọc kỹ các hướng dẫn của nhà sản xuất về điều kiện bảo quản thuốc (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) để đảm bảo thuốc có độ ổn định và an toàn lâu nhất. Tuy nhiên cũng nên lưu ý một số thuốc cũng không nên tiếp tục sử dụng dù còn hạn sử dụng khi đã có dấu hiệu biến đổi (biến màu, chảy nước...).

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Chứa paracetamol. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Dùng quá liều paracetamol có thể gây ra suy gan, điều này có thể cần đến việc ghép gan hoặc dẫn đến tử vong.

Trên các bệnh nhân đang bị các bệnh về gan, có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận.

Đã có báo cáo trường hợp rối loạn/suy giảm chức năng gan ở những bệnh nhân bị thiếu hụt glutathione như suy dinh dưỡng, biếng ăn trầm trọng, có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc người nghiện rượu mạn tính hoặc nhiễm trùng máu. Những bệnh nhân ở trạng thái thiếu hụt glutathione, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.

Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sỹ.

Tránh dùng quá nhiều caffeine (ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này.

Để xa tầm tay trẻ em.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Phụ nữ mang thai

Không khuyến cáo dùng thuốc trong suốt thai kỳ.

Paracetamol Như việc sử dụng bất kỳ thuốc nào trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tìm tư vấn về y khoa trước khi dùng paracetamol. Nên cân nhắc liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian điều trị ngắn nhất.

Caffeine


Không khuyến nghị dùng caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.

Phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Paracetamol Paracetamol được bài tiết trong sữa mẹ nhưng không có dấu hiệu lâm sàng tại liều khuyến cáo.

Caffeine


Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC

Dữ liệu thu được từ quá trình lưu hành sản phẩm

Các tác dụng bất lợi dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng là khả năng hiếm khi xảy ra và số ít bệnh nhân. Các tác dụng bất lợi thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị/ghi nhãn và được đưa ra trong bảng dưới đây theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể MedDRA. Các phản ứng bất lợi được xác định trong quá trình lưu hành sản phẩm được báo cáo tự nguyện từ một quần thể với kích cỡ không xác định, tần suất các phản ứng này không rõ nhưng có thể rất hiếm (<1/10 000).

Cơ quan

Tác dụng không mong muốn

Tần suất

Paracetamol

Rối loạn máu và hệ bạch
huyết

Giảm tiểu cầu

Rất hiếm

Rối loạn hệ miễn dịch

Phản ứng quá mẫn

Phản ứng mẫn cảm trên da bao gồm: ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng hoại tử da nhiễm độc

Rất hiếm

Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất

Co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác

Rất hiếm

Rối loạn gan mật

Bất thường gan

Rất hiếm

Caffeine

Hệ thần kinh trung ương

Chóng mặt, đau đầu

Rối loạn tim

Táo bón

Rối loạn tâm thần

Mất ngủ, bồn chồn, lo lắngvà khó chịu, kích động

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa

Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.

Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

SẢN XUẤT TẠI:

Công ty Cổ Phần SANOFI VIỆT NAM

Lô I-8-2, Đường D8, Khu Công nghệ cao, Quận 9, TP Hồ Chí Minh

Theo hợp đồng gia công sản xuất với GlaxoSmithKline Pte Ltd.

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: 67/2021/XNQC/QLD, ngày 01 tháng 02 năm 2021

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nhãn hiệu sở hữu bởi hoặc cấp phép cho Tập đoàn GSK.

PM-VN-PAN-20-00025
SĐK: GC-307-18

Cách xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc panadol

Hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc như sau: Ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng) được ghi đầy đủ là “Ngày sản xuất”, “Hạn dùng” [..]

Kiến thức của bạn:

  • Hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc

     1. Hướng dẫn cách ghi số lô sản xuất trên nhãn thuốc

     Khoản 1 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT ghi nhãn thuốc nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định về cách ghi số lô sản xuất trên nhãn thuốc như sau:

     Số lô sản xuất được viết đầy đủ là “Số lô sản xuất” hoặc viết tắt theo một trong các cụm từ sau: “Số lô SX”, “Lô SX”, “LSX” hoặc “SLSX” kèm theo thông tin về ký hiệu số lô sản xuất. Thông tin và cấu trúc của ký hiệu số lô sản xuất do nhà sản xuất tự quy định.

     2. Hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc

     Khoản 2 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT ghi nhãn thuốc nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định về cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc như sau:

     Thứ nhất: Ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng) được ghi đầy đủ là “Ngày sản xuất”, “Hạn dùng” hoặc “Hạn sử dụng” hoặc được viết tắt bằng chữ in hoa là “NSX”, “HD” hoặc HSD”, tiếp sau là thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc;

      Thứ hai: Ngày sản xuất, hạn dùng ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, riêng đối với chỉ số năm còn được phép ghi bằng bốn chữ số.

      Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng và được phân cách giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu “/” (ngày/tháng/năm), “.” (ngày.tháng.năm), “” (ngàythángnăm), dấu cách (ngày tháng năm) hoặc ghi liền nhau các số chỉ ngày tháng năm;

      Thứ ba: Trường hợp bao bì ngoài của thuốc có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc các thành phần khác đi kèm với thuốc thì nhãn bao bì ngoài phải thể hiện như sau:

  • Trường hợp ngày sản xuất, hạn dùng của tất cả các thành phần của sản phẩm là như nhau thì ghi chung ngày sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì ngoài của sản phẩm;
  • Trường hợp ngày sản xuất, hạn dùng của từng thành phần trong sản phẩm là khác nhau thì trên nhãn bao bì ngoài của bộ sản phẩm được ghi theo hạn dùng của thành phần có hạn dùng ngắn nhất hoặc ghi cụ thể hạn dùng của từng thành phần trong bộ sản phẩm.

    Cách xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc panadol

    Hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc

     3. Hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng), số lô sản xuất

     Khoản 3 Điều 29 Thông tư 01/2018/TT-BYT ghi nhãn thuốc nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định về cách ghi ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng), số lô sản xuất như sau:

     Thứ nhất: Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài:

      – Trên nhãn ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi như sau: ngày sản xuất (NSX), hạn dùng (HD/HSD), số lô sản xuất (LSX/SLSX) xem thông tin ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất bằng tiếng nước ngoài được in trên nhãn gốc sản phẩm.

Ví dụ: NSX, HD, SLSX xem “Mfg Date”“Exp Date”, “Lot.No.” in trên bao bì.

      – Trên nhãn tiếp xúc trực tiếp với thuốc ghi hạn dùng theo dạng tháng/năm”, nhãn bao bì ngoài ghi hạn dùng đầy đủ theo dạng “ngày/tháng/ năm”, thì hạn dùng của thuốc được tính theo hạn dùng ghi trên nhãn bao bì ngoài;

      – Trên nhãn tiếp xúc trực tiếp với thuốc và nhãn bao bì ngoài đều ghi hạn dùng theo dạng tháng/năm” nhưng ngày sản xuất ghi trên nhãn như sau:

  • Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất đầy đủ dạng “ngày/tháng/năm” thì hạn dùng ghi trên nhãn phụ được tính và ghi theo ngày sản xuất được ghi trên nhãn gốc;
  • Trường hợp nhãn gốc ngày sản xuất được ghi theo kiểu “tháng/năm”, thì hạn dùng được tính là ngày cuối cùng của tháng hết hạn, nhãn phụ phải ghi dòng chữ: “hạn dùng là ngày cuối cùng của tháng hết hạn”.

     Thứ hai: Trường hợp nhãn bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ không đủ diện tích để ghi về số lô sản xuất, hạn dùng hoặc các ký hiệu tương ứng về “Số lô SX” và “HD” theo quy định tại khoản 1, khoản 2Điều này thì được ghi các dãy số biểu thị cho số lô sản xuất, hạn dùng trên nhãn bao bì trực tiếp nhưng trên nhãn bao bì ngoài phải ghi đầy đủ các thông tin này theo quy định;

     Thứ ba: Cách ghi hạn dùng của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng:

      – Ghi rõ khoảng thời giankể từ ngày sản xuất;

      – Hạn dùng sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu đối với các dạng thuốc chưa phân liều như thuốc nhỏ mắt hoặc các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, thuốc mỡ, gel dùng nhiều lần và thuốc dạng lỏng đa liều để uống hoặc dạng viên đóng chai, lọ có quy cách đóng gói lớn (nếu có);

      – Hạn dùng sau khi pha chế để sử dụng đối với các dạng thuốc bột, thuốc cốm có yêu cầu phải pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi sử dụng như: thuốc bột, thuốc cốm pha hỗn dịch, dung dịch dùng để tiêm hoặc uống.

Bài viết tham khảo: 

      Để được tư vấn vấn chi tiết về hướng dẫn cách ghi ngày sản xuất trên nhãn thuốc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.