Cài rom cook như thế nào

Rom là gì? Rom stock là gì? Rom Cook là gì? Rom stock và rom cook khác nhau thế nào? Đây là bốn câu hỏi cơ bản nhất dành cho các bạn muốn vọc Android.Rom là phân vùng lưu trữ hệ điều hành dành cho smartphone. Ngày nay nó mang ý nghĩa đại điện cho Hệ điều hành của máy. Nếu trước đây bạn học máy tính thì cũng từng nghe khái niệm này nhưng nó hơi khác. ROM trong phần cứng máy tính được hiểu nôm na có nghĩa là bộ nhớ chỉ đọc. Dữ liệu trên ROM không bị mất đi khi ngắt nguồn điện.

Bạn có thể hiểu Android là hệ điều hành giống như Windows trên máy tính, các phiên bản Android như JellyBean, Lollipop,… tương đương với Windows 7, Windows 10 vậy. ROM là phiên bản Android đã cài lên điện thoại giống như trên máy tính là bản Windows đã được nạp sẵn trên máy. Với Android nó bao gồm các phần mềm cơ bản như nghe gọi nhắn tin cùng một số phần mềm độc quyền của Google.

Rom stock là gì?

Rom stock hay còn gọi là rom gốc là bản rom của chính nhà sản xuất cung cấp, nó chứa đầy đủ các tính năng mà nhà sản xuất đã đưa ra và kèm theo các ứng dụng riêng của nhà sản xuất. Chẳng hạn máy Samsung, OPPO, Xiaomi bạn mới mua chính hãng về mở ra thì nó được cài đặt sẵn là Rom stock. Rom stock mang tính ổn định cao. Tuy nhiên nó thường kèm theo nhiều ứng dụng phụ không cần thiết cho bạn và có thể gây nặng máy.

Rom cook là gì?

Rom cook hay gọi nôm na là rom đã chỉnh sửa là khái niệm chỉ bản rom đã được “xào nấu”, tùy biến lại dựa trên bản rom stock của nhà sản xuất hoặc trên rom gốc do Google phát hành (AOSP). Rom cook có ưu điểm là đã được tối ưu sẵn, đa dạng với nhiều lựa chọn. Một số loại rom cook nổi tiếng như CyanogenMod, MIUI… Do đã được “mod”  theo người làm rom mod mà chất lượng cũng mang tính “hên xui”, các tính năng đôi khi lại không được ổn định như rom gốc, hay phát sinh lỗi.

Up rom, Flash rom là gì?

Up rom là thao tác cài đặt lại hay nâng cấp hệ điều hành hiện tại của máy, được gọi chung là up rom hay flash rom.

Các nhà sản xuất luôn cải tiến và nâng cấp chức năng cũng như giao diện cho hệ điều hành điện thoại của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đến một thời điểm, nhà sản xuất cũng sẽ tung ra một bản nâng cấp. Và khi đó là thời điểm khách hàng cần UP ROM, hay nói cách khác là cập nhật phần mềm.

Đối với máy đang dùng Rom gốc và chưa được root, hầu hết các thiết bị đều cho phép up rom trực tiếp trên điện thoại (OTA) thông qua thông báo hiện lên trên màn hình.

BÀI LIÊN QUAN

Mình đơn giản lắm. Thích công nghệ, thích điện thoại, thích chơi game, thích xem phim. Nói chung cái gì dính đến công nghệ và giải trí là mình thích.

I. NÊN DÙNG & LÝ DO.

“ROM” là viết tắt của “Read-Only Memory” (bộ nhớ chỉ đọc). Khi bạn cài đặt Rom Cook, có nghĩa là bạn sẽ thay thế hệ hoàn toàn điều hành của chiếc Android bạn đang dùng bằng phiên bản hệ điều hành của Rom Cook. Dưới đây là 5 lý do bạn nên cài đặt một bản Rom Cook thay vì để nguyên Rom của nhà sản xuất:

1. Được cập nhật lên phiên bản Android mới hơn

Đây là lý do phổ biến nhất để bạn cài đặt Rom Cook. Hệ điều hành Android thật sự rất tuyệt vời, nhưng nó có một vấn đề rất lớn mà đến nay vẫn chưa giải quyết được – đó là sự phân mảnh. Rất nhiều nhà sản xuất thiết bị Android như Samsung, LG, HTC, … vẫn đều đặn ra mắt các mẫu Android mới từng ngày, nhưng lại bỏ quên các thiết bị đã ra mắt tầm 1 năm hơn.

Không như iOS, dù điện thoại của bạn đã ra mắt được 2 năm nhưng bạn vẫn được đảm bảo sẽ nhận được bản cập nhật lên hệ điều hành mới hơn. Còn với Android, có thể cấu hình máy của bạn vẫn đáp ứng được yêu cầu của phiên bản hệ điều hành mới, nhưng các nhà sản xuất thiết bị sẽ viện ra đủ lý do để “bỏ rơi” chính đứa con của mình, nhường chỗ cho các thiết bị mới ra mắt. Chẳng còn cách nào khác để bạn trải nghiệm phiên bản Android mới ngoài sử dụng Rom Cook.

Cài rom cook như thế nào

Nếu máy của bạn không thuộc dòng Nexus – “con cưng” của Google thì các bản Rom của CyanogenMod sẽ là một lựa chọn sáng giá.

2. Thay thế phiên bản Android được cài sẵn trên máy với phiên bản Android gốc 

Các nhà sản xuất thiết bị như Samsung hay HTC có thói quen là “chế biến” phiên bản Android gốc từ Google thành một phiên bản mới mang dấu ấn của riêng họ. Điều này bổ sung thêm nhiều tính năng hơn nhưng đôi khi lại làm chậm máy đi nhiều. Và dĩ nhiên có một bộ phận người dùng luôn “tôn thờ” giao diện gốc của Google.

Chỉ cần thay thế launcher là bạn có thể có một giao diện gốc rồi, nhưng các tùy chỉnh của nhà sản xuất thì bạn không thể thay đổi được. Và một lần nữa bạn cần nhờ tới các bản Rom Cook để mang lại cho bạn cảm giác trải nghiệm một bản Android hoàn toàn “sạch”.

Cài rom cook như thế nào

3. Loại bỏ Bloatware

Bloatware là các phần mềm được các nhà mạng hoặc các nhà sản xuất cài đặt kèm khi bạn mua máy. Các phần mềm này thường ít khi được sử dụng nhưng lại còn làm chậm máy và tốn bộ nhớ điện thoại. Nếu máy bạn chưa root thì bạn chỉ có thể vô hiệu hóa ứng dụng đó, nhưng vẫn gây tốn bộ nhớ. Bạn có thể root máy để gỡ những ứng dụng đó ra, nhưng tốt nhất bạn nên cài một Rom Cook để có thể thoát khỏi bloatware hoàn toàn.

Cài rom cook như thế nào

4. Được bổ sung thêm nhiều tính năng và khả năng tinh chỉnh hệ thống

Rom Cook sẽ cung cấp cho bạn thêm rất nhiều tính năng mà ở Android gốc sẽ không có và đồng thời cũng bổ sung cho bạn thêm rất nhiều tiện ích để tinh chỉnh hệ thống. Ví dụ như:

  •  Cài đặt giao diện cho hệ thống.
  •  Tùy chỉnh các menu cài đặt.
  •  Sử dụng giao diện máy tính bảng trên điện thoại.
  •   Ép xung CPU để tăng năng suất hoạt động, hoặc giảm xung để tiết kiệm pin.
  •  Vô hiệu hóa cảnh báo khi tăng âm lượng ở mức cao nhất trong khi bạn đang sử dụng tai nghe.
  •  Ẩn các nút điều hướng để có thêm không gian sử dụng thoải mái hơn (chỉ đối với các máy có phím điều hướng là phím ảo).

Cài rom cook như thế nào
Cài rom cook như thế nào

Các bản Rom Cook còn có thể cho phép bạn can thiệp sâu hơn nữa vào hệ thống, những điều trên chỉ là những việc bạn có thể làm với sự truy cập vào hệ thống ở mức độ thấp.

5. Cấu hình quyền truy cập của các ứng dụng

Các Rom Cook thường có công cụ để bạn có thể kiểm soát quyền truy cập của các ứng dụng bạn đã cài. Ví dụ như chặn không cho Facebook sử dụng GPS hoặc cấm các ứng dụng nhắn tin truy cập vào lịch sử cuộc gọi,… Tính năng này đã có mặt trên Android 4.3 nhưng lại bị ẩn, nhưng đâu phải ai cũng may mắn được trải nghiệm phiên bản này ngoại trừ những thiết bị “bom tấn” như Samsung Galaxy S4, LG G2 hoặc con cưng Nexus của Google.

Cài rom cook như thế nào

II. KHÔNG NÊN & NGUYÊN NHÂN

  • Các bản Rom Cook có giao diện đẹp mắt, nhiều tính năng, độ tùy biến cao nhưng nó không hoàn hảo. Dưới đây là một số lỗi bạn có thể sẽ gặp phải khi sử dụng Rom Cook:
  •  Vấn đề về pin: Các bản Rom Cook có thể sẽ không tối ưu hóa được thời lượng pin như các bản Rom gốc, vì vậy chuyện hết pin nhanh hơn bản Rom gốc hoàn toàn có thể xảy ra.
  •  Vấn đề với phần cứng: Rom Cook có thể không hoạt động hoàn toàn tốt với từng phần cứng trong máy Android của bạn, và đây là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Ví dụ như đèn led hiển thị sai, hoặc camera không chụp đẹp như trên bản Rom gốc.
  • Lỗi: Các nhà sản xuất thiết bị như LG hay Sony trước khi tung ra một bản Rom cho bất kỳ thiết bị nào đó, đều kiểm tra rất kỹ lưỡng tính ổn định của nó. Còn các bản Rom Cook thì chỉ do người dùng sử dụng và báo lỗi lại cho người phát triển. Vậy nên sẽ không lạ nếu bạn sử dụng Rom Cook mà máy bạn thường xuyên bị lỗi force-closing (bắt buộc đóng) hay thỉnh thoảng máy tự nhiên khởi động lại.

Cài rom cook như thế nào

_______

Trên đây là một số chia sẻ tới những anh em nào còn đang lăn tăn về rom cook. Hi vọng chia sẻ này sẽ giúp cho anh em có cái nhìn rõ hơn & quyết định dễ hơn khi vọc vạch 😀