Cấp nhà ở là gì

Bạn đang có ý định xây dựng cho mình một tổ ấm riêng và từng nghe nhiều người nhắc đến mẫu nhà cấp 4 nhưng lại không biết nhà cấp 4 là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của nhà cấp 4 là như thế nào? Nhà cấp 4 có gì khác so với những mẫu nhà khác hiện nay? Chính vì thế trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết khái niệm nhà cấp 4 là gì cũng như chia sẻ cho các bạn tất tần tật các thông tin liên quan đến mẫu nhà này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khái niệm nhà cấp 4 là gì?

Cấp nhà ở là gì

Nhà cấp 4 là gì? Nhà cấp 4 (tên tiếng Anh: Four-level house hay House roof) đây là một loại hình nhà ở khá phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nếu như ở các thành phố lớn người ta yêu thích và lựa chọn xây dựng những mẫu nhà cao tầng hơn so với nhà cấp 4, bởi vì đặc điểm ở đây rất hạn chế về diện tích xây dựng và việc xây những mẫu nhà cao tầng sẽ giúp họ mở rộng được sức chứa lớn hơn.

Thì ngược lại ở nông thôn người ta lại yêu thích những kiểu nhà vườn như nhà cấp 4 hơn, vì đơn giản ở nông thôn diện tích đất đai của mỗi gia đình đều lớn, họ có thể không cần phải xây nhà quá cao tầng nhưng rộng rãi về diện tích bề mặt để thuận tiện cho việc sinh hoạt, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc những gia đình có người bị khuyết tật.

Vậy nhà cấp 4 là gì? Chúng được định nghĩa theo từng phương diện

Cấp nhà ở là gì

Khái niệm nhà cấp 4 là gì được định nghĩa theo cách truyền thống thì đây là loại nhà được xây dựng với khoản chi phí tương đối thấp, có kết cấu vững chắc và khả năng chịu lực tốt. Nhà cấp 4 có kết cấu chịu lực bằng gạch hoặc bằng gỗ, có niên hạn sử dụng tương đối thấp chỉ khoảng xấp xỉ chừng 30 năm và có tường bao che xung quanh bằng gạch hoặc bằng hàng rào cây cối.

Mái nhà thường được lợp bằng ngói hoặc tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp hay những loại vật liệu đơn giản và dân dã hơn như tre, nứa, gỗ, rơm rạ…

2. Định nghĩa nhà cấp 4 theo từ điển

Trong từ điển tiếng Việt, nhà cấp 4 được định nghĩa là công trình xây dựng có mái và tường vách để ở hay để sử dụng vào một việc nào đó. Tuy nhiên không định nghĩa rõ nhà cấp 4 là nhà như thế nào.

Do đó bạn có thể hiểu nhà cấp 4 là công trình xây dựng có mái che và tường vách bao bọc xung quanh để ở hoặc sử dụng vào một việc nào đó dựa trên sự phân loại theo một số tiêu chí nhất định về kết cấu, diện tích và công năng sử dụng.

3. Định nghĩa nhà cấp 4 theo nghị định pháp luật

Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ thì nhà cấp 4 được định nghĩa là nhà có diện tích sàn sử dụng dưới 1000m2 hoặc chiều cao nhỏ hơn 3 tầng.

Tuy nhiên định nghĩa này đã có một chút thay đổi, dựa trên TT số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng ngày 10/03/2016 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng thì nhà cấp 4 được định nghĩa lại như sau:

Nhà cấp 4 là công trình xây dựng có mái và tường vách dùng để ở hoặc sử dụng vào một việc nào đó, tiêu chí phân cấp nhà cấp 4 được quy định là có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 1000m2 (<1000m2), số tầng cao không quá 1 tầng, có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 6m (<=6m) và nhịp kết cấu lớn nhất không quá 15m (<15m).

Trong đó: Chiều cao công trình được tính từ mặt đất cho tới điểm cao nhất của công trình, bao gồm cả tầng tum lẫn mái dốc, không bao gồm các thiết bị kỹ thuật trên đỉnh của công trình như cột ăng ten, cột thu sóng, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại... Còn đối với những công trình được đặt trên mặt đất có các cao độ khác nhau thì chiều cao sẽ được tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.

Các loại nhà cấp 4 hiện nay

Cấp nhà ở là gì

Cấp nhà ở là gì
Yêu cầu báo giá

Qua nội dung thông tin trên chắc có lẽ phần nào các bạn cũng đã nắm được khái niệm nhà cấp 4 là gì? Tuy nhiên đó cũng chỉ là lý thuyết, vậy trong thực tế nhà cấp 4 thực chất là mẫu nhà như thế nào. Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:

  • Nhà 3 gian ở vùng nông thôn có diện tích dưới 1000m2 là một mẫu nhà cấp 4 trong thực tế khá phổ biến và bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu
  • Nhà ống 1 tầng hay nhà tiền chế có nhịp nhỏ hơn 15m và diện tích dưới 1000m2

1. Đặc điểm của nhà cấp 4

Sau khi đã hiểu được nhà cấp 4 là gì thì có lẽ chúng ta sẽ thấy thích thú hơn với đặc điểm của mẫu nhà này.

Theo như định nghĩa ở trên thì nhà cấp 4 là nhà được xây dựng với diện tích sử dụng tối đa là 1000m2 và đây là căn nhà rất được ưa chuộng tại các vùng nông thôn hay những vùng xa trung tâm thành thị, phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp và những gia đình có thể có nhiều hoặc ít thế hệ cùng sinh sống.

Bởi vì diện tích xây dựng thường rất lớn nên những căn nhà cấp 4 thường được xây dựng rất khang trang, rộng rãi và vuông vắn, sự chênh lệch về độ lớn của chiều dài và chiều rộng cũng không quá cao.

Bởi vì kiến trúc của nhà cấp 4 khá đơn giản nên mức kinh phí xây dựng thường thấp hơn so với những mẫu nhà khác. Đó cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao nhà cấp 4 thường được xây dựng ở các vùng nông thôn tại Việt Nam, vì ở đây người dân còn khá nghèo, kinh tế chưa vững nên những căn nhà cấp 4 vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số người dân tại đây.

Thời gian để xây dựng hoàn thành một căn nhà cấp 4 cũng ngắn hơn rất nhiều so với việc xây dựng một căn nhà cao tầng. Vì mẫu nhà này có kiến trúc đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật xây dựng quá phức tạp, cũng như độ cao thấp nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình thi công trên cao. Đó cũng là một trong những lợi ích khiến cho mẫu nhà cấp 4 trở thành sự lựa chọn hàng đầu của đại đa số người dân hiện nay.

Ngày nay các mẫu nhà cấp 4 ngày càng được cải tiến theo những phong cách mới lạ và độc đáo hơn, phù hợp hơn với điều kiện xây dựng ở các thành phố lớn, nên mẫu nhà này ngày càng phổ biến rộng rãi hơn ở các thành phố lớn chứ không còn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn như trước đây.

Sự khác nhau giữa nhà cấp 4 và nhà cấp 1, 2, 3 là như thế nào?

Có thể bạn đã hiểu được nhà cấp 4 là gì nhưng làm như thế nào để phân biệt rõ rệt nhà cấp 4 với các loại nhà khác tại Việt Nam hiện nay như nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3 để tránh nhầm lẫn dẫn đến việc tính toán và định giá sai. Dưới đây chính là cách phân biệt rõ ràng và chính xác nhất giữ mẫu nhà cấp 4 so với nhà cấp 1, 2 và 3. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Cấp nhà ở là gì

Cấp nhà ở là gì
Yêu cầu báo giá

Từ những đặc điểm cơ bản về nhà cấp 4 mà chúng tôi vừa nêu ở trên thì nhà cấp 4 có những điểm khác biệt so với nhà cấp 1, 2 và nhà cấp 3 như sau:

So với nhà cấp 4 thì sự khác biệt tương đối rõ ràng, nhà cấp 4 chủ yếu dành cho các đối tượng có kinh tế trung bình hoặc thấp, còn nhà cấp 1 lại phù hợp với người có thu nhập cao với định giá lên đến hàng chục tỷ đồng.

Điểm chung giữa nhà cấp 2 và nhà cấp 4 đó chính là chất liệu hệ thống mái che bên trên đều sử dụng Fibroociment. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa 2 mẫu nhà này đó là:

Nhà cấp 3 và nhà cấp 4 có khá nhiều điểm tương đồng với nhau như chúng đều được xây bằng hệ thống bê tông cốt thép, hệ thống bao che nhà và tường chỉ cần sử dụng vật liệu bằng gạch là đủ, không cần bê tông cốt thép như nhà cấp 2 và phần mái che của cả nhà cấp 3 và 4 đều được lợp bằng ngói hoặc Fibroociment.

Như vậy theo như nội dung so sánh ở trên thì các bạn phần nào đã phân biệt được sự khác nhau giữa nhà cấp 4 và nhà cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Tuỳ vào nhu cầu thực tiễn của từng gia đình mà gia chủ có thể lựa chọn cho mình mẫu nhà ở phù hợp nhất với mục đích sử dụng cũng như điều kiện tài chính của gia đình mình.

Cấp nhà ở là gì
Yêu cầu báo giá

Chúng ta thường xuyên nghe thấy nhà cấp 4 trong cuộc sống thường ngày, nhưng không phải ai cũng biết nhà cũng được phân ra thành nhiều cấp độ từ cấp 1 đến cấp 4. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn khái niệm, tiêu chí phân loại theo quy định pháp luật về biệt thự, nhà cấp 1 là gì?, nhà cấp 2 là gì?, nhà cấp 3 là gì?, nhà cấp 4 là gì? Và như thế nào là nhà tạm hay nhà cấp 5.

Hãy đón đọc đến cuối bài viết này nhé

Việc phân loại nhà theo cấp độ thuộc chủ trương ban hành của nhà nước bắt buộc thực hiện trong thi công các công trình xây dựng, chúng có một số lợi ích trong công tác quản lý của nhà nước có thể kể đến như sau:

  • Giúp nhà nước có thể dễ dàng xác định giá trị và tính thuế giá trị bất động sản trong trường hợp cần thiết
  • Giúp chính quyền địa phương dễ dàng trong việc quản lý thời hạn sử dụng, chất lượng nhà ở trong khu vực
  • Giúp quản lý về chất lượng sống của người dân theo khu vực

Vậy nhà được phân loại dựa theo những tiêu chí nào?

Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/09/1991 hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá tính thuế nhà, đất

Biệt thự, Nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, nhà cấp 4 hay nhà tạm ( nhà cấp 5) thường được phân loại dựa trên các yếu tố: kết cấu chịu lực, niên hạn sử dụng, chất lượng tường bao che, tương ngăn, mái ngói, vật liệu hoàn thiện và tiện ích sống xung quanh

Cấp nhà ở là gì

Theo thông tư của Bộ Xây Dựng số 38/2009/TT-BXD, biệt thự được định nghĩa như sau: Biệt thự là nhà ở riêng biệt ( hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dung vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn, có diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

  • Ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn, hàng rào bao quanh
  • Kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch
  • Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch
  • Mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm và cách nhiệt tốt
  • Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt
  • Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ tiện dùng, chất lượng tốt
  • Số tầng không hạn chế, nhưng mỗi tầng phải có ít nhất 2 phòng để ở.
Cấp nhà ở là gì

Nhà cấp 1 được hiểu là những ngôi nhà có kết cấu bê tông cốt thép chắc chắn, mới xây hoặc xây dựng được 1-2 năm, vẫn còn niên hạn sử dụng trên 80 năm. Nhà cấp 1 được thiết kế bởi những bức tường bằng gạch hoặc bê tông cốt thép. Mái nhà cấp 1 có thể lợp ngói hoặc bê tông cốt thép, được xây dựng và trang bị đầy đủ các phòng chức năng và thiết bị vật dụng cần thiết

  • Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm
  • Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch
  • Mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt
  • Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt
  • Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi, không hạn chế số tầng
Cấp nhà ở là gì

Nhà cấp 2 cũng tương tự nhà cấp 1 được xây dựng bằng các vật liệu bê tông cốt thép, gạch là vật liệu chính có niên hạn sử dụng là 70 năm. Nhà cấp 2 cũng được ngăn cách bằng các bức tường bê tông cốt thép, gạch. Phần mái có thể được lợp bằng ngói hoặc mái bê tông và được xây dựng với đầy đủ các tiện ích sống cần thiết

  • Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm
  • Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch
  • Mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment
  • Vật liệu hoàn thiện trong ngoài nhà tương đối tốt
  • Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Số tầng không hạn chế
Cấp nhà ở là gì

Nhà cấp 3 cũng tương tự nhà cấp 1 và nhà cấp 2 với bê tông cốt thép hoặc gạch là vật liệu xây dựng chính với các vách ngăn bằng gạch và mái được lợp ngói hoặc bằng fibroociment, được xây dựng với đầy đủ phòng chức năng cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Nhà cấp 3 có niên hạn sử dụng trên 40 năm

  • Kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch. Niên hạn sử dụng trên 40 năm
  • Bao che nhà và tường ngăn bằng gạch
  • Mái ngói hoặc Fibroociment
  • Vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông.
  • Tiện nghi sinh hoạt bình thường, trang bị xí, tắm bằng vật liệu bình thường. Nhà cao tối đa là 2 tầng.
Cấp nhà ở là gì

Nhà cấp 4 được hiểu là nhà có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, có chiều cao xây dựng là dưới 1 tầng và được xây dựng trên diện tích không quá 1000m2. Nhà có thể được xây dựng bằng gỗ, gạch và có tương ngăn cách bằng gạch hoặc bằng hàng rào. Mái nhà có thể là mái ngói hoặc tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, hoặc cũng có thể bằng rơm, tre, nữa, gỗ. Nhà cấp 4 có niên hạn sử dụng ngắn vào khoảng 30 năm

  • Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm
  • Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm)
  • Mái ngói hoặc Fibroociment
  • Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp
  • Tiện nghi sinh hoạt thấp
Cấp nhà ở là gì

Theo quy định hiện hành của pháp luật thì không có khái niệm nhà cấp 5 thay vào đó là nhà tạm. Nhà tạm (hay nhà cấp 5) theo đúng như tên gọi, đây là công trình xây dựng có tính chất tạm thời, thường được xây dựng với mục đích nhất định có thời hạn hoặc là những ngôi nhà đã hết niên hạn sử dụng, thường sử dụng vật liệu xây dựng thô sơ như gỗ, tre được ngăn cách bởi các bức ngăn bằng đất, toocxi. Mái nhà cấp 4 được lợp bằng lá hoặc rạ và thường các tiện nghi sinh hoạt hoàn thiện với điều kiện thấp hoặc thậm chí không có

  • Kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu
  • Bao quanh toocxi, tường đất
  • Lợp lá, rạ
  • Những tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp

Theo các tiêu chuẩn được quy định tại thông tư Liên bộ, tổng kết lại ta có bảng phân loại các cấp nhà ở hiện nay như sau:

Tiêu chuẩnBiệt thựNhà cấp 1Nhà cấp 2Nhà cấp 3Nhà cấp 4Nhà tạm (Nhà cấp 5)
Số tầng chínhTối đa 3 tầngKhông giới hạnKhông giới hạnTối đa 2 tầngDưới 1 tầngDưới 1 tầng
Vật liệu xây dựngVật liệu cấu thành kiên cố như: Bê tông cốt thép, gạch…Vật liệu cấu thành kiên cố như: Bê tông cốt thép, gạch…Vật liệu cấu thành kiên cố như: Bê tông cốt thép, gạch…Vật liệu cấu thành kiên cố như: Bê tông cốt thép, gạch…Vật liệu cấu thành kiên cố như: Bê tông cốt thép, gạch…Vật liệu thô sơ mang tính chất tạm thời
Tiện ích sinh hoạtĐầy đủĐầy đủĐầy đủĐầy đủ (Bình thường)Đầy đủ (Chất lượng Thấp)Đầy đủ (Thấp) hoặc Thiếu
Niên hạn sử dụng Trên 80 năm70 nămTrên 40 nămTối đa 30 nămKhông xác định

Thực tế, các ngôi nhà được xây phần lớn là không tuân theo các tiêu chuẩn theo quy định phân loại của Nhà nước vì kiến trúc, phong cách thiết kế, mức độ đầu tư và nhiều lý do khác. Chính vì vậy, khi áp dụng các tiêu chuẩn trên vào thực tế sẽ rất khó để phân loại nhà ở.

Cũng trong thông tư Liên bộ số 7 – LB/TT Xây Dựng – Tài Chính – UBVGNN và tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/09/1991, mỗi cấp nhà lại được chia thành 2 hoặc 3 hạng dựa theo những căn cứ chủ yếu sau:

  • Đạt 4 tiêu chuẩn đầu đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của của nhà cấp I,II,III,IV được xếp vào hạng 1.
  • Nếu chỉ đạt ở mức 80% so với hạng 1 thì xếp vào hạng 2
  • Nếu chỉ đạt từ dưới 70% so với hạng 1 thì xếp vào hạng 3
  • Nhà tạm không phân hạng

Tìm hiểu chi tiết về sổ đỏ và sổ hồng

5 cách kiểm tra sổ đỏ giả và thật chi tiết nhất