Cây bồ hòn mọc ở đâu

Bài & ảnh: HOÀNG TIẾN

Người của nhiều sáng tạo

Từng kinh qua nhiều công tác khác nhau trong bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị, điều chúng tôi nhận thấy ở ông Hoàng Anh Quyết là sự đổi mới, luôn kỳ vọng và sáng tạo không ngừng.

Còn nhớ từ năm 1991, ông Quyết là người đi tiên phong trong việc trồng rừng lấy gỗ ở tỉnh và cách đây hơn 5 năm, lúc cao lá vằng chưa trở thành đặc sản [và sau này thành thương hiệu] thì chính ông Quyết lại là người đi tiên phong trong việc trồng cây lá vằng để nấu cao. Người dân Quảng Trị [mà đặc biệt rất nhiều hộ dân ở huyện Cam Lộ] sẽ mang ơn ông Quyết về điều này. Vì giờ đây, cao lá vằng đã trở thành cây chủ lực để phát triển kinh tế tại vùng gò đồi Cam Lộ và một số địa phương lân cận, là “nguồn sống” cho rất nhiều hộ dân, giúp họ xóa đói, giảm nghèo.

Vậy mà, tâm sự với chúng tôi, từ chuyện trồng rừng cho tới giúp cây lá vằng trở thành đặc sản, ông Quyết cũng rất thành thật: “Rừng trồng thì tôi thành công, nhưng còn cao lá vằng thì tôi thất bại. Hồi đó còn khó khăn trong việc trồng và tiêu thụ, kể cả việc đăng ký sản phẩm. Nhưng giờ mọi việc đã tốt hơn, nhìn người dân địa phương đi lên từ cây lá vằng, tôi rất phấn khởi”. Lúc hỏi về năng lượng nào giúp một người đàn ông 65 tuổi đầy nhiệt huyết như thế, ông Quyết cười hồn hậu: “Tôi là con người thích xê dịch, muốn tạo ra cái gì đó hay hay thôi, chuyến vừa rồi tôi đã đi khắp Tây Nguyên để xem nguồn nguyên liệu sản xuất enzym bồ hòn và tôi muốn chủ động nguồn nguyên liệu này để sản xuất được ổn định”.

Căn nhà trên trục đường quốc lộ 9B của ông Hoàng Anh Quyết là nơi sản xuất ra loại enzym bồ hòn duy nhất ở Quảng Trị. Cổng nhà được trồng hai cây bồ hòn làm mẫu. Và trong căn nhà đó hầu hết đều liên quan đến bồ hòn mà chúng tôi quan sát thấy, chính ông Quyết là người “liên quan” nhất. Ông có thể nói hàng giờ về cây bồ hòn và quả của nó, những tác dụng mà nó mang lại cho con người, khác với những loại hóa chất độc hại khác, enzym bồ hòn là chế phẩm sinh học có lợi cho con người và môi trường.

Khởi nghiệp tuổi… 65

Mọi thứ vẫn như rất tốt, và thật sự như thế đối với ông Hoàng Anh Quyết và đứa con trai của mình anh Hoàng Hoài Phương [26 tuổi]. Ý tưởng bảo tồn cây bồ hòn và sản phẩm hữu cơ enzym bồ hòn đã được ông Quyết và con trai ông, người cộng sự đắc lực có ý tưởng hình thành từ đầu năm 2019.

Nói về ý tưởng kinh doanh, ông Quyết cho chúng tôi hay rằng “một lần tình cờ xem được chương trình truyền hình về cây bồ hòn và những tác dụng của nó, nhất là sử dụng quả bồ hòn làm chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, hai bố con ông thấy loại sản phẩm này thật sự cần thiết và bền vững nên bắt tay vào tìm tòi. Qua nguồn internet và các bài nghiên cứu, bố con ông được biết cây này có khá nhiều ở Thái-lan và người dân cũng sử dụng rất nhiều. Ông Quyết cũng biết đến bà Dr. Rosukon Poompanvong là một giáo sư chuyên về sinh học và enzym. Qua trao đổi, liên lạc nhiều lần, biết được công thức lên men enzym bồ hòn, ông và con trai đã tiến hành làm thử. Mất khá nhiều thời gian và công sức để làm ra được sản phẩm hoàn chỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về cuộc khởi nghiệp khi tuổi đã 65 này, ông Quyết tâm sự: “Nếu còn năng lượng sống, còn lao động, còn sáng tạo thì khởi nghiệp sẽ không bao giờ là muộn. Nhất là đối với người đàn ông trụ cột gia đình, vấn đề hướng nghiệp cho con cái là thật sự cần thiết”.

Quả bồ hòn được biết đến là một chất tẩy rửa từ thiên nhiên an toàn và không hại da tay. Người dùng có thể rửa bát, giặt quần áo, lau nhà bằng nước bồ hòn hay bột bồ hòn rất dễ dàng. Enzym bồ hòn có nhiều ưu điểm như bảo quản được lâu, giặt đồ không bị ố vàng, ngâm ủ cùng các loại trái cây tốt cho da tay và có thể xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi. Tuy nhiên, trên thực tế địa bàn vùng miền núi tỉnh Quảng Trị không có nhiều cây bồ hòn để lấy quả làm nguyên liệu sản xuất enzym bồ hòn. Một số vùng trên cả nước, nhất là ở Tây Nguyên, hiện cây bồ hòn bị khai thác cạn kiệt do cây cao, trái nằm ở ngọn nên thường bị người khai thác đốn hạ. Để chủ động nguồn nguyên liệu lâu dài, ông Quyết vẫn muốn phát động mô hình mỗi nhà dân trồng một cây bồ hòn, vừa tạo bóng mát mà sau này có nguồn nguyên liệu sạch chủ động sản xuất.

Anh Hoàng Hoài Phương chia sẻ thêm: “Ngày nay quả bồ hòn không còn phổ biến, ngay giai đoạn tìm hiểu cũng đã gặp khó khăn. Quá trình tìm hiểu sự sinh trưởng của cây, xem cây này có khả năng tồn tại với thổ nhưỡng khí hậu của Quảng Trị hay không mới thật sự quan trọng. Được sự giới thiệu của một số cán bộ kiểm lâm, tôi đã tìm tới các vùng miền núi của tỉnh như phía bắc huyện Hướng Hóa, huyện Đa Krông, được biết cây bồ hòn đã từng tồn tại nhưng bị chặt bỏ do quá trình phát triển kinh tế và trồng rừng”.

Ông Hoàng Anh Quyết và con trai ông, anh Hoàng Hoài Phương đã ươm thành công cây giống bồ hòn.

Gian nan và quả ngọt

Ngược xuôi trên hành trình đến với loại enzym bồ hòn, bố con ông Quyết còn có nhiều chuyện để nói chung quanh trái đắng bồ hòn. Anh Phương chia sẻ thêm với chúng tôi về những vất vả trên hành trình đó: “Sau chuyến đi Tây Nguyên, tôi sang Savanakhet, Pakse của Lào để tìm hiểu và tìm cách ươm giống cây. Quá trình đi thực tế ở Tây Nguyên tôi cảm thấy cách người ta khai thác hiện nay quá là tận diệt, họ sẵn sàng chặt cành, thậm chí chặt cả cây để khai thác. Phải đi đôi giữa việc khai thác và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi, đó mới là việc làm có tính bền vững. Thời gian tới, tôi sẽ thực hiện ươm giống cây bồ hòn và trồng trên diện rộng, đối với vùng có khí hậu và đất đai phù hợp thì cây bồ hòn chỉ tầm năm - bảy năm là cho trái, chúng ta có thể khai thác từ những cây xanh này nguồn nguyên liệu để làm enzym bồ hòn”.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất tẩy rửa khác nhau, kể cả hàng trong nước sản xuất và hàng nhập ngoại. So các sản phẩm tẩy rửa thì enzym bồ hòn có hiệu quả đáng ghi nhận và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Vấn đề ở chỗ để người dùng nhận thấy ưu điểm của enzym bồ hòn mới thật sự quan trọng. Ông Quyết chia sẻ: “Hiện nay, đầu ra của sản phẩm cũng là một nút thắt khó khăn vì thị hiếu của người dùng và thói quen sử dụng. Dù enzym bồ hòn là một sản phẩm tự nhiên, an toàn, lành tính, nhưng tác động vào thói quen tiêu dùng của người dân là một quá trình lâu dài.

Bước đầu thành công của ông Hoàng Anh Quyết và con trai Hoàng Hoài Phương trong việc tạo ra sản phẩm enzym bồ hòn khiến rất nhiều người hưởng ứng. Một số trường học và bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã dùng sản phẩm enzym bồ hòn. Đây là tín hiệu vui của thời đến “bồ hòn cũng ngọt”.

Quả Bồ Hòn Tên khác: Trái Bòn hòn, Vô hoạn, Thụ, Lai patt [dân tộc núi Bà Rá-Biên Hoà], Savonnier [Pháp]. Tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn. Thuộc họ: Sapindaceae [Bồ hòn].

A. Mô tả cây bồ hòn

Cây cao to, có thể đạt tới 20-30m. Lá kép hình lông chim gồm 4-5 đôi lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn. Hoa mọc thành chuỳ ở đầu cành. Đài 5, tràng 5, nhị 8. Quả gồm ba quả hạch nhưng hai tiêu giảm đi, chỉ còn một hình tròn, vỏ quả màu vàng nâu nhạt, da nhăn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu. Mùa quả: tháng 10-11

B.Phân bố, thu hái và chế biến Bồ Hòn

Cây được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, có nơi trồng làm cây bóng mát quanh nhà. Trước đây vào những năm người ta còn thu mua xuất khẩu, hằng năm có thể thu tới 20-30 tấn quả chủ yếu tại nhũng tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn [Than Mọi], Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang.

Quả bồ hòn  hái về để nguyên cả hạt hoặc có khi bóc bỏ hạt, xâu thịt quả vào một que tre, hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc

C.Thành phần hoá bọc bồ hòn

Thịt quả chứa 18% saponizit gọi là sapindus saponozit C41H61O13- Sapindus saponin là một thứ bột vô định hình, màu trắng, có năng suất quay cực αD+13°. Thuỷ phân cho d. arabinoza và một sapogenin có tinh thể, độ chảy 319°C, vào loại tritecpen. Hạt: Chứa 9-10% dầu béo

D.Công dụng và liều dùng trái bồ hòn

Nhân dân thường dùng Bồ Hòn giặt quần áo thay xà phòng tốt nhất trong những trường hợp giặt đồ len, lụa, không chịu được kiềm của xà phòng. Hạt thường được xâu thành tràng hạt cho các nhà sư. Làm nguyên liệu chế saponozit dùng trong công nghiệp giấy và phim ảnh, nhuộm mạ kim loại.

Theo tài liệu cổ bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân hạt ăn được và có tác dụng chữa hôi miệng, sảu răng.

Một số vùng ở Việt Nam và Trung Quốc dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho sác vật bị bọ, rận, chấy.

Theo: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" - Gs. Ts. Đỗ Tất Lợi

Mình đưa thông tin sản phẩm lên đây để mọi người tham khảo và mua ủng hộ bà con dân tộc Lô Lô - Cao Bằng nhé, sản phẩm này sẽ giúp làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo nơi đây!

Sản phẩm là "Quả bồ hòn" dùng để giặt quần áo, đặc biệt là dùng cho đồ lụa và len [mùa đông đồ len được dùng rất nhiều đúng không mọi người ^^]

- Từ lâu, hạt bồ hòn đã được sử dụng để sản xuất xà phòng giặt ở các nước phương Tây, thường được bổ sung thêm một số hóa chất phụ gia không cần thiết có thể gây hại đến người sử dụng cũng như ảnh hưởng tới môi trường.

- Hạt bồ hòn đã trở thành chất thay thế cho các chất tẩy sản xuất từ hóa chất nên rất an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

- thông tin thêm về sản phẩm là giúp cho quần áo bền lâu, đặc biệt là len và lụa và với quần áo màu, giúp màu bền lâu [vì nó không chứa chất làm trắng], ngoài ra còn rất hiệu quả đối với những người mồ hôi dầu, mọi người hãy dùng thử xem nhé, dùng làm quà cho người thân và bạn bè cũng rất ý nghĩa và độc đáo đấy

Quả bồ hòn tách vỏ


Dung dịch bồ hòn được làm đông đá

- cách sử dụng: tách đôi quả bồ hòn ra, vứt hạt đi, sử dụng vỏ nhé. Với khoảng 5 kg quần áo, bạn ngâm 6 quả trong nước ấm [30-40 độ C] từ 8-10 phút, sau đó dùng nước này để giặt tay hoặc giặt máy, sử dụng bình thường như xà phòng, vỏ quả bồ hòn có thể cho vào một chiếc tất để giặt xong lấy ra cho dễ [nếu gặt máy], có thể sử dụng lại quả dùng rồi từ 2-3 lần, những lần sau thì nên dùng với những bộ quần áo bẩn ít hơn

Dùng làm nước rửa chén thì tách quả bồ hòn ra lấy vỏ bỏ hạt cho vào nồi đun sôi 5- 10 phút cho thêm chút chanh để bảo quản được nâu để nguội trừng 1-2 tiếng dung dịch chuyển sang dạng sền sệt lấy nước đó giặt đồ hoặc rửa chén đĩa [ 10 quả thì 1lit nước ]

Quả bồ hòn làm xà bông giặt đồ cho trẻ sơ sinh, trẻ em giúp trẻ phát triển khỏe mạnh không bị dị ứng da.

Giặt đồ len, lụa bảo quả đồ lâu bị hư.

Giặt đồ thường rất an toàn.

Quả bồ hòn làm dung dịch rửa chen bát vừa sạch vừa đảm bảo an toàn, sản phẩm hoàn toàn tự nhiên

Thông tin thếm về quả bồ hòn

Trên các diễn đàn hiện nay nhiều chị em đang truyền tay nhau một công thức nước giặt hoàn toàn tự nhiên, không có hóa chất tẩy rửa, 100% từ thiên nhiên. Đặc biệt, làm nước tắm cho bé, dung dịch rửa bình sữa và đồ chơi cho bé không gây kích ứng da, an toàn cho bé yên tâm cho mẹ. Bồ hòn là loại quả có chứa chứa chất “Saponin” – một chất tự nhiên được xem là có thể thay thế 100% bột giặt và chất tẩy rửa hóa học. Khi tiếp xúc với nước, nó tạo ra bọt nhẹ, tương tự như xà phòng. Từ trái bồ hòn này, người dùng có thể chế biến ra dung dịch Bồ Hòn – có thể được sử dụng để làm sạch bất cứ thứ gì từ quần áo, rửa mặt, tắm gội, rửa chén bát, lau chùi kính. Điều đặc biệt của loại quả này, tuy được gọi là xà phòng nhưng lại vô cùng lành tính với da, không gây kích ứng da kể cả với da trẻ em. Bạn có muốn tìm hiểu nó là gì không. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ từ nguồn gốc đến toàn bộ công dụng của nó.

Chia sẻ của chị Thái Thủy : “Nuôi con đã cực, mà nuôi con thời “hóa chất” nghiễm nhiên tồn tại ở mọi nơi như ngày nay càng khó. Nói sao người Việt Nam mình ngày càng có nhiều người chết vì bệnh ung thư, và bệnh nhân ung thư thì ngày càng trẻ hóa. Mình đọc nhiều bài báo, nhiều thông tin về những loại thức ăn, thực phẩm chứa hóa chất cấm mà sợ hãi quá, không biết hằng ngày mình đã đưa vào cơ thể bao nhiêu lượng hóa chất mà nói, và mình thật lo lắng khi nghĩ đến con mình, thế hệ tương lai sẽ như thế nào đây, khi từ lúc sinh ra đã ngấm hóa chất. Mình cứ làm thử phép tính thế này, mình từ khi sinh ra ở dưới quê không khí mát mẻ, xung quanh là rừng cây cao su, mình lại ăn rau do mẹ trồng hoàn toàn không thuốc trừ sâu, không thuốc tăng trưởng, mình học hết lớp 12 mà không tí mụn nào trên mặt, vừa xuống đại học cái là mụn mọc khắp nơi. Mình nghĩ dù gì mình cũng có 18 năm đầu có cuộc sống sạch, còn con mình giờ ở nhà phố xe cộ, kèn xe ồn ào, khói bụi, ăn uống hóa chất,… nghĩ vậy thôi mà ngán ngẩm, haizz…Mình đã lên phương án tìm chỗ người quen trồng rau sạch, mua về cho con rồi, nhưng mình vẫn còn lo sợ hóa chất trong nước rửa chén, bột giặt,…Vừa hay có cô bạn thời đại học biết được sự lo lắng của mình, nên đã chia sẻ cách chăm con “nói không với hóa chất”, mình cảm thấy vô cùng yên tâm, định bụng sẽ áp dụng cho con, để con có một nền tảng ban đầu lành mạnh. Bồ hòn nè, sau một thời gian sử dụng bồ hòn thì mình đã bị nghiện, và không thể quay trở lại với các thể loại hoá mỹ phẩm nhân tạo được nữa các mợ ạ.”

Quả bồ hòn là quả gì

Tên khác: Vô hoạn, bòn bòn, mộc hoạn tử, mác hón [Tày], co hón [Thái], mầy quyến ngần [Dao].

Tên nước ngoài: Soap – nut tree, soap – berry [Anh]; savonnette, savonnier [Pháp].

Họ: Bồ hòn [Sapindaceae].

Mô tả: cây bồ hòn

Cây gổ to, cao 5 – 10 m hay hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim, mọc so le, có 4 – 6 đôi lá chét mọc gần đối, nhẵn, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi rõ ở cả hai mặt.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm hoặc chùy gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt; đài 5 răng có ít lông; tràng 5 cánh hình trứng có vảy ngắn ở gốc, có lông, không nở xoè; nhị 8, cong, dài hơn tràng; bầu hình trứng nhẵn, có 3 ô.

Quả hình cầu, có đường sống nổi rõ, vỏ ngoài [cùi] dày, khi chín nhăn nheo, màu vàng nâu; hạt tròn màu đen.

Mùa hoa: tháng 7 – 9; mùa quả: tháng 10-12

Bộ phận dùng: Quả và hạt. Quả hái vào mùa thu, để nguyên hoặc bỏ hạt phơi khô.

Cây bồ hòn ở đâu?

Cây được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, có nơi trồng làm cây bóng mát quanh nhà. Trước đây vào những năm người ta còn thu mua xuất khẩu, hằng năm có thể thu tới 20-30 tấn quả chủ yếu tại nhũng tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn [Than Mọi], Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang.

Quả bồ hòn hái về để nguyên cả hạt hoặc có khi bóc bỏ hạt, xâu thịt quả vào một que tre, hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học: quả bồ hòn

Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin. Trong thịt quả có tới 18% saponosid. Saponin mukorosin C52H84O11 2H2O [đc 155 – 1560] đã được chiết ra dưới dạng kết tinh. Khi thủy phân cho ta genin là hederagenin và đường là L – arabinose, DI – glucose, L – rhamnose, và D – xylose.

Các sapindosid có trong bồ hòn như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2… đều là những saponin triterpen.

Ngoài ra còn có mukuroyiosid la, Ib, Ila, Ilb là những saponin có hoạt tính bề mặt mạnh. Nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả bồ hòn đã được mô tả, trong đó phương pháp đơn giản nhất là đun sôi bột quả với nước, cô đặc dịch chiết và tủa saponin bằng sulfat amoni.

Hạt bồ hòn chứa 9-10% dầu béo.

Tác dụng dược lý: trái bồ hòn

Rễ bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc, vào các kinh phế, tỳ, có tác dụng tiêu đờm hóa trệ. Quả bồ bòn có tác dụng sát trùng.

Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân quả bồ hòn có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, nhân dân dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho động vật bị bọ, rận, chấy.

Trong y học dân gian Ấn Độ, để điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoảng 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng, ngày 2 lần.

Nhân dân một số vùng ở Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ và bệnh nấm da. Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên để trị gầu và diệt chấy.

Công dụng bồ hòn

1.Cách làm dung dịch bồ hòn

Cho khoảng 15-20 quả bồ hòn khô nấu với 1.5 lít nước, mình đun cho sôi già rùi cho vào nồi ủ từ 5-7 tiếng, hoặc để qua đêm, xong lấy ra lọc bã, và cho vào lọ dùng dần. Khuyến khích nấu đậm đặc càng tốt vì bảo quản bên ngoài được lâu khi để trong chai hoặc lọ kín.

Nước 1 [nước đầu]: dùng giặt đồ, rửa chén.

Nước 2 [nấu lần 2]:Bã bồ hòn này mình lại nấu thêm với nửa lít nước, cũng ủ mấy tiếng và lấy ra, dùng để rửa mặt và tắm.

Bã còn lại cho zô túi giặt để giặt đồ lần nữa rùi mới bỏ, vắt kiệt những tinh chất bồ hòn cuối cùng.

2.Công dụng quả bồ hòn

Đối với y học

Chữa hôi miệng, trừ sâu răng: Nhân quả bồ hòn [5 – 10g] tán bột, ngậm nhổ nước.

Diệt sâu, trừ giòi:Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới.

Chữa hắc lào: Vỏ quả bồ hòn [20g], củ riềng già [10g]. Tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90°, dùng bôi.

Chữa ghẻ lở, hắc lào: Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với diêm sinh lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.

Chữa họng tắc, không nuốt được: Vỏ quả bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ, thổi vào họng.

Phòng ngừa đỉa cắn: Dầu quả bồ hòn, bôi vào đùi và chân trước khi lội xuống ao. ruộng.

Ngừa muỗi đốt: Nước bồ hòn thêm tinh dầu như xả, oải hương, cam, hương thảo, xịt lên da rồi đi ngủ nhé.

Quả bồ hòn làm nước giặt đồ

Trong khi bột giặt nhiều kiềm và chất tẩy làm đồ len, lụa, voan, ren nhanh phai màu, chóng hỏng, thông tin giặt quần áo bằng bồ hòn, bồ kết không có hóa chất dịu nhẹ với da, làm vải mềm mại gây sự chú ý cho nhiều người.

Nghe thì rất vô lý đúng không? Nhưng trong quả bồ hòn có tính tẩy rửa rất tốt đấy, quan trọng nhất là lành tính, không gây kích ứng da, giặt xong quần áo vẫn giữ nếp, không co giãn, rút chỉ. Cách làm đơn giản là cho 5 quả bồ hòn vào trong túi vải, sau đó cho vào giặt cùng quần áo, để máy giặt ở chế độ giặt nước ấm 50 độ. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi không mất tiền mua xà phòng mà quần áo vẫn trắng sáng. Nếu giặt tay dùng 3 muỗng nước bồ hòn, ngâm vào quần áo để qua đêm. Nếu có vết bẩn đặc biệt, dùng vỏ bồ hòn đã luộc, chà xát vào chỗ bẩn rồi ngâm, giặt tay bình thường.

Quả bồ hòn làm dầu gội

Nếu bạn yêu những gì đến từ thiên nhiên, không muốn dùng các loại dầu gội có hoá chất thì đây là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy. Bạn lấy một lượng nước quả bồ hòn đã đun sôi, pha loãng với nước, gội đầu trong 5 phút, sau đó gội lại bằng nước. Nếu không muốn tóc khô bạn nên kết hợp với tinh dầu bạn thích hoặc nước lô hội, hoặc nấu chung shikakai để tóc mềm mượt hơn.

Trái bồ hòn làm sạch trang sức

Trang sức của bạn bị ngả màu, không muốn đi đánh bóng ngoài tiệm? Vậy hãy sử dụng công thức làm nước xà phòng từ quả bồ hòn này ở trên, ngâm trong 3 phút, lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi đánh bóng lại 1 lần nữa bằng vải khô. Bạn sẽ ngạc nhiên sau khi món trang sức của bạn được tẩy rửa xong đấy.

Làm chất tẩy rửa

Nước rửa chén: cho lượng tuỳ ý vào và dùng mút hay lưới tạo bọt để tạo bọt, rửa chén bằng quả bồ hòn rất tiết kiệm nước nhé.

Nước lau nhà: cho vào nước lạnh một lượng vừa phải, có thể cho thêm tinh dầu bạn yêu thích hoặc nấu thêm xả, vỏ cam, quế cũng cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước nóng. Bạn sẽ có sàn nhà sạch bóng, thơm thi cho con của bạn tha hồ chơi đùa.

Nước lau kính : cho nước bồ hòn, nước xịt lên mặt kính và lau với vải mềm.

Lau Bếp bóng loáng : cho vào bình xịt rồi xịt lên nơi cần rau chùi nhé.

Rửa mặt: pha thật loãng nước bồ hòn và chanh hay glycerin rồi cho vào bình tạo bọt. Khi xịt nước bồ hòn tạo bọt rất nhiều bạn có thể rửa mặt.

Bông tắm: nước bồ hòn, dầu dừa hoặc loại dầu nền bạn thích, glycerin pha trộn, tắm sẽ rất mượt da.

3.Lưu ý: cách sử dụng quả bồ hòn

Khi sử dụng quả bồ hòn để giặt tẩy là phải dùng với nước nóng, nhiệt độ cao thì quả này mới tiết chất saponin [xà phòng tự nhiên] và khi xả phải dùng nước lạnh để xà phòng không tiết ra. Quần áo trắng cần dùng thêm sản phẩm làm trắng. Muốn quần áo thơm phải cho thêm tinh dầu vào nước cuối. Vỏ quả bồ hòn sau khi sử dụng để khô có thể bỏ vào các chậu cây làm phân, chúng sẽ phân hủy tự nhiên, bảo vệ môi trường. Nước bồ hòn đun sôi để nguội bạn chỉ nên để 1 đến 2 tuần tuỳ theo thời tiết, nếu để quá lâu nước sẽ lên men và có mùi ôi thiu vì trong nước bồ hòn không có chất bảo quản. Khuyến khích sử dụng dung dịch bồ hòn trong 1 tháng kể từ khi chế biến.

Một siêu phẩm tự nhiên tuyệt vời cho các nàng nội trợ đảm đang, không chất bảo quản, không chứa hóa chất độc hại, an toàn, không gây kích ứng da đặc biệt làn da non nớt của trẻ nhỏ. Hãy tìm cho mình 1 kg bồ hòn khô để trong tủ bếp nào các mẹ thông thái.

Hiện tại của hàng có cung cấp bột bồ hòn để tiện sử dụng cho quý khách.

Sử dụng quả bồ hòn an toàn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tại sao nên mua quả bồ hòn tại Búpxanh:

Búpxanh là trung tâm về cây dược liệu trong cả nước, quả bồ hòn mà chúng tôi bán ra thị trường là hàng tách hạt sây khô nên chất lượng tốt nhất, trên thị trường có loại phơi chất lượng rất thấp đôi khi bị mốc ở bên trong.

Quả bồ hòn hạt không sử dụng chúng tôi đã loại bỏ để tiết kiệm thời gian cho quý khách, sử dụng tiện lợi, giá cả rẻ hơn rất nhiều so với những địa chỉ khác.

Video liên quan

Chủ Đề