Chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra

Bìa sách Tuyệt kỹ luyện giải đề thi Ngữ văn,thầy Dương Khánh Toàn tham gia biên soạn

Bước 1: Lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu và phạm vi kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đánh giá:

Chọn ngữ liệu đọc hiểu: Đây là khâu rất quan trọng trong việc biên soạn đề và có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của đề kiểm tra. Ngữ liệu cần hướng tới những giá trị phổ quát của nhân loại và theo định hướng phát triển phẩm chất học sinh phổ thông trong Chương trình Ngữ văn mới: hòa bình, tự do, nhân ái, khoan dung, hạnh phúc Ngữ liệu lựa chọn cũng cần đa dạng về thể loại (thơ và đoạn trích văn xuôi); đa dạng đề tài (môi trường, mạng xã hội, lối sống, trách nhiệm công dân); đa dạng về phong cách ngôn ngữ (phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách khoa học, phong cách sinh hoạt).

Phạm vi kiến thức: Phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt, làm văn từ THCS đến THPT. Phần nghị luận xã hội bao gồm kiến thức trong và ngoài chương trình phổ thông. Phần nghị luận văn học là các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT.

Năng lực, phẩm chất cần hình thành: Năng lực tự chủ, tự học, hòa nhập, hợp tác và các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn. Các phẩm chất: trung thực, dũng cảm, chia sẻ, trách nhiệm, yêu thương,

Kỹ năng cần kiểm tra: Kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.

Bước 2: Xây dựng ngân hàng câu hỏi

Ngân hàng câu hỏi là một hệ thống các loại, dạng câu hỏi đa dạng và phong phú. Khi có ngân hàng câu hỏi thì việc biên soạn đề thi (kiểm tra) cũng trở nên dễ dàng, khoa học và hiệu quả hơn. Mục đích của chúng tôi là làm sao có thể chọn lựa khái quát các dạng câu hỏi cũng như biên soạn, biên tập hệ thống câu hỏi chuẩn xác nhất. Việc còn lại của người biên soạn đề là lựa chọn câu hỏi phù hợp với mục đích kiểm tra, đánh giá để ra đề theo mục đích cụ thể của đề kiểm tra.

Sau đây là ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn được thiết kế theo cấu trúc đề minh họa thi THPT Quốc gia năm 2019

a. Ngân hàng câu hỏi phần đọc hiểu

Để soạn hệ thống yêu cầu (câu hỏi), đề kiểm tra năng lực đọc hiểu của người học (học sinh) đảm bảo tính hiệu quả là một vấn đề không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi người soạn đề phải có kiến thức, kỹ năng và một bộ lọc thật tốt để lựa chọn những ngữ liệu có tính giáo dục, tính nhân văn, tính thời sự, phù hợp với lứa tuổi mà không đi theo lối mòn sáo rỗng. Và đồng thời, hệ thống yêu cầu (câu hỏi) xây dựng cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm kiểm tra năng lực, kiến thức của người học hiệu quả nhất. Mà muốn vậy chúng ta phải cần đến ngân hàng câu hỏi khoa học để có thể biên soạn được một đề đọc hiểu như ý.

Ở phần này, học sinh cần nắm được ở mỗi câu hỏi theo mức độ khác nhau sẽ thường gặp dạng câu hỏi nào nhất, từ đó, biết tự giới hạn cho mình khung kiến thức, kỹ năng để ôn luyện chính xác để đạt kết quả tốt nhất.

Số lượng câu hỏi

Mức độ

Nội dung câu hỏi

02

Nhận biết

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính nào?

Tìm/ chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn trích trên?

Xác định/chỉ ra (cách trình bày đoạn văn/ biện pháp tu từ) trong đoạn trích trên?

Xác định đề tài của đoạn trích trên.

Đoạn trích/ Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

Xác định đề tài/ thể thơ/ đề tài/ chủ đề/ câu chủ đề trong đoạn trích trên?

01

Thông hiểu

Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?

Theo tác giả là gì?

Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích trên?

Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên là gì?

Để thể hiện quan điểm, tác giả đã đưa ra luận đề chính nào?

Để bảo vệ luận đề, tác giả dùng những luận cứ/ lí lẽ và bằng chứng nào?

Anh/ Chị hiểu thế nào về câu/ từ ngữ/ hình ảnh/ khái niệm trong đoạn trích trên ?

Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: ?

Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ (so sánh/ nhân hóa/ điệp/) trong câu văn/câu thơ/ đoạn trích trên.

01

Vận dụng

Yêu cầu rút ra thông điệp, bài học có ý nghĩa hay quan trọng với bản thân, như:

Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị?

Từ đoạn trích trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?

Hay đưa ra giải pháp, liên hệ thực tiễn:

Nêu một vài giải pháp/ lời khuyên/ cho vấn đề đề cập trong đoạn trích.

- Liên hệ thực tiễn.

Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ xử lí như thế nào với vấn đề đó?

Tình huống lựa chọn:

Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến không? Vì sao?

Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ chọn A hay B? Vì sao?

Cảm nhận hoặc bày tỏ suy nghĩ về:

Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật A trong đoạn trích trên.

Anh/ Chị suy nghĩ gì về câu thơ/câu văn trong đoạn trích trên.

Hoặc có khi, câu vận dụng yêu cầu khó hơn, vận dụng kiến thức Tiếng Việt, dạng như:

Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến không? Bày tỏ và bảo vệ quan điểm của anh/ chị bằng một đoạn văn (diễn dịch/ quy nạp/ tổng phân hợp) (khoảng 05 dòng) hoặc có sử dụng phép liên kết (nối/ thế/ lặp) hoặc phương thức biểu đạt nghị luận, chẳng hạn.

Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (diễn dịch/ quy nạp/) kể vềcó sử dụng phương thức biểu đạt (tự sự/ biểu cảm/ miêu tả/).

Chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra

Bìa sách Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia năm 2018(thầy Dương Khánh Toàn tham gia biên soạn)

b. Ngân hàng câu hỏi phần viết đoạn văn

Khi thiết kế câu hỏi/yêu cầu đối với việc viết đoạn văn, người ra đề cần lưu ý về cách đặt câu hỏi, yêu câu để vừa thấy được mối liên hệ giữa phần viết đoạn và và phần Đọc hiểu. Đồng thời yêu cầu cần tạo cho học sinh có một tâm thế sẵn sàng làm bài chứ không phải làm vì nghĩa vụ. Để làm được điều này, người dạy hết sức chú ý các kiểu đề mở, yêu cầu mở như đưa người viết vào tình huống lựa chọn, viết theo chủ đề

Nghị luận xã hội

Vận dụng

Kiểm tra năng lực tạo lập văn bản thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề.

Đặt người viết vào tình huống lựa chọn: Anh/ chị có đồng ý với ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu không? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ và bảo vệ quan điểm của anh/ chị.

Viết theo chủ đề: Viết một đoạn văn với chủ đề :

Trình bày suy nghĩ: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề/ ý kiến được đề cập đến ở phần Đọc hiểu bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

c. Ngân hàng câu hỏi phần nghị luận văn học

Đối với đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, câu Nghị luận văn học, người ra đề cần lưu ý. Đề thi cần có độ phân hóa để đánh giá năng lực, kiến thức của người học một cách khách quan nhất, mà muốn có độ phân hóa người ra đề cần phân vế yêu cầu một là yêu cầu cơ bản cho học sinh trung bình, khá và một là vế nâng cao cho học sinh giỏi.

Nghị luận văn học

Vận dụng cao

Phân tích

Tổng hợp, đánh giá

Kiểm tra năng lực tạo lập văn bản thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề.

Đề minh họa kỳ THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn gồm 2 vế rõ ràng:

Vế yêu cầu cơ bản dành cho học sinh trung bình, khá: Cảm nhận/ phân tích về đối tượng nghị luận trong một tác phẩm thuộc Chương trình Ngữ văn 12 (Đối tượng gồm: đoạn thơ, đoạn văn, chi tiết nghệ thuật)

Vế yêu cầu nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi: Nhận xét/ đánh giá/ bình luận về phong cách tác giả, đặc sắc nghệ thuật

Ngân hàng câu hỏi trên có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn.