Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển PC, NL cho HS trong môn tin học ở THCS

Gợi ý đáp án module 2 môn Ngữ văn THCS. Gửi đến thầy cô Đáp án module 2 môn Ngữ văn THCS phần Các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực... Đây là phần đáp án mô đun 2 môn Ngữ văn chính xác, phần tự luận không giống một số bài trên các website khác.

CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN

I. TÌM HIỂU ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PP, KTDH PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HS TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở THCS.

Video hoạt động 6

Chọn đáp án đúng nhất (Bạn đang làm câu hỏi tại phút08:56)

Câu hỏi 1: Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là định hướng chung của việc lựa chọn và vận dụng các PP/KT dạy học trong CT GDPT 2018?

Vận dụng linh hoạt các PP/KT dạy học.

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học

Góp phần phát triển phẩm chất chủ yếu thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập.

Giúp HS ghi nhớ hệ thống tri thức bài học.


Chọn đáp án đúng nhất (Bạn đang làm câu hỏi tại phút14:01)

Câu hỏi 2: Để vận dụng các PP, KTDH trong CT GDPT 2018 môn Ngữ văn phù hợp và hiệu quả cần lưu ý những điều kiện nào sau đây?

Cơ sở vật chất, năng lực của GV và HS, thời gian

Máy tính, năng lực của GV và HS, thời gian

Năng lực của GV, cơ sở vật chất, thời gian

Cơ sở vật chất, năng lực của HS, thời gian

Chọn đáp án đúng nhất (Bạn đang làm câu hỏi tại phút28:16)

Câu hỏi 3: Khi nói về chiến lược dạy học, giáo dục, một trong những vấn đề quan trọng được xem là tiêu điểm để kế hoạch tổng quát được thực thi nhằm đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục đó là:

Quan điểm xây dựng CT tổng thể và CT môn học

Mục tiêu và đặc điểm nội dung của CT môn học

PP, KTDH được GV sử dụng

Bối cảnh giáo dục

II. TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỚI NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ PP, KTDH TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở THCS.

LỚP 9 BÀI HỌC: LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long)

YÊU CẦU

CẦN ĐẠT

NĂNG LỰC

NGỮ VĂN

NỘI DUNG

PPDH, KTDH

Xác định được các thông tin chính về tác giả và tác phẩm

Chỉ ra các thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm

- Tác giả: cuộc đời, sự nhiệp (vai trò, vị trí), đề tài, quan điểm sáng tác.

- Tác phẩm: năm, hoàn cảnh sáng tác; ý nghĩa nhan đề; tóm tắt văn bản.

- Thuyết trình

- Sơ đồ tư duy

- Thảo luận nhóm

Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa

Tìm các chi tiết miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa tiêu biểu.

- Liệt kê các chi tiết tiêu biểu miêu tả vẻ đẹp Sa Pa.

- Cảm nhận về thiên nhiên Sa Pa.

- Đọc văn bản

- Kĩ thuật tia chớp/ kĩ thuật khăn trải bàn

- Dạy học trực quan (xem video)

Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Tìm, phân tích các chi tiết tiêu biểu về nhân vật anh thanh niên

- Tìm các chi tiết về: hành động, suy nghĩ, lời nói, lời người dẫn truyện

- Đánh giá, nhận xét, cảm nhận vẻ đẹp anh thanh niên

- Thảo luận nhóm (khăn trải bàn)

- Đàm thoại gợi mở

- Trình bày 1 phút

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1 Hình thức hoạt động nào dưới đây KHÔNG PHẢI của phương pháp đóng vai?

Câu trả lời

Đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện đã học

Xử lý một tình huống giao tiếp giả định liên quan đến văn bản đã học

Đóng vai một nhân vật để giới thiệu về một nhân vật khác

Diễn ngâm một đoạn thơ đã học

2. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?

Câu trả lời

Trong môn Ngữ văn, dạy học hợp tác có thể được thực hiện ở một số hình thức như: thảo luận nhóm, câu lạc bộ sách.

Hình thức seminar đặc biệt phù hợp với dạy đọc hiểu văn bản.

Nhóm văn chương là hình thức chuyên dùng trong dạy nói và nghe.

Trong môn Ngữ văn, hình thức thảo luận nhóm có thể kết hợp với hình thức seminar để tăng hiệu quả học tập.

3. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 3: "Đây là kĩ thuật dạy học có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm". Nhận định trên nói về kĩ thuật dạy học nào?

Câu trả lời

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật phòng tranh

Kĩ thuật bốn ô vuông

4. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

Câu 4: Sắp xếp các loại câu hỏi sau theo trình tự tăng dần về mức độ nhận thức:

- 3. Câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức, kinh nghiệm

- 1. Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh họa

- 2. Câu hỏi yêu cầu thực hành, vận dụng

- 4. Câu hỏi yêu cầu tìm tòi, phát hiện

5. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 5: Một trong những điều kiện để GV sử dụng phương pháp dạy học theo mẫu là:

Câu trả lời

HS phải được tiếp xúc với mẫu trước khi hoạt động học diễn ra trên lớp.

GV phải chuẩn bị giấy hoặc bảng phụ để HS trả lời các câu hỏi phân tích mẫu.

Mẫu phải được cung cấp cụ thể, HS phải được trực tiếp đọc/ nghe/ quan sát mẫu.

GV phải cung cấp câu hỏi phân tích mẫu cho HS.

IV. CHIA SẺ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ PP, KTDH PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở THPT.

1. Trả lời câu hỏi

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

- Để sử dụng có hiệu quả các PHDH, KTDH thì giáo viên phải thường xuyên vận dụng vào quá trình dạy học. Làm được như vậy sẽ rèn cho HS kĩ năng hoạt động ở từ phương pháp, kĩ thuật; giáo viên có kĩ năng, kinh nghiệm trong sử dụng.

- Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp với mục tiêu từng hoạt động, phù hợp với năng lực của học sinh ở từng lớp.

- Giáo viên phải biết cải tiến, vận dụng phương pháp sao cho phù hợp với khả năng của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất dạy học. Giáo viên cần linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến khi vận dụng phương pháp, kĩ thuật. Điều này là cần thiết để giải quyết các tình huống phát sinh hoặc làm cho việc học trở nên sinh động, hiệu quả hơn.

Ví dụ 1: trong thảo luận nhóm, khi HS làm xong việc, thường giáo viên cho dán phiếu thảo luận lên bảng, cho các em thuyết trình nội dung. Nhưng hiện nay chỉ cần điện thoại và phòng học có ti vi, giáo viên có thể chụp và chiếu phiếu lên để tất cả HS có thể dễ dàng quan sát.

Ví dụ 2: Khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, nếu khó khăn trong sắp xếp bàn ghế dẫn đến khó sử dụng giấy A0, A1 thì giáo viên sử dụng giấy A4 làm phần trung tâm còn các phần của HS ghi nội dung cá nhân sẽ sử dụng giấy ghi chú (nhỏ như bàn tay hoặc nhỏ hơn).

- Khi sử dụng các PP, KTDH tích cực giáo viên phải quan sát để biết được những khó khăn của HS để hỗ trợ kịp thời.

- Giáo viên phải từ bỏ nỗi sợ học sinh không thực hiện được yêu cầu mà mình đưa ra. Phải có niềm tin các em làm được. Và khi được hướng dẫn nhiều thì niềm tin đó sẽ được chứng minh.

- Xem xét lại mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Đó không chỉ là quan hệ thầy trò mà cần xem trong đó có quan hệ bạn bè. Như vậy mới có thể đồng cảm, thấu hiểu để hướng dẫn học sinh hoạt động có hiệu quả.

- Tham gia dự giờ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu, lắng nghe (đồng nghiệp, hoạc sinh) để có thêm kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả các PP, KTDH.

2. Trả lời câu hỏi

Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

- Các cấp lãnh đạo phải là những người am hiểu, có kĩ năng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực. Từ đó mới có thể nhìn thấy, có ý tưởng, chỉ đạo cấp dưới (giáo viên) đổi với, áp dụng có hiệu quả.

- Khuyến khích viết SKKN về vận dụng PPDH KTDH tích cực. Nếu những sáng kiến đó là thực chất, có hiệu quả thực tiễn thì cần được ghi nhận và phổ biến rộng rãi. Đó không chỉ động lực cho cá nhân người viết SKNN và còn là động lực cho các giáo viên khác.

- Tổ chức dạy học theo nghiên cứu bài học thực chất, có chiều sâu, tránh tình trạng đối phó. Làm được như vậy giáo viên mới có thể có được những kinh nghiệm quá báu; mới có những điều chỉnh kịp thời kế hoạch bài dạy.

- Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp. Giáo viên cần được tập huấn kĩ càng. Giảm sĩ số lớp sao cho phù hợp (theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia). Xem xét giảm định mức tiết dạy để giáo viên có thời gian đầu tư, nghiên cứu không chỉ về PPDH, KTDH tích cực mà nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

- Hiện nay trên mạng internet (nguồn tự học chủ yếu của giáo viên lúc này) có nhiều bài viết về các PHDH, KTDH tích cực nhưng đa số là những bài viết về lý thuyết, thiếu ví dụ minh hoạ mang tính thực tế. Nên cần có những nguồn tài liệu thực hành phương pháp phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

V. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG 2 (TÍNH VÀO CÔNG THỨC ĐIỂM)

1. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Thông tin nào dưới đây thể hiện định hướng chung của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018?

Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

Tổ chức các hoạt động học tập qua các bài tập, trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành.

Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức DH khi tổ chức hoạt động học cho HS.

Tổ chức các hoạt động học tập trên nền tảng phát huy những hiểu biết đã có của HS.

2. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 2. Phát biểu nào chính xác về định hướng chung của việc lựa chọn và vận dụng các PP, KTDH trong chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018?

Sử dụng các PP dạy và học tích cực một cách linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ theo ưu thế của mỗi PP.

Các PP, KTDH phải phù hợp với mục tiêu, YCCĐ của chù đề/ hoạt động học (PC chủ yếu, NL chung và NL đặc thù), phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học.

Các PP, KTDH được lựa chọn phải hướng đến hoạt động ngoài lớp để HS có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức.

Sử dụng kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại.

3. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 3. Một trong những lưu ý quan trọng đối với giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các PP, KTDH trong CT GDPT môn Ngữ văn 2018 là:

Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không nên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống.

Lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học theo cặp và theo nhóm.

Thiết kế, tổ chức chuỗi hoạt động học hướng đến việc lấy HS làm trung tâm, tạo cơ hội cho HS bộc lộ các phẩm chất và năng lực.

Tập trung phân tích nội dung dạy học để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.


4. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 4. Để vận dụng các PP, KTDH trong CT GDPT môn Ngữ văn 2018 hiệu quả, điều kiện nào là quan trọng nhất?

Các trang thiết bị DH, đồ dùng đáp ứng và thỏa mãn việc vận dụng các PP, KTDH

Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội).

HS có NL cơ bản để có thể thích ứng và làm chủ các hoạt động dạy học, chủ động với các PP, KTDH được tổ chức

GV có NL vận dụng sáng tạo các PP, KTDH tích cực; kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, quán triệt mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất và NL của HS khi vận dụng các PP, KTDH.


5. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 5. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, GV cần tổ chức dạy học như thế nào?

Tăng cường tổ chức hoạt động cho HS tham gia

Yêu cầu HS tự học là chính

Tập trung đánh giá khả năng thực hành, giải quyết vấn đề của HS

Tăng cường dạy học theo nhóm.


6. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 6. PPDH nào mang các đặc điểm sau đây: Có hoạt động xây dựng nhóm - Có sự phụ thuộc (tương tác) lẫn nhau một cách tích cực - Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân trách nhiệm nhóm - Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác

Dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học dựa trên dự án

Dạy học khám phá

Dạy học hợp tác


7. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 7. Hãy sắp xếp thứ tự các hoạt động sau theo quy trình tổ chức dạy viết dựa trên tiến trình

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển PC, NL cho HS trong môn tin học ở THCS

1b - 2c - 3a - 4d

1b - 2d - 3c - 4a

1c - 2d - 3b - 4a

1b - 2a - 3c - 4d


8. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 8. Khi dạy nội dung Luyện tập: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết (bài học Truyền thuyết, ngữ liệu Thánh Gióng Ngữ văn 6), GV yêu cầu nhóm HS dùng sơ đồ để tóm tắt về đặc điểm của truyền thuyết thể hiện qua tác phẩm và ghi vào giấy A0. Sau đó HS trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau. Cho biết GV đó đã sử dụng PPDH chủ yếu nào?

DH giải quyết vấn đề

DH hợp tác

PP Đàm thoại gợi mở

DH khám phá


9. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 9. Hãy nối tên các KTDH với cách tiến hành cho phù hợp:

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển PC, NL cho HS trong môn tin học ở THCS

1 - b, 2 - c, 3 - d, 4 - a

1 - b, 2 - d, 3 - a, 4 - c

1 - c, 2 - b, 3 - d, 4 - a

1 - b, 2 - c, 3 - a, 4 - d


10. Chọn đáp án đúng nhất

Câu 10. Hãy nối tên các phương pháp dạy học với bản chất của nó sao cho phù hợp:

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển PC, NL cho HS trong môn tin học ở THCS

1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c

1 - b, 2 - c, 3 - d, 4 - c

1 - d, 2 - a, 3 - d, 4 - c

1 - c, 2 - a, 3 - b, 4 - c

TẢI BẢN PDF ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển PC, NL cho HS trong môn tin học ở THCS