Chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiếng Anh

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

Mấy suy nghĩ về chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi chia rẽ dân tộc
19/06/2009

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ X của đảng, phần nói về vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc, sau khi xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta”, Nghị quyết đã nêu rõ những nguyên tắc, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong đó có việc “chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006, trang 122]. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc, theo tôi việc đầu tiên là chúng ta phải nhận biết đúng những biểu hiện của nó trong thực tế?

Kỳ thị dân tộc là nhìn dân tộc này hay dân tộc khác với con mắt miệt thị. Chỉ thấy dân tộc mình, coi dân tộc mình là nhất, không xem trọng dân tộc khác, không quan tâm tới lợi ích chính đáng của dân tộc khác, xem thường tác dụng của dân tộc khác đối với cả nước; thiếu tôn trọng hoặc đối xử không bình đẳng với các dân tộc có trình độ phát triển thấp hơn.

Ai có tư tưởng kỳ thị dân tộc dễ mắc bệnh kiêu ngạo, không thấy những tiến bộ của các dân tộc, không dân chủ hoặc dân chủ hình thức, hay hấp tấp nóng vội, bao biện làm thay, vi phạm quyền bình đẳng dân tộc, làm tổn thương đến tình đoàn kết dân tộc.

Tư tưởng dân tộc hẹp hòi là khép kín, biệt lập, bảo thủ, bài ngoại, ngờ vực dân tộc khác,... Những người có tư tưởng này hay nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt của dân tộc, không thấy rõ lợi ích của cả nước và tương lai của dân tộc mình; không muốn tiếp thu sự giúp đỡ và những kinh nghiệm hay những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác.

Những ai có tư tưởng kỳ thị và hẹp hòi đó sẽ dẫn tới chia rẽ dân tộc; họ tỏ thái độ mặc cảm dân tộc, gây nghi ngờ, thiếu tin cậy nhau, lôi bè kéo cánh, làm và mất đoàn kết, thù ghét giữa các dân tộc,... là nguy cơ dẫn đến xung đột dân tộc.

Điều cần đặc biệt lưu ý từ thực tiễn của một số nước trên thế giới là, vấn đề dân tộc ngày nay, khi bị các thế lực chính trị đen tối lợi dụng thì thường dẫn đến dân tộc cực đoan và ly khai. Tư tưởng dân tộc cực đoan là tuyệt đối hoá tính biệt lập, đặc thù của một dân tộc, đề cao dân tộc mình, phủ nhận hoặc xem thường với thái độ miệt thị các dân tộc khác; chỉ thấy quyền lợi của dân tộc mình, chà đạp lên quyền lợi của dân tộc khác; nuôi dưỡng ngày càng sâu mối hận thù với các dân tộc khác,...

Để đạt mục đích, những người có tư tưởng dân tộc cực đoan, được các thế lực thù địch tạo điều kiện thì họ không từ bỏ mọi phương tiện và thủ đoạn nào, sẽ tạo ra cuộc đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lúc đầu họ sẽ đòi phục hồi quyền lợi của cha ông, đòi các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội; rồi cao hơn là gây bạo loạn, lật đổ, đòi dân tộc tự trị; cuối cùng là đòi ly khai lập quốc gia riêng.

Có nhận biết đúng những tư tưởng đó thì mới chống được. Nhưng việc nhận biết đó không dễ, nên chúng ta phải đứng trên quan điểm lập trường của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem xét và nhận biết đúng tư tưởng đó trong thực tiễn, từ thái độ và lời nói đến hành động cụ thể. Không tuỳ tiện “chụp mũ’; không xem những sai lầm, khuyết điểm cá biệt, nhất thời trong công tác và tác phong của một số người thành những khuynh hướng tư tưởng có hệ thống.

Nguyên nhân có những tư tưởng đó là gì? Đó là những người trong cán bộ và dân tộc ta còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc... của chế độ chủ nô, phong kiến, thực dân-đế quốc. Hơn nữa việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về đại đoàn kết, chính sách dân tộc, chính sách mặt trận của Đảng và Nhà nước ta chưa sâu sắc, chưa toàn diện, thiếu thống nhất nên chưa đủ sức xoá bỏ được tàn dư của quá khứ để lại. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tìm mọi cách dung dưỡng chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dùng nó để nội công ngoại kích trong chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá ta, gây mất ổn định chính trị xã hội. Trong khi đó chúng ta còn có không ít người thiếu rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao cảnh giác cách mạng, còn thụ động và thiếu sắc bén trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của địch.

Chống tư tưởng kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng ta. Vì đó là những tư tưởng tiêu cực chỉ có tác động tiêu cực. Nó xa lạ với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cản trở việc thực hiện các nguyên tắc chính sách dân tộc, chính sách mặt trận của Đảng và Nhà nước ta là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ,...

Từ ngày có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, Đảng và Bác Hồ đã thường xuyên chỉ bảo chúng ta và đồng bào các dân tộc phải chống những tư tưởng tiêu cực đó. Trong quan hệ giữa các dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, chính sách mặt trận của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta đã có nhiều cố gắng và tiến bộ, nhưng đi sâu vào thực tiễn cuộc sống và tâm trạng của đồng bào các dân tộc, có lúc, có nơi, có việc còn nhiều yếu kém, khuyết điểm, chưa đáp ứng được lợi ích chính đáng của từng dân tộc và hài hoà giữa các dân tộc, nên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố bất hoà…

Đại hội X của Đảng nhấn mạnh phải chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc,... Nghị quyết đã chỉ ra, vấn đề là phải chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo những diễn biến cụ thể, ở từng địa bàn và ở từng đối tượng, do nguyên nhân chủ quan và khách quan nào, để đề ra giải pháp tích cực và sát hợp, có phương án xử lý kịp thời.
Mọi người đều phải tự giác đấu tranh với những tư tưởng tiêu cực đó, trước hết là với bản thân và gia đình mình, phải chiến thắng loại “giặc ở trong lòng mình” như Bác Hồ đã dạy. Không thể như ai đó cho rằng, động đến dân tộc và chống những biểu hiện sai trái trong tư tưởng đối với vấn đề dân tộc là phức tạp, là quốc tế sẽ lên án và can thiệp, rồi né tránh hoặc “bó tay”. Đúng là vấn đề này rất nhạy cảm, nên phải làm sao không hữu và không tả, để đạt hiệu quả trong cuộc đấu tranh tư tưởng này.

Về cách làm, đi đôi với chống phải lấy xây là chính. Theo tôi, chúng ta cần tập trung vào những việc chủ yếu:
1. Phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách mặt trận của Đảng và Nhà nước ta đến mọi người để hiểu cho rõ và làm cho đúng; không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, đủ sức đánh bại chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và những tư tưởng tiêu cực, làm thất bại âm mưu và hành động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Bác Hồ nói: “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc”; phải giáo dục sâu rộng ý thức dân tộc và ý thức quốc gia. Trong giáo dục phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam lên trên lợi ích của từng dân tộc; làm cho lợi ích đó không đối lập nhau, trái lại bổ sung cho nhau, nương tựa vào nhau để cùng phát triển trong mỗi một công dân của dân tộc Việt Nam. Và phải xây được tư tưởng Hồ Chí Minh trong lòng đồng bào các dân tộc, để đồng bào các dân tộc “sống, chiến đấu, lao động, học tập” theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Phải thường xuyên giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc. Chú trọng tuyên truyền công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ, của cách mạng đem lại cho đồng bào các dân tộc; đồng thời nêu bật được tinh thần tự lực tự cường, sự đóng góp qúy báu của đồng bào các dân tộc cho Đảng và cách mạng. Củng cố niềm tin theo Đảng và Bác Hồ trong đồng bào các dân tộc; không để kẻ địch xúi giục, lôi kéo đồng bào các dân tộc chống lại Đảng và Nhà nước ta.

2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào và cán bộ dân tộc đa số với đồng bào và cán bộ các dân tộc thiểu số. Đó là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; khi nào có được mối quan hệ đó thì mới chống được tư tưởng kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số “đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”... [Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số họp tại Plây-cu ngày 19/4/1946]. Và, “Các dân tộc anh em chúng ta muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hoá của mình thì chúng ta phải tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà” [Thư gửi học sinh Trường Sư phạm miền núi Trung ương ngày 19/3/1955].

Ngày nay, các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số của ta phải hiểu biết nhau sâu sắc hơn, chỉ có hiểu được “cái tâm” của nhau thì trong lòng họ mới kính trọng nhau, mới tăng được đồng thuận, xoá được định kiến giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, mới sống chết có nhau,... mới cùng nhau đoàn kết xây được mối quan hệ tốt đẹp như Bác Hồ dạy. Việc làm đó cũng là nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc, xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong Đại gia đình Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các dân tộc phải biết nâng cao khả năng cách mạng, phát huy những mặt tích cực, người tốt và việc tốt; khắc phục cho được những mặt tiêu cực và yếu kém của mình. Nâng cao được quyết tâm và thành tâm của dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số để cùng nhau phát triển. Làm cho các dân tộc thiểu số mở rộng hiểu biết, cùng với dân tộc đa số phấn đấu vươn lên vì lợi ích của Đảng và dân tộc trong thời kỳ mới của cách mạng. Các dân tộc thiểu số cũng cần phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc cùng tư tưởng dân tộc cực đoan, cục bộ hẹp hòi hay địa phương chủ nghĩa.

Đoàn kết, đại đoàn kết, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc không thể chỉ là một khẩu hiệu. Không thể đoàn kết bằng lời nói mà là đoàn kết bằng việc làm, đoàn kết từ tình cảm, đoàn kết bằng cơ chế và chính sách. Bác Hồ dạy: “Mỗi người cần đoàn kết thực sự và giúp nhau cùng tiến bộ. Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân” [Bài nói tại Hội nghị Uỷ ban Trung ương MTTQVN ngày 19/3/1958].

- Nếu như trong nội bộ một số dân tộc, giữa các dân tộc, ai còn có những bất hoà, thiếu đoàn kết nhất trí,... thì cấp trên có trách nhiệm phải tìm rõ sự việc và nguyên nhân, giải quyết những bất hoà cho “thấu tình, đạt lý”, hãy vì mục tiêu bình đẳng và đoàn kết, khuyên nhau chia sẻ, xoá bỏ bất hoà, hướng tới tương lai. Ai đã qua giáo dục nhiều lần mà cố tình chống phá, phạm pháp, gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

3. Tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở chính trị và đào tạo cán bộ các dân tộc, kết hợp hài hoà sự phát triển từng dân tộc với sự phát triển chung của quốc gia đa dân tộc, sớm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về các mặt giữa các dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải làm cho “các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như Bác Hồ đã nói: Giải quyết vấn đề dân tộc, thực chất và cốt lõi là vấn đề lợi ích. Ngày nay, sự khác nhau về lợi ích rất đa dạng và phức tạp. Trong khả năng cho phép, chúng ta phải giải quyết hài hoà lợi ích chính đáng của các dân tộc, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích từng dân tộc và lợi ích quốc gia. Đó chính là tạo niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và Bác Hồ, với Nhà nước và chế độ ta, là thực hiện bình đẳng và đoàn kết thực sự giữa các dân tộc.

Có Đảng lãnh đạo, học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì nhất định chúng ta loạl trừ được những tư tưởng tiêu cực và những yếu tố gây bất hoà tiềm ẩn giữa các dân tộc nhất định thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

LÙ VĂN QUE
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,375,508

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề