Chức danh OS la gì

Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 15/09/2017, theo đó:

Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.

Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.

Trên đây là tư vấn về chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Mỗi chức danh trên tàu đòi hỏi trình độ đào tạo và kinh nghiệm khác nhau với mức lương cũng rất khác nhau. Các chức danh thủy thủ, thợ máy yêu cầu về trình độ đào tạo ở mức sơ cấp hoặc trung cấp, trong khi các chức danh sỹ quan đòi hỏi trình độ đào tạo ở mức cao đẳng hoặc đại học. Các chức danh sỹ quan được chia thành hai mức: Sỹ quan mức vận hành (Officer – Operating Level) và Sỹ quan mức quản lý (Officer – Management Level). Trong đó, Thuyền trưởng, Đại phó, Máy trưởng, Máy 2 là các sỹ quan mức quản lý; Thuyền phó 2, Thuyền phó 3, Máy 3, Máy 4 là các sỹ quan mức vận hành.

Quy định về trình độ đào tạo và kinh nghiệm chuyên môn đối với các chức danh thuyền viên trên thế giới được quy định tại Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên, sửa đổi tại Manila 2010 (International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers – STCW2010). Ở Việt Nam, hiện áp dụng theo quy định trong Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Dưới đây là quy định về điều kiện đối với sỹ quan máy tàu mức trách nhiệm vận hành theo Thông tư 03/2020/TT-BGTVT.
"Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kw trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca AB;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kw thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kw trở lên.”

Chức danh OS la gì

Một góc buồng máy tàu NUS Keystone (trọng tải trên 25.000 tấn)

3. Sỹ quan vận hành máy - Họ là ai

Chương trình đào tạo Khai thác máy tàu biển hướng tới sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn sỹ quan máy mức trách nhiệm vận hành. Theo đó, Khoa phối hợp với các công ty tàu biển để đưa sinh viên đi thực tập để đảm bảo 12 tháng huấn luyện theo tiêu chuẩn STCW2010. Sinh viên khi nhận bằng tốt nghiệp sẽ có đủ điều kiện tham dự kỳ thi do Cục Hàng hải tổ chức để nhận chứng chỉ chuyên môn Sỹ quan vận hành máy. 

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT về chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam có quy định:

Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.

Theo đó thì sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn được gọi là máy ba, máy tư.

Chức danh OS la gì

Chức danh sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn được gọi khác như thế nào? (Hình từ Internet)

Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam trực ca chịu sự chỉ huy của ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định:

Nhiệm vụ của sỹ quan máy trực ca
1. Sỹ quan máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình liên quan đến việc vận hành máy móc, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm sự hoạt động bình thường của tất cả máy móc, thiết bị. Sỹ quan máy trực ca không được tự ý bỏ ca trực khi chưa có sự đồng ý của máy trưởng hoặc máy hai được máy trưởng ủy quyền.
...

Theo đó thì trên tàu biển Việt Nam sỹ quan máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng.

Sỹ quan máy trực ca chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình liên quan đến việc vận hành máy móc, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm sự hoạt động bình thường của tất cả máy móc, thiết bị.

Sỹ quan máy trực ca có nhiệm vụ thế nào?

Về nhiệm vụ của sỹ quan máy trực ca được quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau: