Chức năng thông tin của thị trường du lịch

Thị trường du lịch (tiếng Anh: Tourism Market) bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.

Chức năng thông tin của thị trường du lịch

Hình minh hoạ (Nguồn: mindler)

Khái niệm

Thị trường du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Market.

Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá. Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.

Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế được hình thành trên cơ sở các qui luật kinh tế thuộc nền sản xuất hàng hoá và các qui luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế xã hội.

Đặc điểm của thị trường du lịch

- Thị trường du lịch xuất hiện tương đối muộn so với thị trường hàng hoá và dịch vụ, nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người.

- Trên thị trường du lịch không có sự dịch chuyển khối lượng hàng hoá. Để thực hiện việc mua – bán sản phẩm du lịch thì người tiêu dùng (khách du lịch) phải di chuyển đến với sản phẩm du lịch.

- Trên thị trường du lịch, đối tượng trao đổi chủ yếu là dịch vụ, còn hàng hoá chiếm tỉ lệ ít hơn. Dịch vụ vận tải, lưu trú, giải trí, môi giới…

- Hàng hoá lưu niệm là đối tượng đặc biệt và chủ yếu được thực hiện trên thị trường du lịch.

- Thị trường du lịch được hình thành ở cả nơi du khách xuất phát và nơi đến du lịch.

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các tổ chức du lịch đã tìm đến nơi ở của du khách để quảng cáo giới thiệu những thông tin về giá cả, thời gian, không gian, phương tiện phục vụ chuyến du lịch, giúp khách du lịch hiểu rõ các điều kiện tham gia du lịch, từ đó họ có thể lựa chọn, trả giá cho một tua du lịch ngay tại nơi xuất phát. 

Nơi đến du lịch là các điểm du lịch đã được tổ chức những dịch vụ hàng hoá để sẵn sàng bán cho khách du lịch.

- Cung - cầu trên thị trường du lịch có sự tách biệt cả về không gian và thời gian vì "cung" và "cầu" luôn ở cách xa nhau, "cung" du lịch là những điểm đã được xác định, còn "cầu" du lịch do con người quyết định lại ở khắp mọi nơi.

- Các chủ thể tham gia trao đổi trên thị trường đa dạng với nhiều hình thức khác nhau.

- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn so với trao đổi hàng hoá thông thường vì khi thực hiện được chuyến du lịch ít nhất một ngày trở lên.

- Thị trường du lịch có tính thời vụ rõ nét.

Phân loại thị trường du lịch

Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng

- Thị trường du lịch thực tế là thị trường du lịch mà ở đó dịch vụ và hàng hoá thực hiện được.

- Thị trường du lịch tiềm năng là thị trường mà ở đó chưa đủ điều kiện để thực hiện được dịch vụ hàng hoá du lịch.

Căn cứ vào quan hệ cung – cầu

- Thị trường du lịch có cầu lớn hơn cung là thị trường mà ở đó người bán không thể thoả mãn được nhu cầu về dịch vụ - hàng hoá du lịch.

- Thị trường có cung lớn hơn cầu là thị trường mà ở đó mọi nhu cầu về dịch vụ - hàng hoá du lịch được thoả mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nước và quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Du lịch Khách sạn, Định Thị Thư, NXB Hà Nội, 2005)

Diệu Nhi

Bàn luận về kinh doanh du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch. Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.

1.           Định nghĩa về thị trường du lịch :

a.      Theo nghĩa hẹp :

“Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”.

b.      Theo nghĩa rộng :

“Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”.

2.           Phân loại thị trường du lịch :

2.1.           Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ :

* Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác.

Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia.

* Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.

2.2 Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch :

* Thị trường gửi khách :

Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch.

* Thị trường nhận khách :

Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.

2.3.     Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch :

* Thị trường du lịch thực tế :

Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch.

* Thị trường du lịch tiềm năng :

Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm ở tương lai.

* Thị trường du lịch mục tiêu (The Target Market) :

Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách.

Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó.

3.       Cơ cấu thành phần của kinh doanh du lịch :

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành, giữa các bộ phận này có mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau.

Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch  bao gồm :

+ Kinh doanh lưu trú và ăn uống.

+ Kinh doanh lữ hành.

+ Kinh doanh vận chuyển du lịch.

+ Kinh doanh thông tin du lịch.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • thị trường du lịch là gì
  • thi truong du lich
  • khái niệm thị trường khách du lịch
  • khái niệm về du lịch
  • ,

    Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. ư

    Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Chức năng của thị trường là gì.

    Thị trường là gì?

    Sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

    Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

    Hoặc có thể hiểu theo nghĩa khái quát hơn thì thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

    Dù là thị trường đơn giản hay thị trường hiện đại đều có sự tác động của các yếu tố cấu thành thị trường như: Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

    Chức năng thông tin của thị trường du lịch

    Các loại thị trường

    Việc phân loại thị trường được dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, cụ thể như sau:

    – Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì thị trường gồm 04 loại:

    + Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình.

    + Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    + Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội.

    + Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch

    – Căn cứ vào số lượng và vị trí của người mua, người bán thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản:

    + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường.

    + Thị trường độc quyền: Bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua hoặc một người bán

    + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái thị trường có sự đan xen giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: Thương hiệu của doanh nghiệp, giá cả…

    – Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

    + Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.  

    + Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ.

    + Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác.

    Thị trường có 03 chức năng chính, cụ thể như sau:

    – Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

    Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó. Nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận.Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

    Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.

    – Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng…

    Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

    – Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

    Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.

    Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Chức năng của thị trường là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!