Chức vụ ngoại giao là gì

Bí thư ngoại giao là viên chức ngoại giao có hàm ngoại giao sau đại sứ, công sứ, tham tán, trước tuỳ viên ngoại giao.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàm bí thư thứ nhất, hàm bí thư thứ hai thuộc cấp ngoại giao trung cấp; hàm bí thư thứ ba thuộc cấp ngoại giao sơ cấp.

Khi thực hiện chức vụ ngoại giao ở nước ngoài, bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Tùy viên ngoại giao là chức vụ thấp nhất trong nhóm chức vụ có hàm ngoại giao của đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Tùy viên ngoại giao là công chức,cán bộ ngành khác nằm trong đại sứ quán, công sứ quán với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề chuyên môn , chuyên ngành và đại diện cho bộ ngành mình khi giao tiếp với các bộ, ngành tương ứng của nước sở tại.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Theo quy định của pháp luật vè phân cấp, bổ nhệm các hàm, cấp ngoại giao được xém xét thực hiện một cách cẩn trọng bởi lẽ đây là cơ quan đại diện tham gia vào các cuộc hội thảo, đàm phán quan trọng đối với ngoại giao Việt Nam. Pháp lệnh hàm, cấp ngoại giao đã phân định rõ ràng các hàm, cấp và tiêu chuẩn cũng như nghiệp vụ chức năng tương ứng với nhiệm vụ.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hàm ngoại giao là gì?
  • 2 2. Hàm, cấp ngoại giao và chức vụ ngoại giao của Việt Nam:

1. Hàm ngoại giao là gì?

Căn cứ theo Điều 1 của Pháp lệnh hàm, cấp ngoại giao năm 1995 cs quy định về khái niệm của Hàm ngoại giao như sau: Hàm ngoại giao là chức danh Nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao để phục vụ công tác đối ngoại ở trong nước và ở nước ngoài.

Theo đó, người có hàm ngoại giao có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự tương ứng với hàm ngoại giao của người đó. Trong một số trường hợp, người mang hàm ngoại giao có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự cao hoặc thấp hơn hàm ngoại giao của người đó. Người mang hàm ngoại giao nào được giữ hàm ngoại giao đó khi được cử đi công tác ở nước ngoài với cương vị ngoại giao hoặc cương vị lãnh sự.

Người mang hàm ngoại giao khi được điều động sang công tác tại cơ quan, tổ chức khác hoặc nghỉ hưu thì được ngữ nguyên hàm, cấp ngoại giao mang khi đó như một vinh dự của ngành ngoại giao.

2. Hàm, cấp ngoại giao và chức vụ ngoại giao của Việt Nam:

Đối với hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam thì Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được pháp luật quy định tại Pháp lệnh hàm, cấp ngoại giao và được hướng dẫn bởi Nghị định 13-CP cụ thể tại các điều ở chương 2 Nghị định 13-CP như sau:

Đối với cấp ngoại giao cao cấp gồm Hàm Đại sứ; Hàm Công sứ; Hàm Tham tán. Còn đối với cấp ngoại giao trung cấp thì có Hàm Bí thư thứ nhất; Hàm Bí thư thứ hai. Cuối cùng là cấp ngoại giao sơ cấp có Hàm Bí thư thứ ba và Hàm Tuỳ viên.

Cụ thể tại các Điều ở chương 2 Nghị định 13-CP về tiêu chuẩn xét hạng hàm, cấp ngoại giao như sau:

– Thứ nhất, Hàm Đại sứ

Người được phong hàm đại sứ phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau phải nắm chắc và có khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Có khả năng phối hợp với các cơ quan Nhà nước để thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách và các hoạt động đối ngoại được giao; Làm công tác tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về các chủ trương, chính sách đối ngoại và công tác xây dựng ngành.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như: đại diện chủ trì các công trình nghiên cứu, hoàn chỉnh các văn bản, quyết định cấp Bộ và cấp Nhà nước về các vấn đề đối ngoại quan trọng; Nắm vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế; Tốt nghiệp đại học trở lên, có trình độ chính trị cao cấp và có trình độ và năng lực đào tạo bồi dưỡng công chức cấp dưới,…. Đối với thời gian công tác của hàm là Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc tương đương, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp ngành ngoại giao hoặc đã là người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, có thời gian công tác trong ngành Ngoại giao từ 10 năm trở lên.

– Thứ hai, Hàm Công sứ

Người được phong hàm Công sứ phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Có khả năng phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để thực hiện các đề án của Bộ Ngoại giao về công tác đối ngoại hoặc công tác xây dựng ngành và xây dựng các đề án của Bộ Ngoại giao về công tác đối ngoại và xây dựng ngành.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như: Nắm vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp của quốc tế kết hợp có kiến thức tổng hợp, khả năng dự báo xu thế phát triển của tình hình thế giới và khu vực hoặc các tổ chức quốc tế lớn để tham gia các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế quan trọng với cương vị là chủ trì hoặc tư cách thành viên chính; Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị cao cấp, có khả năng bồi dưỡng, đào tạo công chức cấp dưới,… Đối với thời gian công tác của hàm là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp ngành ngoại giao, chuyên viên chính ngành ngoại giao, hoặc đã công tác với cương vị là viên chức ngoại giao tại cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 8 năm trở lên.

– Thứ ba, Hàm tham tán

Người được phong hàm Tham tán phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ là biết vận dụng các đường lối chính sách về công tác đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Có khả năng xây dựng, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về các chủ trương, chính sách có liên quan đến hoạt động ngoại giao hoặc công tác xây dựng ngành và chủ trì soạn thảo văn bản kiến nghị về các chủ trương, chính sách, sách lược đối với một nước lớn, một trọng điểm, một khu vực hoặc một số tổ chức quốc tế quan trọng.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như:  Nắm vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, biết ứng phó linh hoạt, đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế, Có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế. Có kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế để tham gia các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế có liên quan đến các vấn đề phụ trách với tư cách là chủ trì hoặc là thành viên. Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị trung, cao cấp, có khả năng bồi dưỡng công chức cấp dưới về nghiệp vụ ngoại giao,…. Đối với thời gian công tác của hàm là  Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp ngành ngoại giao, chuyên viên chính ngành ngoại giao, chuyên viên ngành ngoại giao, hoặc đã công tác với cương vị là viên chức ngoại giao ở cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ Việt Nam ở nước ngoài, có thời gian công tác trong ngành Ngoại giao từ 8 năm trở lên.

– Thứ tư, Hàm Bí thư thứ nhất

Người được phong hàm Bí thư thứ nhất phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ đó là biết vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như: xét có khả năng tham gia các đoàn đàm phán cấp Bộ, hoạt động độc lập trong các tiểu ban khi tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế có liên quan đến công tác đối ngoại. Nắm bặt được kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động ngoại giao. Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị trung cấp và có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho công chức cấp dưới,…

Đối với thời gian công tác của hàm là chuyên viên chính hoặc chuyên viên ngành ngoại giao, có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 5 năm trở lên.

– Thứ năm, Hàm Bí thư thứ hai

Người được phong hàm Bí thư thứ hai phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ sau là biết vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như: Có khả năng đề xuất với Bộ về một số lĩnh vực của công tác đối ngoại và công tác xây dựng ngành và nghiên cứu, công tác độc lập và áp dụng các kiến thức chuyên môn vào công việc được giao để năng giúp đỡ công chức cấp dưới về nghiệp vụ chuyên môn. Nắm bắt tình hình, kiến thức lịch sử quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động ngoại giao.Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị sơ cấp và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao.

Đối với thời gian công tác là chuyên viên ngành ngoại giao, thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 5 năm trở lên.

– Thứ năm, Hàm Bí thư thứ ba

Người được phong hàm Bí thư thứ ba phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ là nắm được đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao. Giúp Thủ trưởng đơn vị đề xuất các chủ trương công tác của Bộ có liên quan đến quan hệ với nước hoặc lĩnh vực mình phụ trách.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như tham gia dự thảo các văn bản ngoại giao có liên quan đến nước hoặc lĩnh vực mình phụ trách. Hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao, tự dự thảo được các văn bản ngoại giao loại trung bình. Đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chính trị sơ cấp,….

Đối với thời gian công tác là chuyên viên ngành ngoại giao, có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên.

– Thứ sáu, Hàm Tuỳ viên

Người được phong hàm Tuỳ viên phải có trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ là nắm được đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và chủ trương công tác của Bộ Ngoại giao. Từ đó, triển khai thực hiện một phần việc cụ thể trong các quyết định của Bộ có liên quan đến công tác đối ngoại hoặc công tác xây dựng ngành.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như thu nhập tư liệu, chuẩn bị hồ sơ, dự kiến tình hình cho lãnh đạo đơn vị, ây dựng các tờ trình, đề án nhằm triển khai quyết định Bộ đã ban hành có liên quan đến công việc được giao.  Đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ tương đương,  trình độ chính trị sơ cấp.

Đối với thời gian công tác là chuyên viên ngành ngoại giao, có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên.

Đối với chức vụ ngoại giao được quy định là chức vụ được bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao công tác tại các cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia ở nước ngoài được gắn liền với nhiệm kỳ công tác.