Có thai bao lâu thì siêu âm đầu dò được

Sau quan hệ bao lâu thì biết có thai là một câu hỏi của không ít người, đặc biệt là những cặp vợ chồng đang mong muốn sinh thêm em bé. Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi trong bài viết này nhé!

Những cặp vợ chồng đang muốn có con sau mỗi lần quan hệ tình dục đều cảm thấy hồi hộp, lo lắng không biết người vợ đã mang thai hay chưa. Tuy nhiên, phải sau một quá trình thụ tinh và hình thành thai nhi thì các dấu hiệu mang thai đầu tiên mới xuất hiện.

Quá trình thụ tinh diễn ra khi nào?

Khi tiến hành quan hệ tình dục, nam giới khi đạt cực khoái sẽ tiến hành xuất tinh và tinh trùng sẽ được phóng vào âm đạo của nữ giới. Thông thường, tinh trùng cần phải bơi từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để tìm gặp trứng. Một quả trứng sẽ được thụ tinh trong khoảng thời gian là từ 12 – 24h. Trường hợp trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị phá hủy và dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt.

Và nếu có quan hệ tình dục vào đúng ngày chị em rụng trứng hoặc quan hệ trước ngày rụng trứng khoảng 5 ngày thì có khả năng cao là chị em đã thụ thai. Việc thụ thai cũng diễn ra khá sớm, sau khoảng 30 phút kể từ khi tinh trùng được phóng vào ống dẫn trứng.

Quá trình hình thành bào thai

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh tại ống dẫn trứng sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử khi di chuyển theo ống dẫn trứng sẽ liên tục phân đôi và hình thành nên bào thai, bám vào tử cung để phát triển. Dần dần, hợp tử này sẽ phát triển thành phôi thai khi tới một thời điểm nhất định. Thời điểm quan hệ cho đến khi hợp tử phát triển thành phôi thai thường mất từ 6 – 12 ngày.

Đối với một số trường hợp sau khi thụ thai sẽ thấy có đốm máu nhỏ ở đáy quần lót kèm cảm giác đau bụng nhẹ. Tuy nhiên thì không phải người nào cũng có biểu hiện này sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công.

Vậy, sau quan hệ bao lâu thì biết có thai?

Chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra sau 1 - 2 tuần kể từ khi quan hệ tình dục không an toàn. Để có kết quả chính xác, nữ giới nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm đầu dò... Ngoài ra, một số dấu hiệu mang thai sớm cũng sẽ bắt đầu xuất hiện vào thời điểm này.

Dấu hiệu mang thai sớm

Khi có thai, người phụ nữ ít nhiều có sự thay đổi nhưng không phải ai cũng có dấu hiệu mang thai giống nhau. Có thể ở một số chị em có biểu hiện mang thai này nhưng một số chị em khác lại không.

Chị em có thể dựa vào một số dấu hiệu mang thai dưới đây để phân biệt xem có phải mình mang thai hay không:

Khi phôi thai bám vào thành tử cung, chị em sẽ thấy xuất hiện vệt máu nhẹ có màu hồng và lượng máu này chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày rồi hết đi. Lưu ý, máu báo thai thường ra ít chứ không nhiều như máu kinh nguyệt nên chị em cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Một số chị em khi mang thai còn nhận thấy vùng kín của mình tiết ra một chất dịch có màu trắng đục. Chị em đừng quá lo lắng bởi đây có thể là do lớp niêm mạc tử cung dày lên khi quá trình thụ thai diễn ra.

Chú ý, nếu nhận thấy khí hư tiết ra nhiều và có thêm các triệu chứng bất thường khác như ngứa ngáy vùng kín, khí hư có màu lạ kèm mùi hôi… thì chị em nên đi kiểm tra ngay.

Thai nhi phát triển và chèn ép vào bàng quang khiến cơ quan bị kích ứng, chị em trong thời gian mang thai thường có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Một trong những dấu hiệu có thai sớm ở người phụ nữ đó là những thay đổi ở ngực, thường là do sau khi thụ thai, nồng độ hormone ở nữ giới thay đổi đột ngột nên vùng ngực cũng có sự thay đổi.

Ngực của chị em có thể có dấu hiệu sưng lên, nếu chạm nhẹ vào cũng có cảm giác đau. Đồng thời, khu vực nhạy cảm này cũng tăng lên về kích thước, thường trở nên đầy đặn hơn. Xung quanh quầng vú cũng có màu đậm hơn so với bình thường.

Đây có lẽ là dấu hiệu mang thai mà có rất nhiều chị em gặp phải. Theo nghiên cứu thì việc thay đổi hormone có thể là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy buồn nôn khi mang thai. Cơn buồn nôn ở mỗi người sẽ khác nhau nhưng đa phần là xuất hiện vào buổi sáng, chị em thường có cảm giác khó chịu, đặc biệt là đối với mùi thức ăn. Ngoài ra, còn có nhiều dấu hiệu mang thai khác như: người mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tăng hoặc giảm cân, chậm kinh, thèm ăn, chuột rút…

Các biện pháp thử thai phổ biến

Ngoài những dấu hiệu mang thai sớm kể trên thì cũng có rất nhiều biện pháp giúp kiểm tra việc thụ thai. Dưới đây là một số biện pháp thử thai phổ biến mà chị em có thể tham khảo:

🔰 Dùng que thử thai xét nghiệm nước tiểu

Đây được coi là cách thử thai khá phổ biến và có độ chính xác lên tới 97% nếu được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm. Cách thử thai này có thể được thực hiện tại nhà hoặc ở cơ sở y tế uy tín. Thường thì sau khoảng 7 – 14 ngày sau khi có quan hệ tình dục không an toàn, chị em có thể thực hiện cách này để kiểm tra xem có phải mình mang thai hay không.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy mẫu nước tiểu vừa đủ cho vào cốc có trong bộ que thử thai, chị em nên lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm để cho kết quả chính xác cao.
  • Tiếp theo lấy que thử thai ra và đặt vào cốc có nước tiểu theo hướng mũi tên. Chú ý không để nước tiểu làm ướt đi vạch max line in trên que thử thai.
  • Để nguyên và đợi khoảng 5 phút thì lấy ra và đọc kết quả trên que thử thai.
  • Nếu thấy có 1 vạch màu hồng ở que thử thai thì có nghĩa là chị em không có thai. Nếu que thử có 2 vạch thì tức là chị em đã có thai. Còn nếu không có vạch nào thì chứng tỏ chị em sử dụng que thử không đúng cách và chị em cần thử lại.

Để kết quả thử thai khi thực hiện phương pháp này có hiệu quả, chính xác thì chị em cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Mua bộ que thử thai ở những hiệu thuốc uy tín.
  • Nên thử thai vào buổi sáng sớm bởi nồng độ HCG trong thời điểm này thường cao hơn so với thời gian bình thường.
  • Tránh sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trước khi thử thai.
  • Vào đêm hôm trước khi thử thai thì cần tránh uống quá nhiều nước.
  • Không nên ngâm que thử thai trong nước tiểu quá 15 phút.
  • Chỉ nên thử thai khi nhận thấy mình có các triệu chứng mang thai sớm như căng tức ngực, đi tiểu nhiều lần, trễ kinh, buồn nôn…

🔰 Thử thai bằng xét nghiệm máu

Để thử thai thì chị em cũng có thể đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm máu. Phương pháp này thường được thực hiện sớm, từ 6 – 8 ngày sau khi diễn ra quá trình thụ tinh và cho hiệu quả chính xác cao so với các phương pháp thử thai thông thường.

Sau khi trứng được thụ tinh 1 tuần, khi tiến hành làm xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ biết được chị em có đang mang thai hay không. Ngoài để kiểm tra việc mang thai, xét nghiệm này còn giúp phát hiện thai ngoài tử cung, dấu hiệu dọa sảy thai hay mang đa thai hay không.

Có hai loại xét nghiệm máu để kiểm tra thai sau:

  • Xét nghiệm định lượng nồng độ HCG: Đây là loại xét nghiệm phố biến, có thể biết được chính xác nồng độ HCG dù ở nồng độ rất thấp. Ngoài ra, xét nghiệm này còn dùng để phát hiện một số vấn đề khác như sảy thai sớm, thai ngoài tử cung hoặc đôi khi là nồng độ HCG giảm đột ngột.
  • Xét nghiệm HCG định tính: Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể tiến hành làm xét nghiệm này để kiểm tra thai sớm khoảng 10 ngày sau khi thụ thai.

🔰 Tính ngày rụng trứng và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Bình thường, một người phụ nữ mỗi tháng đều rụng trứng. Trường hợp trứng gặp được tinh trùng thụ tinh, khi đó trứng sẽ không rụng và người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thời gian mang thai. Dựa vào đó chị em có thể tự tính ngày rụng trứng của mình để kiểm tra xem có phải mình mang thai hay không.

Theo một số nghiên cứu, sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt 14 khoảng 14 ngày, trứng sẽ bắt đầu rụng. Tuy nhiên, ở mỗi người có thể không chính xác bởi trứng có thể rụng sớm hơn hoặc rụng muộn hơn.

Phương pháp kiểm tra này chỉ mang lại hiệu quả cho những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định. Cách tính khá đơn giản, chị em chỉ cần lấy số ngày chu kỳ kinh nguyệt trừ đi 14 là ra ngày rụng trứng.

🔰 Siêu âm đầu dò

Thông thường, siêu âm đầu dò là phương pháp dùng để chẩn đoán, kiểm tra các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục ở nữ giới. Tuy nhiên thì phương pháp này cũng được dùng để phát hiện thai sớm cho chị em nào đang còn băn khoăn, thắc mắc không biết mình có thai hay chưa.

Để có kết quả chính xác, chị em nên đi siêu âm vào khoảng tuần thứ 5, 6. Chú ý không nên đi siêu âm quá sớm bởi thai nhi lúc đó chưa hình thành và việc siêu âm sẽ không có kết quả chính xác.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Sau quan hệ bao lâu thì biết có thai? do bác sĩ chuyên khoa phụ sản tại phòng khám đa khoa Thái Hà biên soạn. Hy vọng các bạn đã nắm rõ thời điểm thử thai nào phù hợp, không nên quá nóng vội mà thử thai sớm sẽ không cho kết quả chính xác. Thông tin liên hệ: Phòng khám Thái Hà - Địa chỉ: 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội - Hotline 0325.780.327 tư vấn miễn phí!

Trang chủ: //phathaithaiha.webflow.io‍

Khi nào mẹ nên siêu âm thai nhi lần đầu?

Sau khi được bác sĩ khám, bà bầu được chỉ định siêu âm thai để đánh giá thai nằm đúng vị trí hay không, đánh giá tử cung và phần phụ, có thể siêu âm qua thành bụng hay qua đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm thai, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh túi thai trong buồng tử cung, có hình ovan, đo được đường kính túi thai ta gọi là GS chữ viết tắt: Gestational Sac khoảng: 10 – 12 mm, tương đương có tuổi thai khoảng 4 – 5 tuần, bên trong hình ảnh túi thai ta thấy được yolksac [+], đây là hình ảnh cúc phôi trong giai đoạn hình thành phôi thai. Điều này minh chứng cho rằng túi thai đã nằm hoàn toàn trong buồng tử cung và đang phát triển thành thai nhi.

Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

Việc khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt các cặp vợ chồng mang thai bé đầu tiên .Qua siêu âm thai, Bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ, xác định người mẹ có thai và chính thức có túi thai nằm trong buồng tử cung của người mẹ, phân biệt được thai có nằm ngoài tử cung không qua việc siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo. Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp.

Khám thai lần đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho người mẹ và người bố tương lai, tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể, thể dục thể thao, du lịch và sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt trong những trường hợp người mẹ có bệnh lý đi kèm hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai nhi không được khỏe thì việc điều trị ngay từ ban đầu là điều vô cùng thiết thực và ý nghĩa cho người mẹ mang thai.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Siêu âm thai lần đầu có những bước nào?

Thăm khám tiền sử bệnh lý của mẹ

Lần đầu tiên khi siêu âm, các bác sĩ sẽ rất quan tâm đến sức khỏe tổng quan của mẹ. Điều này giúp cho việc siêu âm được thuận lợi và có kết quả chính xác hơn. Để thuận tiện, mẹ nên mang theo sổ khám sức khỏe khi siêu âm. Các mẹ có thể sẽ phải trả lời cho bác sĩ một số thông tin như bên dưới:

  • Trước đây mẹ đã từng mang thai chưa?
  • Trước khi siêu âm, mẹ có từng hay đang mắc bệnh gì không?
  • Mẹ có các vấn đề liên quan đến dị ứng hay không?
  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ như thế nào?
  • Mẹ có đang sử dụng thuốc không?
  • Mẹ có sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện nào trước đây không?

Hỏi về kỳ mang thai

Các bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất hoặc biểu hiện khi mang thai của mẹ.

Thăm khám về tình hình sức khỏe hiện tại

  • Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp
  • Kiểm tra sức khỏe hệ hô hấp, tim mạch, khoang bụng và ngực
  • Kiểm tra xương chậu và cơ quan sinh sản

Tiến hành một vài xét nghiệm liên quan

  • Kiểm tra tiểu đường.
  • Xét nghiệm beta HCG
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tiểu đường
  • Xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu máu hay không
  • Xét nghiệm viêm gan B, AIDS

>> Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ và điều bạn cần biết

Bác sĩ Bùi Thi Thu Hà lưu ý rằng: 

  • Các xét nghiệm trên nên làm tại thời điểm thai 7 tuần, khi thai nhi đã có tim thai. 
  • Xét nghiệm Beta hCG chỉ làm khi bác sĩ có nghi ngờ, ví dụ như trễ kinh mà không thấy thai ở trong lòng tử cung hay có nghi ngờ thai trứng, thai lưu, thai sảy… 
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm TORCH [T- Toxoplasmosis, [O- Other Agents, [R] Rubella], [C] Cytomegalovirus, [H]erpes Simplex], nhằm xác định miễn dịch đầu thai kỳ của sản phụ. Nếu mẹ đã có miễn dịch từ đầu thai kỳ [TORCH IgG dương tính], thì trong trường hợp mẹ mắc bệnh như sốt, phát ban,... hay bé chậm tăng trưởng trong tử cung, tỉ lệ dị tật sẽ giảm đi do loại trừ được khả năng nhiễm cấp nguyên phát. Tại một số bệnh viện, xét nghiệm TORCH sẽ được gộp chung với bộ sàng lọ trisomy 21[Combined test].

Bác sĩ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để giải đáp các thắc mắc về kết quả xét nghiệm cũng như các vấn đề liên quan khác.

                                                                        BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Mang thai 10/12/2018

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Mang thai 01/02/2019

Ho là một phản xạ để làm sạch đường thở khỏi các chất gây kích thích và tăng tiết chất nhầy. Ho biểu hiện dưới dạng từng cơn hay ho khúc khắc, ho khan hoặc ho có đàm. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho có thể kèm theo khò khè hay khó thở.

Bé tập đi 25/01/2019

Thưởng chúng ta nghe nhiều về bệnh béo phì ở trẻ em, nhưng trẻ nhẹ cân cũng có thể là một vấn đề cần quan tâm. Vậy thiếu cân là gì? Câu nói của người xưa "nòi nào giống đó" có thể áp dụng cho trẻ em gầy. Những trẻ này có cha mẹ gầy luôn có số đo cân nặng và chiều cao ở phần dưới của biểu đồ tăng trưởng. Nhưng liệu đó có thực sự là vấn đề?

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải. Càng về cuối thai kỳ, tình trạng căng cứng càng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Vậy, đâu là nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu ngay, mẹ bầu nhé!

Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu/táo bón, ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt…

Nếu bạn của bạn, đồng nghiệp, hay họ hàng cùng nhau làm một bữa tiệc mừng bạn có con thì việc cảm ơn và cho họ thấy rằng bạn trân trọng nỗ lực của họ và biết ơn rất nhiều

Hải sản và thì là là sự kết hợp tuyệt vời cho các mẹ, vừa ngon miệng mẹ, lại tốt cho bé. Hương vị thơm thơm của rau thì là làm cho chúng ta không thể bỏ qua món ăn này được.

Thêm một món từ lợi ích của củ sen và tôm tươi cho các mẹ, bảo đảm các mẹ sẹ thấy lạ miệng với món ăn này.

Các kiểu ngôi thai thuận và ngôi thai ngược thường gặp trong thai kỳ. Cùng Huggies tìm hiểu thai ngôi đầu, thai ngôi mông,…trong bài sau nhé.

Video liên quan

Chủ Đề