Dị ứng lactose là gì

Theo các chuyên gia, ước tính có khoảng 68% dân số gặp tình trạng dị ứng lactose. Trong đó, tỷ lệ xuất hiện phổ biến nhất là ở trẻ em. Bố mẹ đặt ra câu hỏi trẻ dị ứng lactose có nguy hiểm không? Dị ứng lactose ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn hay không?

Đa số trẻ sơ sinh có thể tiêu hóa lactose nhưng cũng có rất nhiều trường hợp trẻ bắt đầu phát sinh sự suy giảm hấp thụ lactose sau khi hết giai đoạn sơ sinh. Triệu chứng của trẻ dị ứng lactose rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác. Vậy làm sao để biết trẻ có bị dị ứng lactose hay không? Hãy cùng H&H Nutrition tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé!

Xem thêm:

Lactose là loại đường có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa

Lactose là một loại đường không chỉ có mặt trong sữa mà còn có rất nhiều trong các thực phẩm như: bơ, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, bánh kẹo ….

Dị ứng lactose hay còn được gọi là không dung nạp lactose. Thể hiện tình trạng cơ thể trẻ không thể tiêu hóa được lượng lactose nạp vào cơ thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy. Ảnh hưởng lâu đến sự hấp thu lactose khi ở tuổi trưởng thành.

Trong ruột non có các enzyme lactase đảm nhiệm chức năng thủy phân lactose thành 2 loại đường đơn là: glucose và galactose. Sau đó qua lớp lót ruột hấp thu vào máu. Tuy nhiên, trường hợp ruột non không tạo ra đủ enzyme lactase, thức ăn thay vì được xử lý sẽ di chuyển vào đại tràng. Tại đại tràng, vi khuẩn tự nhiên tương tác với lactose chưa tiêu hóa. Sau đó lactose bị lên men và sinh ra khí chướng trong bụng và dẫn đến đầy hơi. Lactose lên men kích thích các thành bên trong của ruột gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Tình trạng dị ứng lactose thường xuất hiện nhất ở trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn những trẻ dị ứng lactose vẫn bị giảm khả năng tiêu hóa sữa khi ở độ tuổi trưởng thành.

Để nhận biết trẻ có dị ứng với lactose hay không, bố mẹ hãy chú ý xem sau khi ăn sữa hoặc các thực phẩm có chứa lactose  khoảng từ 30 phút đến vài giờ, trẻ có xuất hiện các biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau quanh rốn và nửa bụng dưới, chuột rút, co thắt vùng bụng: Do quá trình lên men lactose giải phóng các axit béo mạch ngắn, gia tăng axit và khí dẫn đến các cơn đau.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Xuất hiện do sự gia tăng nước và khí trong đại tràng làm ruột giãn ra.
  • Tiêu chảy hoặc đi vệ sinh nhiều lần, lượng phân lớn: Do lactose lên men không được tiêu hóa ở đại tràng tạo nên các axit béo mạch ngắn làm tăng nước trong ruột.
  • Một số trường hợp thấy buồn nôn và nôn mửa nhiều, có khi xuất hiện cả táo bón và cảm giác khó tiêu.
Dị ứng lactose gây khó chịu cho bé

Đây là dạng dị ứng lactose ở trẻ phổ biến và hay gặp nhất. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể trẻ bình thường vẫn đang sản xuất đủ lượng lactose cần thiết nhưng khi trẻ được thay đổi chế độ ăn như chuyển từ sữa sang các loại thức ăn khiến việc sản xuất lasctose giảm mạnh do cơ thể nghĩ rằng việc sản xuất lactase là không cần thiết dẫn đến tiêu hóa các sản phẩm có lactose thì cơ thể không hấp thu và gây tiêu chảy.

Trường hợp này xảy ra khi trẻ gặp chấn thương, tiêu chảy, nhiễm trùng tiêu hóa hoặc phẫu thuật liên quan tới ruột non, khiến ruột non giảm sản xuất lactose. Để cải thiện tình trạng này trẻ sẽ phải trải qua một số điều trị rối loạn cơ bản trong một khoảng thời gian khá dài.

Có những trường hợp trẻ sơ sinh lúc sinh ra đã hoàn toàn không có lactose gây nên tình trạng trẻ dị ứng lactose bẩm sinh. Dị ứng lactose có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh đó, trẻ sinh non có nguy cơ không dung nạp lactose cao hơn trẻ bình thường.

Hiện tại, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng dị ứng lactose ở trẻ. Nhưng bố mẹ có thể tránh được sự khó chịu cho con khi không dung nạp lactose bằng cách:

  • Tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa lactose, giảm các chế phẩm từ sữa. Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Từ 3 tháng tuổi trở lên bố mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra để biết chính xác trẻ có bị dị ứng lactose hay không. Trường hợp nếu bé đang sử dụng sữa công thức, hãy lựa chọn cho bé loại sữa chứa ít lactose để cơ thể bé tập sản sinh ra men lactase. Trường hợp nếu dùng sữa ít lactose mà tình trạng dị ứng lactose của trẻ vẫn không cải thiện thì phải đổi sang loại sữa không có lactose. Để chọn đúng loại sữa cho con, bố mẹ hãy tham khảo ghi chú trên bao bì sản phẩm. Các loại sữa chứa ít lactose thường có nồng độ 0.3 gam/100 gam. Các loại sữa đậu nành thường không chứa lactose.

Xem thêm: Sữa NAN AL110 – Dinh dưỡng dành cho trẻ tiêu chảy và bất dung nạp đường Lactose

  • Khi trẻ dị ứng lactose cần chú ý giảm các sản phẩm sữa nhưng không có nghĩa là trẻ không thể nhận đủ canxi. Bố mẹ hãy tập trung cho trẻ sử dụng các thực phẩm có khả năng cung cấp canxi như nước ép trái cây, rau xanh, bánh mì, hải sản,… để thay thế cho nguồn canxi có trong sữa. Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách dùng trứng, sữa chua.
  • Khi trẻ dị ứng với lactose, hãy cho trẻ thường xuyên ăn sữa chua và các chế phẩm chứa men vi sinh, uống nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh để hỗ trợ hoạt động của đường ruột. Từ đó có thể làm giảm các triệu chứng do dị ứng lactose ở trẻ gây ra như đầy hơi, tiêu chảy,…
Cho trẻ ăn sữa chua hằng ngày giúp đường ruột hoạt động tốt hơn

Hầu hết các triệu chứng do dị ứng lactose gây ra ở trẻ đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến mức độ dung nạp lactose khi trưởng thành. Để hạn chế các triệu chứng tái phát, bố mẹ hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp.

H&H Nutrition chúng tôi hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ bị dị ứng lactose. Bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp phòng tránh cho con mình nếu trẻ bị dị ứng lactose hoặc có thể hỗ trợ cho các phụ huynh khác có con bị dị ứng lactose.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dị ứng ở trẻ em

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

Video liên quan

Chủ Đề