Răng lấy tuỷ tuổi thọ bao lâu

Lượt xem : 1906

Chào bác sĩ Đăng Lưu !. 

Răng em bị sâu đã lâu và do chủ quan cho nên nó bị tổn thương tới tủy. Mới vừa rồi em đi khám và bác sĩ cho e biết là em bị viêm tủy cần chữa ngay. Em mới đặt thuốc diệt tủy. Em nghe nói diệt tủy thì tủy sẽ chết và chiếc răng chữa tủy cũng là răng chết. Nhưng em vẫn chưa rõ lắm vấn đề là sau khi chữa tủy thì chiếc răng này sẽ tồn tại được bao lâu, nó sẽ như vậy mãi hay nó sẽ mất đi sau một thời gian. Mong bác sĩ cho em câu trả lời chính xác nhất là thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy là bao lâu ? Em xin cám ơn ạ.

Phương An [ Đồng Nai ]

Trả lời.

Nha khoa Đăng Lưu cám ơn bạn Phương An đã chia sẻ câu hỏi thắc mắc với chúng tôi. Với câu hỏi của ban: Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy là bao lâu?   bác sĩ chuyên khoa của nha khoa chúng tôi trả lời như sau :

Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy.

Bạn An thân mến! Chính xác như bạn biết thì chiếc răng đã chữa tủy sẽ được xem là chiếc răng chết và nó không còn chức năng gì nữa. Có chăng chỉ là hình thức thẩm mỹ cho khuôn miệng mà thôi.

Khi chiếc răng đã được đặt thuốc diệt tủy thì sau một thời gian tủy sẽ chết và bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để hút sạch tủy chết và làm sạch ống tủy trong răng. Chiếc răng chính thức rơi vào trạng thái vô cảm. Nó sẽ không có bất kỳ một cảm giác gì nữa, dù bị kích thích cũng sẽ không có bất kỳ một cảm biến nào.

Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy được khoảng 1 năm

Chiếc răng đã chết tủy cũng không thể thực hiện chức năng ăn uống thông thường, và cũng không thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn.

Sau khi điều trị tủy khoảng một năm hoặc hơn một chút thì chiếc răng này bắt đầu bị sừng hóa và nó trở nên dễ bị hư hỏng, dễ bị sứt, vỡ…nhất là khi có lực kích thích vào, ngay cả lực nhẹ cũng có thể làm cho răng bị vỡ.

Nếu muốn bảo tồn chiếc răng đã bị chết tủy này bạn có thể lựa chọn thực hiện một phương pháp phục hình nha khoa hoặc cũng có thể nhổ bỏ nó đi và thay thế vào vị trí đó là một chiếc răng sứ giả. Răng sứ giả sẽ giúp bạn thực hiện chức năng ăn uống tốt như răng thật và đảm đương luôn hình thức thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Biện pháp kéo dài “tuổi thọ” cho răng đã chữa tủy

Như đã nhắc ở trên, để có thể kéo dài tuổi thọ cho răng sứ, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:

Trám răng thẩm mỹ

Ngay sau khi bác sĩ lấy sạch tủy răng, để bớt lo nghĩ răng thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy bạn có thể yêu cầu thực hiện luôn phương pháp trám răng thẩm mỹ.

Trám răng để kéo dài tuổi thọ cho răng

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng trong nha khoa để đắp lên thay thế các vùng răng đã mất giúp tạo hình răng đẹp hơn và ăn nhai tốt hơn và chiếc răng cũng tồn tại được lâu hơn

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian chỉ 10 -20 phút/1 thân răng

Chi phí thấp

Hiệu quả nhanh chóng

Đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Nhược điểm:

Độ bền của vết trám ngắn, dễ bong tróc nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật

Tuy nhiên ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nhược điểm về độ bền lâu của vết trám hầu như đã được khắc phục dứt điểm.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ để chụp bọc toàn phần răng thật từ rìa cắn cho đến sát viền lợi, bao gồm cả mặt trong và mặt ngoài.

Bọc răng sứ là phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ cho răng chữa tủy

Ưu điểm: 

Phù hợp với nhiều trường hợp răng hư tổn

Bảo vệ tối đa phần răng đã chữa tủy

Đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như răng thật

Độ bền khá cao từ 5 -25 năm tùy từng chất liệu của mão sứ

Nhược điểm:

Chi phí cao hơn phương pháp trám răng

Thời gian điều trị cũng lâu hơn, phải qua ít nhất  2 lần hẹn gặp bác sỹ

Phải mài nhỏ răng gây xâm lấn đến mô răng thật

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy và một vài biện pháp để duy trì tuổi thọ cho răng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ trực tiếp nha khoa Đăng Lưu để bác sĩ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.

    Tag:
  • lấy tuỷ
  • tư vấn nhổ răn
  • Tư vấn trám răng

Răng đã lấy tủy nên bọc sứ hay trồng mới là tốt nhất? Liệu chiếc răng này sẽ tồn tại được bao lâu. Tham khảo ngay phân tích của các chuyên gia sau đây để trả lời được những câu hỏi trên, đồng thời “bỏ túi” nhiều kinh nghiệm chăm sóc răng sau lấy tủy hữu ích!

1/ Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

➥ Răng đã lấy tủy không thể tồn tại được lâu như răng còn tủy: Tủy răng là một mô sống, chứa các mạch máu nhằm nuôi dưỡng sự sống của răng, đồng thời đem lại cảm giác ăn nhai. Cho nên, cần hạn chế tối đa việc lấy tủy răng vì răng đã lấy tủy sẽ không còn khỏe mạnh, bền vững như răng còn tủy.

➥ Răng đã chữa tủy trung bình duy trì được 15- 25 năm: Nếu như răng còn tủy có thể duy trì đến hết cuộc đời thì răng đã chữa tủy chỉ tồn tại được khoảng 25 năm vì không còn được tủy răng nuôi sống.

Răng đã chữa tủy chỉ tồn tại trung bình được từ 15- 25 năm.

2/ Tại sao răng đã lấy tủy vẫn còn đau?

Các chuyên gia cho rằng răng sau khi đã lấy tủy nhưng vẫn còn đau là do quá trình điều trị tủy chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những lý do sau:

♦ Việc làm sạch tủy viêm chưa thực sự triệt để, còn sót lại các mô tủy chết cùng ổ viêm nhiễm khiến bệnh bùng phát mạnh, gây nên những cơn đau.

♦ Kỹ thuật trám bít ống tủy chưa cẩn thận, không thực sự sát khít, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, ăn mòn và tấn công cấu trúc răng.

♦ Tay nghề bác sĩ kém, làm thủng sàn tủy hay chóp tủy – vị trí tiếp giáp với chân răng.

♦ Vật liệu trám răng kém chất lượng, dễ dàng bị bong rụng trong quá trình ăn nhai sẽ tạo cơ hội cho axit, vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạng, tấn công tủy răng, gây đau nhức.

Răng lấy tủy nhưng vẫn còn đau do quá trình điều trị tủy chưa triệt để, kỹ thuật bác sĩ kém.

3/ Răng đã lấy tủy nên bọc sứ hay nhổ đi trồng răng mới?

Răng đã lấy tủy nên bọc sứ hay trồng răng mới còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý cụ thể:

➥ Bọc răng sứ cho trường hợp nhẹ

Nếu răng sau khi điều trị tủy được chăm sóc tốt, còn chân răng và khung răng khỏe mạnh thì có thể bọc răng sứ để phục hình. Điều kiện để tiến hành bọc răng sứ là mô răng thật phải còn lại nhiều, đủ khỏe và chắc chắn để làm trụ đỡ cho mão sứ chụp lên.

Bọc răng sứ cho trường hợp khung răng còn khỏe mạnh.

➥ Trồng răng sứ cho trường hợp biến chứng nặng

Răng đã lấy tủy bị sâu và vỡ lớn, để lâu không khắc phục sẽ dần bị vôi hóa, làm chân răng yếu đi, lung lay. Lúc này, mô răng thật gần như đã bị hoại tử gần hết, dù còn tồn tại trên cung hàm nhưng đã mất hoàn toàn sự sống, rất dễ bị lung lay, gãy rụng nên bắt buộc phải nhổ bỏ để trồng răng implant mới.

Cấy ghép implant sau khi nhổ răng đã chữa tủy là việc làm vô cùng cần thiết để phòng tránh những biến chứng do mất răng gây nên như: răng xô lệch, đau quai hàm, lệch mặt, tiêu xương răng, hàm hô móm…

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

4/ Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?

Mặc dù răng đã lấy tủy về bản chất đã không thực sự còn là một chiếc răng có quá nhiều giá trị sử dụng trên cung hàm. Tuy nhiên chiếc răng này vẫn còn nguyên cấu trúc phần chân răng bám chặt trong xương hàm vì vậy việc tiến hành nhổ răng đã lấy tủy vẫn sẽ có cảm giác đau nhức như một chiếc răng bình thường.

Tuy nhiên việc kiểm soát cơn đau bằng thuốc tê là công việc bắt buộc mà các bác sĩ sẽ phải sử dụng để ngăn chặn cảm giác này cho khách hàng. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng về việc nhổ răng đã lấy tủy có đau không mà chỉ nên quan tâm tới một số vấn đề như sau

Địa chỉ nha khoa bạn sắp nhổ răng đã lấy tủy có uy tín không

Họ sử dụng phương pháp tiêm thuốc tê răng hay sử dụng thuốc dạng bôi, xịt

Công nghệ nhổ răng của họ là gì?

5/ Vậy răng đã lấy tủy có niềng được không?

➥ Răng đã lấy tủy vẫn có thể niềng được. Vì niềng răng chỉ di chuyển vị trí răng chứ không làm răng yếu đi hay ảnh hưởng đến tủy răng. Nhưng để niềng răng đạt kết quả tốt nhất thì điều kiện tiên quyết là răng phải khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu.

➥ Răng đã lấy tủy niềng được hay không tùy thuộc vào chế độ chăm sóc. Răng sau khi điều trị tủy nếu chăm sóc tốt, tác động lực ăn nhai phù hợp thì trong suốt quá trình niềng răng sẽ không gặp ảnh hưởng gì. Răng vẫn có thể duy trì tốt sau khi niềng răng.

➥ Bọc sứ cho răng đã chữa tủy vẫn có thể niềng răng tốt. Răng đã lấy tủy thì hiệu quả chỉnh nha sẽ rất kém. Cho nên, cần tiến hành bọc sứ để giúp răng trở nên chắc khỏe, cứng cáp hơn thì mới chịu được lực kéo chỉnh của dây cung và mắc cài.

Răng đã điều trị tủy vẫn có thể niềng răng được.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

6/ Chăm sóc răng đã lấy tủy như thế nào là tốt nhất?

Răng đã chữa tủy thường rất yếu, dễ bị lung lay, gãy rụng nên người dùng cần lưu ý một số cách chăm sóc đặc biệt như sau:

Răng đã lấy tủy cần hạn chế tối đa những đồ ăn cứng, dai và có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh vì dễ làm răng bị kích thích, nứt vỡ. Thường xuyên bổ sung thực phẩm chức nhiều vitamin D, canxi và sắt giúp nướu răng phát triển ổn định, chắc khỏe.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Cần chải răng ít nhất 2 lần/ ngày với bàn chải lông mềm, đặc biệt ở các vị trí kẽ răng, chân răng để phòng tránh vi khuẩn, thức ăn hình thành mảng bám. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng hạn chế được tình trạng cao răng tích tụ gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm tủy cấp, viêm nha chu.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi lấy tủy răng.

  • Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần

Kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ giúp người bệnh phát hiện được những dấu hiệu bệnh lý, phòng và chữa trị kịp thời những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi lấy tủy

Video liên quan

Chủ Đề