Cơn gò cách nhau 1-2 phút thì bao lâu đẻ

Với những bà bầu mang thai lần đầu chắc hẳn khi gần đến ngày sinh nở rất hồi hộp và lo lắng, Không biết khi nào thì cơ gò chuyển dạ bắt đầu và có dấu hiệu như thế nào. Trong bài viết sau, Huggies sẽ chia sẻ đến các mẹ về cách phân biệt cơn gò chuyển dạ thật, giả, dấu hiệu cơn gò chuyển dạ và cơn gò bao lâu thì báo hiệu em bé sắp chào đời.

Tham khảo thêm:

  • Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh
  • Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu sắp sinh?
  • Cơn gò chuyển dạ là gì?

    Cơn gò chuyển dạ được chia làm 2 loại là cơn gò chuyển dạ đủ tháng diễn ra sau 37 tuần cơn gò chuyển dạ sinh non thường diễn ra từ tuần 22 đến tuần 37 trong thai kỳ. Khi cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện, các cơn đau của thai phụ sẽ tăng dần và kéo dài. Không chỉ vậy mà tần suất xuất hiện cũng dồn dập hơn. Đây là những dấu hiệu việc sinh con sẽ diễn ra trong một vài giờ tới tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có thời gian chuyển dạ khác nhau.

    Tham khảo thêm:

  • Tuổi thai tính như thế nào là chính xác nhất?
  • 11 dấu hiệu sắp sinh [chuyển dạ] trong 24 giờ, 2 ngày và 1 tuần
  • Biểu đồ cơn gò chuyển dạ trên máy monitor sản khoa [ Nguồn: Sưu tầm]

    Phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả

    Trong quá trình mang thai, bà bầu dễ nhầm lẫn giữa cơn gò chuyển dạ sinh lý và cơn gò chuyển dạ thật vì cả 2 đều có những dấu hiệu khá giống nhau.

    Cơn gò sinh lý [chuyển dạ giả]

    Cơn gò sinh lý hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả [Braxton - Hicks] xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ và không có tính chi kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để luyện tập cho tử cung chịu đựng khi tới ngày sinh. Cơn gò này có đặc điểm như sau:

  • Là cơn gò nhẹ, diễn ra trong khoảng 30s - 60s và mỗi ngày vài lần.
  • Không gây đau đớn nhưng khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.
  • Thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng. Cũng có thể là sau khi mẹ bầu quan hệ hoặc bàng quang đầy nước.
  • Để giảm bớt cơn gò sinh lý, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu đã thử những biện pháp trên mà cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn thì thai phụ nên đến bác sĩ thăm khám.

    Tham khảo thêm:

  • Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?
  • Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
  • Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

    Trái ngược với các cơn gò sinh lý, cơn gò tử cung lúc chuyển dạ diễn ra theo nhịp điệu. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ càng tăng. Thai phụ sẽ cảm thấy đau hơn, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài. Không giống như cơn gò sinh lý, cơn đau bụng chuyển dạ thật sẽ không dừng lại hay thuyên giảm nếu thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

    Trước khi chuyển dạ, có một số dấu hiệu cảnh báo mà thai phụ và người nhà cần chú ý là:

  • Việc thở và đi tiểu có thể dễ dàng hơn khi em bé tụt xuống.
  • Dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể có màu nâu, hồng hoặc hơi dỏ.
  • Thai phụ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, tăng huyết áp nhẹ.
  • Cơn gò chuyển dạ sinh non

    Cơn gò chuyển dạ xuất hiện trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Thời gian của các cơn gò này đều đặn, nếu thai phụ bị co thắt mỗi 10-12 phút trong hơn 1 giờ, thai phụ có thể chuyển dạ sinh non.

    Trong cơn co thắt, toàn bộ vùng bụng của thai phụ sẽ khó chạm vào. Cùng với sự thắt chặt trong tử cung, thai phụ có thể cảm thấy cơn đau lưng âm ỉ, áp lực xương chậu. bụng và chuột rút. Đặc biệt, nếu chúng đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hoặc tiết dịch có nước. Khi có những dấu hiệu này, thai phụ nên gọi cho bác sĩ.

    Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ sinh non [ Nguồn: Sưu tầm]

    Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ sắp sinh như thế nào?

    Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết cơn gò chuyển dạ sắp sinh:

  • Giai đoạn trước khi chuyển dạ: Lúc này cơn gò tăng dần cả về cường độ và tần suất. Khi mới xuất hiện thì nhẹ nhàng, cơn đau cũng thưa nhưng càng đến gần lúc sinh thì cơn gò xuất hiện liên tục với cường độ mạnh hơn để đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Cơn gò chuyển dạ thực sự: Khi cơn gò thực sự đến, cơn đau sẽ nhiều hơn và đau nhất ở khu vực vùng lưng và bụng dưới. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của cổ tử cung để xem đã sẵn sàng cho việc đẩy thai nhi ra ngoài chưa.
  • Vậy cơn gò chuyển dạ sắp sinh có đau không? Có, chắc chắn là đau. Đi kèm với cảm giác đau lưng, thai phụ sẽ cảm thấy hiện tượng co cơ đau đớn như bị chuột rút. Lúc này, cổ tử cung sẽ mở khoảng 7 - 10cm khoảng cách giữa mỗi cơn gò là 30s - 1 phút. Bên cạnh đó, cơn đau cũng đến nhiều hay ít tùy thuộc mỗi thai phụ và không hề giống nhau. Ngoài những biểu hiện trên thì thai phụ cũng có thể thấy ớn lạnh, buồn nôn, đầy bụng, xì hơi, ợ hơi,...

    Tham khảo thêm: Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu

    Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ

    Xác định thời gian cho các cơn co thắt là một phần tất yếu để đánh giá xem thai phụ có đang chuyển dạ hay không. Cơn gò chuyển dạ sẽ diễn ra theo chu kỳ thời gian đều đặn và tần suất tăng dần. Thời gian của các cơn co thắt từ khi cơn co thắt đầu tiên bắt đầu đến khi cơn co cắt tiếp theo. Để tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ, khi cảm thấy bụng căng lên, mẹ nên ghi chú thời gian và xem cơn co có đạt đến đỉnh điểm hay không.

    Sau khi quá trình co thắt hoàn toàn dừng lại, hãy lưu ý thời gian kéo dài của nó nhưng đừng dừng thời gian tính giờ của cơn co thắt lại. Lúc này, mẹ nên chờ đợi cơn co thắt tiếp theo trước khi khởi động lại đồng hồ bấm giờ.

    Tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?

    Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ [Nguồn: Huggies]

    Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?

    Thời gian sinh tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lực co bóp của cơn gò, ống sinh dục, tiểu khung chậu của mẹ hay cả ngôi thai, kích thước đầu của thai nhi. Cụ thể, ở sản phụ con so, do tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc nên thời gian chuyển dạ kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ trung bình 12 - 18 giờ.

    Ngoài ra, thời gian kéo dài cũng vì một phần các mẹ bầu sinh con đầu lòng khi phát hiện dấu hiệu sắp sinh, các mẹ sẽ dễ bị rơi vào trạng thái bỡ ngỡ, lúng túng, không biết làm gì cũng không biết cách thở và rặn sinh như thế nào. Điều này khiến cho quá trình sinh cần nhiều thời gian và tốn nhiều sức lực hơn.

    Xem thêm:

  • Dấu hiệu sắp sinh con so [con đầu lòng]
  • Dấu hiệu sắp sinh con rạ [con thứ]
  • Các giai đoạn chuyển dạ sắp sinh đủ tháng

    Quá trình chuyển dạ sắp sinh đủ tháng trải qua 3 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Bắt đầu chuyển dạ

    Giai đoạn bắt đầu chuyển dạ dài nhất và gồm có 3 giai đoạn nhỏ hơn trong đó:

    Chuyển dạ giai đoạn tiềm thời

  • Ở giai đoạn này, thai phụ cố gắng thư giãn, không nhất thiết là phải vội vàng đến bệnh viện nếu đã nắm rõ và hiểu rõ thông tin. Nếu quá trình chuyển dạ mới bắt đầu và diễn ra ban đêm, hãy cố gắng tranh thủ ngủ vì lúc này cơn gò còn nhẹ, thưa và đau ít. Nếu không thể ngủ, mẹ bầu có thể tắm gội và làm một số việc nhẹ nhàng như dọn dẹp áo quần, đóng gói hành lý,...
  • Giai đoạn này kéo dài từ 6 - 12 giờ. Lúc này cổ tử cung mở ra 3 - 4cm. Các cơn gò kéo dài khoảng 30 - 45s, nhẹ và có tần suất thưa, sau mạnh dần và thường xuyên hơn. m đạo tiết dịch nhầy kèm theo máu, túi ối có thể bị vỡ.
  • Trong giai đoạn này, khi các cơn gò tăng dần và đau nhiều hơn, thai phụ nên nhập viện để bác sĩ theo dõi. Trong một số trường hợp, cuộc chuyển dạ có thể diễn ra lâu hơn thông thường [ 18 - 24 giờ] ở những mẹ bầu sinh con đầu lòng hoặc song thai.
  • Giai đoạn chuyển dạ tiềm thời [ Nguồn: Sưu tầm]

    Chuyển dạ giai đoạn tích cực

  • Ở giai đoạn này các cơn gò mạnh mẽ hơn, tần suất dày hơn và kéo dài hơn. Để giảm cảm giác khó chịu, thai phụ có thể đi lại nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc thử một vài bài tập thư giãn, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.
  • Đặc điểm cơn chuyển dạ tích cực: kéo dài 3 - 5 giờ, nếu đây là lần đầu sinh của thai phụ có thể dài hơn. Cổ tử cung giãn ra từ 4 - 8cm và các cơn gò kéo dài khoảng 45 - 60s.
  • Giai đoạn chuyển tiếp

    Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng khó khăn nhất với những cơn gò mạnh và gần nhau. Đặc điểm cơn gò giai đoạn chuyển tiếp là kéo dài khoảng 30 phút - 2 giờ, cổ tử cung giãn ra hoàn toàn 8-10cm. Các cơn gò kéo dài khoảng 60-90s. Thai phụ có thể bị bóng bừng, buồn nôn, đầy hơi,...

    Giai đoạn 2: Sinh con

    Giai đoạn này có thể mất đến 10 phút hoặc 2 giờ hoặc có thể hơn để đẩy em bé ra ngoài. Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ hướng dẫn và yêu cầu thai phụ cong người trong mỗi cơn gò hoặc cho biết khi nào nên rặn.

    Ở một số thời điểm, thai phụ sẽ được yêu cầu rặn nhẹ nhàng hoặc ngừng rặn hoàn toàn. Việc giảm tốc độ rặn cho phép các mô âm đạo có thời gian để giãn ra thay vì bị rách.

    Tham khảo thêm: Cách giảm đau khi chuyển dạ và sinh con cho mẹ bầu

    Giai đoạn 3: Sổ nhau thai

    Sau khi sinh em bé, thai phụ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Đây là giai đoạn sổ nhau thai. Nhau thai thường được sổ trong vòng 5-30 phút, đôi khi có thể kéo dài tới 1 giờ. Thai phụ sẽ tiếp tục có những cơn gò nhẹ và được chỉ định dùng thuốc trước hoặc sau khi sổ nhau nhằm kích thích các cơn gò tử cung và giảm thiểu chảy máu.

    Quá trình sổ nhau thai rất quan trọng, lấy hết nhau ra khỏi tử cung để ngăn ngừa chảy máu và nhiễm trùng.

    Tham khảo thêm: Chuyển dạ và hiện tượng sổ nhau sau khi sinh

    Quá trình chuyển dạ xảy ra rất nhanh và thuận lợi nhưng có nhiều sản phụ gặp khó khăn khi giai đoạn chuyển dạ kéo dài. Hy vọng với những thông tin về cơn gò chuyển dạ và chuyển dạ bao lâu thì sinh ở trên, mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức để nhận biết và an tâm chuẩn bị đầy đủ cả tinh thần lẫn vật chất để vượt cạn thành công và an toàn. Mẹ có thể tham khảo kiến thức ở chuyên mục Mang thai và Góc chuyên gia của Huggies nhé!

    Video liên quan

    Chủ Đề