Công tác xã hội là gì ví dụ

Với mục tiêu tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của con người; Nhà nước đã và đang ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân; phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam; thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội. Vậy Công tác xã hội là gì? (Cập nhật mới nhất 2022). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Công tác xã hội là gì ví dụ

Công tác xã hội là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)

Nội dung bài viết:

  1. I. Khái niệm công tác xã hội
  2. II. Thực trạng ngành Công tác xã hội (CTXH) hiện nay
  3. III. Các chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội

I. Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống.”

II. Thực trạng ngành Công tác xã hội (CTXH) hiện nay

Ngành Công tác xã hội là 1 ngành học mới ở Việt Nam với tuổi đời còn non trẻ, tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sinh viên học ngành này ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, cả trong nước lẫn ngoài nước; cả ở các cơ sở tư nhân lẫn các cơ quan nhà nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc tại:

  • Hệ thống cơ quan nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ TW đến địa phương
  • Các cơ sở tư nhân cung cấp các dịch vụ xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội …
  • Làm việc độc lập với vai trò là chuyên viên CTXH, kiểm huẩn viên, nhà nghiên cứu độc lập, cán bộ hoạch định chính sách xã hội…

Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề Công tác xã hội ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động.

III. Các chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội

3.1 – Các chức năng cuả công tác xã hội

Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội đó là: chức năng phòng ngừa, chức năng can thiệp, chức năng phục hồi, chức năng phát triển.

3.1.1 – Chức năng phòng ngừa

Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác xã hội không chờ tới khi cá nhân hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Những hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về ma tuý… đều có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa.

3.1.2 – Chức năng can thiệp

Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải. Khi thực hiện chức năng này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại. Ví dụ như hoạt động trợ cấp khi cộng đồng bị lũ lụt, thiên tai, hoạt động can thiệp bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ bị bạo hành, hoạt động tham vấn can thiệp khủng hoảng khi một bé gái bị xâm hại tình dục… hay là hoạt động can thiệp giải quyết vấn đề.

3.1.3 – Chức năng phục hồi

Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm. Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội. Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng, như giúp những người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo hay hỗ trợ người khuyết tật phục hồi các chức năng (sinh hoạt, lao động, xã hội); giúp trẻ lang thang trở về với gia đình; giúp người nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng, trợ giúp những trẻ em bị vi phạm pháp luật, được giáo dục hoà nhập.

3.1.4 – Chức năng phát triển

Chức năng phát triển của công tác xã hội thể hiện qua các hoạt động nhằm tăng năng lực, tăng khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề, những sự việc có nguy cơ cao. Ví dụ như các chương trình giải quyết việc làm, các dịch vụ cung cấp đào tạo cho người thất nghiệp, hướng dẫn các gia đình nghèo làm kinh tế, chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ… Đây được xem như những dịch vụ xã hội giúp cá nhân hay gia đình phát triển khả năng cá nhân, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, kỹ năng giáo dục con cái. Thông qua hoạt động giáo dục công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động.

3.2 – Các nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội:

– Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

– Nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội.

– Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịchvụ xã hội.

– Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Công tác xã hội là gì? (Cập nhật mới nhất 2022). Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Công tác xã hội là gì? (Cập nhật mới nhất 2022),