Công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ

Trong thiết kế nghiên cứu có hai nhóm, thường một nhóm sẽ có vai trò là nhóm chứng/nhóm chuẩn… với nhóm còn lại là nhóm điều trị/phương pháp pháp mới… cần so sánh. Trong v.d. sau đây, nhà nghiên cứu mong đợi phương pháp mới (có tỷ lệ thành công là p1) sẽ cao hơn phương pháp cũ (có tỷ lệ thành công là p2) 5%.

Công thức sau dựa trên phiên bản tối ưu hóa của J. T. Casagrande [1] dựa trên 3 công thức đề nghị trước đây gồm:

  1. công thức “arcsin” của Cochran và Cox (1957),
  2. công thức của Fleiss (1973),
  3. và công thức hiệu chỉnh chi bình phương của Kramer và Greenhouse (1959).

Mục đích của các ước lượng cỡ mẫu khác nhau là mong tìm được cỡ mẫu nhỏ nhất nhưng đảm bảo giữ nguyên năng lực của nghiên cứu.

Công thức ước lượng cỡ mẫu CHO MỖI NHÓM được tính như sau: \(n_1 = n_2 = \dfrac{A \left[ 1 + \sqrt{1+ \dfrac{4 (p_1-p_2)}{A}}\right]^2}{4(p_1-p_2)^2}\) Với \(A = \left[Z_{1-\alpha}\sqrt{2\bar{p}\bar{q}} + Z_{\beta} \sqrt{p_1q_1+p_2q_2}\right]^2\) Trong đó \(\bar{p} = (p_1 + p_2)/2\) \(\bar{q} = 1 - \bar{p}\) Code R để tính cỡ mẫu trên, cũng như so với các cỡ mẫu tính từ công thức của Cochran,Fleiss và Krammer-Greenhouse như sau:

Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học nâng cao Phân tích số liệu Phân tích số liệu nâng cao

Nghiên cứu khoa học Phân tích số liệu Dịch vụ khác

Cẩm nang nghiên cứu Vòng xoay kiểm định Sách

Tính cỡ mẫu

Sub-menu Content

Tiến sĩ Thái Thanh Trúc Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam