Công thức tính nhu cầu dùng nước

4835 Lượt xem - Update nội dung: 31-10-2020 08:47

Nhà xưởng của ông Hiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, các khâu chuẩn bị hầu như đã hoàn tất. Đồng thời, ông cũng sẽ xây dựng hệ thống XLNT song song với dự án lần này. Ông Hiệp có tham khảo nhiều nguồn thông tin từ các đơn vị XLNT thì cơ bản cũng đã nắm rõ những quy định cụ thể. Tuy nhiên có một vấn đề mà ông vẫn chưa hiểu lắm là “Tính toán lưu lượng nước sinh hoạt của một người” phải tính như thế nào và dựa vào quy định nào?

Đối tượng tính toán lượng cấp cho một người

Để các chuyên gia kỹ thuật tiến hành thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngoài các vấn đề như khảo sát địa hình, diện tích đất, quy mô hệ thống, lựa chọn công nghệ,… thì vấn đề quan trọng khác và không thể thiếu đó chính là lưu lượng nước sinh hoạt của một người là bao nhiêu.

Quá trình xác định đúng và đầy đủ lưu lượng xả thải của một người quyết định đến toàn bộ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt có hiệu quả hay không. Hầu hết chủ đầu tư như ông Minh chỉ biết được số người sử dụng nước còn vấn đề tính toán công suất hệ thống thì cần phải nắm rõ lượng nước thải sinh hoạt tiêu thụ của một người.

Đối với nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và hoạt động khác dựa trên đầu người (năm 2020)

Đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ dưỡng

  • a. Nước sinh hoạt (L/người.ngày): Nội đô (200) và Ngoại vi (150). Tỷ lệ dân số cấp nước (%): Nội đô (99%) và Ngoại vi (90%).
  • b. Nước phục vụ mục đích công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa): 10%.
  • c. Nước phục vụ cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị: 10%.
  • d. Nước khu công nghiệp.
  • e. Nước thất thoát (a + b + c +d).
  • f. Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước thải (a + b + c + d + e).

Công thức tính nhu cầu dùng nước

Đô thị loại II và loại III

  • a. Nước sinh hoạt (L/người.ngày): Nội đô (150) và Ngoại vi (100). Tỷ lệ dân số cấp nước (%): Nội đô (99%) và Ngoại vi (90%).
  • b. Nước phục vụ mục đích công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa) (a): 10%.
  • c. Nước cho công nghiệp dịch vụ đô thị: 10%.
  • d. Nước khu công nghiệp: 22 – 45%.
  • e. Nước thất thoát (1 + b + c +d): <20%.
  • f. Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước thải (a + b + c + d + e): 7 -8%.

Đô thị loại IV

  • a. Nước sinh hoạt (L/người.ngày): 100. Tỷ lệ dân số được cấp: 90%.
  • b. Nước dịch vụ (a): 10%.
  • c. Nước thất thoát (a + b): <15%.
  • f. Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước thải (a + b + c): 10%.

Tiêu chuẩn nước tưới rửa ở khu dân cư và KCN 

  • Rửa bằng xe cơ giới, mặt đường và quảng trường đã hoàn thiện (lít/m2): 1,2 – 1,5.
  • Tưới bằng cơ giới, mặt đường và quảng trường đã hoàn thiện (lít/m2): 0,5 – 0,4.
  • Tưới bằng thủ công vỉa hè và mặt đường đã hoàn thiện (lít/m2): 0,4 – 0,5.
  • Tưới cây xanh đô thị (lít/m2): 3 – 4.
  • Tưới thảm cỏ và bồn hoa (lít/m2): 4 – 6.
  • Tưới cây trong vườn ươm (lít/m2): 10 - 15.

Cách xác định lượng nước sinh hoạt của một người

Trong trường hợp của ông Hiệp, lưu lượng nước tưới tính theo dân số không quá 8 – 12% tiêu chuẩn trong xử lý nước cấp tùy theo điều kiện khí hậu, chất lượng nguồn nước và số lượng người sử dụng. Đối với KCN, mạng lưới nước cấp sản xuất đòi hỏi phải phù hợp với kiều kiện vệ sinh và kỹ thuật trồng trọt.

Do đó, ông Hiệp cần tham khảo qua tiêu chuẩn nhu cầu nước sinh hoạt trong các cơ sở sản xuất công nghiệp:

  • Phân xưởng tỏa nhiệt trên 20kcalo/m3.h với tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho 1 người/ca là 45 và hệ thống không điều hòa (2.3 giờ).
  • Các phân xưởng khác với tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho 1 người/ca là 25 và hệ thống không điều hòa (3 giờ).

Ngoài ra, lưu lượng theo giờ của nhóm vòi tắm sen trong cơ sở sản xuất thường lấy tiêu chuẩn 300l/h. Thời gian dùng vòi tắm sen kéo dài 45 phút sau khi hết ca. Số vòi tắm sen tính theo số công nhân trong ca đông nhất và tùy theo đặc điểm vệ sinh của quá trình sản xuất.

Đặc điểm vệ sinh của quá trình sản xuất tính theo số người dùng vòi sen:

  • Không làm bẩn quần áo và tay chân: 30 người.
  • Làm bẩn quần áo và tay chân: 14 người.
  • Có dùng nước: 10 người.
  • Thải nhiều bụi hoặc chất bẩn: 6 người

Và tổng lượng nước cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được tính bằng tổng lưu lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt. Thông thường, HTXLNT sinh hoạt được lựa chọn theo số người:

  • Đối với công nhân làm ca thì lấy từ 45 – 60 lít/người.
  • Đối với công nhân nội trú trong quá trình sinh hoạt, ăn uống và tắm rửa thì lấy 120 lít/người.

Trên đây là những quy định được công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tham khảo từ Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768.

Cách tính lưu lượng nước sinh hoạt sẽ giúp bạn xác định được mục đích cho việc tính toán mạng lưới cấp nước, từ đó giúp bạn có thể lựa chọn được đường ống thích hợp cho nhu cầu.

Ngoài, ra còn xác định được tổn thất áp lực trên các đoạn ống và trên các tuyến ống để xác định được chiều cao của bồn cấp nước và áp lực công tác của máy bơm hoặc để lắp được đồng hồ đo được lưu lượng nước.

Công thức tính lưu lượng nước của toàn mạng lưới

Qdđ = Q – qt.tr

Trong đó

  • Qdđ là lưu lượng nước dọc đường của toàn mạng lưới.
  • Q là tổng lưu lượng vào mạng lưới ứng với trường hợp cần tính toán.
  • qt.tr là tổng lưu lượng nước tập trung của toàn mạng lưới.

Có thể bạn cần: Cách lắp máy bơm tăng áp cho vòi sen

Công thức tính lưu lượng nước dọc đường

qđv = Qdđ/ltt

Trong đó

  • qđv là lưu lượng nước dọc đường theo đơn vị.
  • Ltt là tổng chiều dài tính toàn (tổng chiều dài các đoạn ống có phân phối nước dọc đường của mạng lưới và được tính bằng đơn vị mét).

Cách tính lưu lượng nước cho hộ gia đình

Với hộ gia đình thì hiện nay chúng ta sẽ sử dụng 2 nguồn nước chính là: Nước sạch từ nguồn nước sạch quốc gia, nước lấy từ giếng khoan hoặc có thể xài hệ thống sông suối.

Công thức tính nhu cầu dùng nước

Với nguồn nước sạch thì sẽ có áp lực mạnh từ trong ống, có thể cung cấp nước lên đến tận tầng 4 của một công trình xây dựng. Trường hợp sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước lấy từ sông suối cần sử dụng thêm máy bơm tăng áp cho hệ thống của thiết bị.

Xem thêm: Cách đảo chiều quay của quạt điện

Trung bình, một gia đình sẽ sử dụng khoảng 200 lít/người/ngày đêm. Đồng thời lưu lượng nước sinh hoạt cho hộ gia đình cần tính toán thêm nguồn nước cho việc tưới tiêu là 10%, lượng nước sinh hoạt hoặc 1.5 lít/m2.

Công thức tính nhu cầu dùng nước

Cách tính lưu lượng nước sinh hoạt cho đô thị

Toà nhà, đô thị thường có mật độ dân cư cao, nên đồng nghĩa với đó là lưu lượng nước cần đảm bảo đủ cho người dân sử dụng hàng ngày.

Cách tính lưu lượng nước sinh hoạt cho mật độ dân cư lớn là điều rất cần phải chú ý. Nên bố trí các bể nước tại những vị trí ngầm, tầng thượng và thậm chí là giữa thân của công trình (trong trường hợp chiều cao của thiết kế quá lớn có thể máy bơm tăng áp cũng không đáp ứng đủ lượng nước đưa lên tầng thượng).

Công thức tính nhu cầu dùng nước

Các bể chứa nước này sẽ mang cho mình công năng dự trữ nước cho toàn bộ dân cư, thông thường thì nên tính toán dung tích chứa nước để có thể phục vụ dễ dàng nhu cầu của dân cư trong khoản 2 ngày, đề phòng hệ thống nước bị trục trặc ảnh hưởng đến cuộc sống.

Đối với toà nhà, chung cư, cần chú ý lắp máy bơm tăng áp (cấp nước cho tầng cao), van giảm áp (sử dụng cho bể tầng thượng để có thể giảm được áp lực nước lên các các thiết bị sử dụng nước, đường ống ở các tầng dưới).