Công ty tnhh có nên mời kiểm toán độc lập năm 2024

Việc nộp báo cáo tài chính được kiểm toán chỉ áp dụng đối với đối tượng phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP.

Câu hỏi: Công ty của ông Lê Xuân Hùng (TP. Hồ Chí Minh) đang chuẩn bị đấu thầu gói thầu mua sắm lắp đặt hàng hóa, về yêu cầu “Kết quả hoạt động tài chính” và “Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” tài liệu cần nộp theo Mẫu số 09. Trong Mẫu số 09 công ty ông thấy có yêu cầu “Các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định”. Ông Hùng đề nghị được giải đáp, công ty thuộc loại hình công ty TNHH không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 67/2011/QH12 và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, vậy, trong hồ sơ dự thầu của công ty có phải đính kèm các báo cáo tài chính được kiểm toán không?

Trong trường hợp đã có báo cáo tài chính được kiểm toán thì trong hồ sơ dự thầu công ty chỉ nộp báo cáo kiểm toán này có được đánh giá là đáp ứng được yêu cầu không? Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì ngoài báo cáo kiểm toán này công ty còn phải kèm theo những tài liệu nào khi dự thầu?

Xem thêm tình huống liên quan Nhà thầu chứng minh doanh thu bằng cách nào? Cách xác định mức doanh thu trung bình trong hồ sơ mời thầu

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III và Mẫu số 14 Chương IV của Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính để cung cấp thông tin chứng minh tình hình tài chính theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Việc nộp báo cáo tài chính được kiểm toán chỉ áp dụng đối với đối tượng phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP thì phải đính kèm báo cáo tài chính được kiểm toán trong hồ sơ dự thầu.

Trường hợp doanh nghiệp không thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP đã nêu thì không phải đính kèm báo cáo tài chính được kiểm toán trong hồ sơ dự thầu.

Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thầu nhà thầu phải nộp kèm theo bản chụp được chứng thực của một trong các tài liệu như:

– Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

– Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai;

– Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

– Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp gì?

Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định Luật Kiểm toán độc lập 2011 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong đó, các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

(Khoản 5 Điều 5 và Khoản 1 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011)

2. Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán

Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:

- Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

- Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

- Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán

Hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán

Hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán;

- Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;

- Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính doanh nghiệp kiểm toán;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán

Cụ thể tại Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán như sau:

- Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

- Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.

- Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

- Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán.

- Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.

- Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:

+ Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;

+ Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

- Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán.

- Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.

- Tổ chức kiểm toán chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm toán chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].