Cử nhân phật học là gì

GNO - Thông tin từ Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cho biết: Để đáp ứng nguyện vọng học tập và nghiên cứu Phật pháp của Tăng Ni và nam nữ cư sĩ, Học viện sẽ tuyển sinh cử nhân Phật học từ xa khóa IX, năm 2023.

Theo đó, đối tượng dự tuyển là Tăng Ni và nam nữ cư sĩ đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; Tăng Ni từ 35 tuổi trở lên có năm sinh từ 1988 trở về trước. Trường hợp Tăng Ni dưới 35 tuổi đang tham gia công tác Phật sự tại các cơ quan của Phật giáo, phải có giấy xác nhận nơi đang làm việc hoặc giấy quyết định bổ nhiệm công tác của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh [photo thị thực].

Hồ sơ dự tuyển, bao gồm:

1. Đơn đăng ký khóa học [theo mẫu riêng: Tăng Ni và cư sĩ]

2. Sơ yếu lý lịch [theo mẫu riêng: Tăng Ni và cư sĩ, có xác nhận của chính quyền địa phương]

3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc THBT [2 bản sao, thị thực]

4. Giấy khai sinh [1 bản sao, thị thực]

5. Giấy CCCD [1 bản sao, thị thực]

6. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh/ thành nơi Tăng Ni cư trú tu học [riêng tại TP.HCM, phải có thêm giấy giới thiệu của Ban Trị sự quận/huyện]

7. Giấy Chứng nhận Tăng Ni [nếu là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni; 1 bản sao, thị thực]

8. Chứng điệp thọ giới đối với Tăng Ni [1 bản sao, thị thực]

9. Giấy khám sức khỏe [có đủ sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm] do cơ sở y tế chứng nhận

10. 3 tấm ảnh 3×4 [nền trắng, chụp không quá 6 tháng. Bắc tông: Tăng áo nâu, Ni áo lam. Nam tông & Khất sĩ: theo hình thức của hệ phái. Nam nữ cư sĩ trang phục lịch sự].

[Mục 6, 7, 8 chỉ dành cho Tăng, Ni].

Thời gian đăng ký hồ sơ online: Từ ngày 27-7-2023 đến hết ngày 30-9-2023. Địa chỉ đăng ký hồ sơ online: //tuyensinh.vbu.edu.vn

Nộp hồ sơ giấy: In bộ hồ sơ đã nộp online có mã số BN để nộp từ ngày 11-9-2023 đến 30-9-2023 tại Văn phòng Học viện Cơ sở I [số 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, ĐT: 028.38478779; hotline: 0908784749].

Hồ sơ đăng ký chỉ hợp lệ và có tên danh sách học viên khi đã hoàn thành tạm ứng 50% học phí năm thứ nhất.

Chương trình có thu học phí, cụ thể: Tăng Ni: 6 triệu đồng/1 năm [2 học kỳ]; Nam nữ cư sĩ: 8 triệu đồng/1 năm [2 học kỳ].

Phương thức học tập được tổ chức theo các bài học được ghi âm từ bài giảng của chương trình đào tạo hệ chính quy và đăng tải trên trang mạng của Học viện.

Thứ bảy và Chủ nhật hàng tuần có mở lớp học trực tiếp cho học viên tại Cơ sở 1 hoặc online trên ứng dụng Zoom [có thêm các buổi tối] linh động theo giảng viên và môn học [không điểm danh].

Chương trình đào tạo theo niên chế. Để biết thêm thông tin chi tiết về bài học và chương trình học, vui lòng xem ở website của Học viện: //vbu.edu.vn/elearning

Lễ khai giảng dự kiến tổ chức vào thứ Bảy, ngày 14-10-2023 [nhằm ngày 30-8-Quý Mão]. Tuy nhiên, việc khai giảng còn tùy thuộc vào túc số theo yêu cầu của Học viện.

Thứ Sáu, 14:50, 22/03/2013

[VOV] - Với lối kiến trúc độc đáo, Học Viện Phật giáo Việt Nam là một trong những trường đại học đặc biệt nhất Việt Nam.

Với lối kiến trúc độc đáo, nằm thấp thoáng ẩn hiện giữa lưng chừng núi non hùng vĩ, cùng với đội ngũ sinh viên theo học là người xuất gia, Học Viện Phật giáo Việt Nam [xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội] trở thành một trong những trường đại học đặc biệt nhất nước ta.

Hiện học viện đang có khoảng 400 tăng ni, ni sinh theo học với 4 lớp hệ Học viện và 1 lớp hệ cao đẳng. Học viện 4 năm mới tuyển sinh một lần, đào tạo cử nhân Phật học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp tùy điều kiện và năng lực của mỗi cá nhân có thể làm việc cho ban trị sự thành hội Phật giáo, cố vấn cho các bộ văn hóa, giáo dục, hoặc về chủ trì các chùa…

Chính thức được thành lập từ năm 1981 với tiền thân là trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở I tại chùa Quán Sứ, năm 2006, Học viện được chuyển về thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

Một vị trí “ sơn thủy hữu tình”, khuân viên rộng tới 11ha, ngôi trường là một quần thể các kiến trúc được xây dựng hài hòa với thiên nhiên bao gồm: Bảo tàng Phật học,chùa Non Nước, và giảng đường chính và kí túc xá. Nơi đây, ngoài sự thanh tĩnh, điềm đạm vốn có của chốn cửa Phật, còn có cả cuộc sống lạc quan, đoàn kết và tràn ngập tiếng cười vui của những sinh viên đang theo học để thành những vị sư thầy ưu tú.

Với mức học phí 2 triệu đồng/năm, sinh viên theo học đều được bao cấp ăn ở. Chương trình học có khoảng 20 môn Thế học và 40 môn Kinh Phật giáo.

Điều kiện để được vào học tại học viện là các tăng ni sinh phải đảm bảo độ tuổi từ 20 đến 35, tốt nghiệpTHPT, trung cấp Phật học và đã thọ giới tì khiêu, được tỉnh thành hội Phật giáo giới thiệu.

100 % tăng ni, ni sinh đều bắt buộc nội trú và lên giảng đường ngày 2 buổi, trừ chủ nhật. Ở đây hầu hết các sinh viên đều học tập rất nghiêm túc, tinh thần tự học rất cao.

Giữa các bạn đồng môn với nhau, tính đoàn kết, học hỏi giúp đỡ nhau trở thành điểm nổi bật của sinh viên trường Phật.

Những phút vui vẻ, thoải mái sau giờ học căng thẳng.

Mỗi ngày 2 lần, vào lúc 5h sáng và 5h chiều, các tăng ni, ni sinh làm lễ tụng kinh niệm Phật. Học viện không có thời gian nghỉ hè, chỉ có khoảng 1 tháng bao gồm nghỉ tết và các ngày lễ trọng. 70% sinh viên đã ở các chùa, cho nên vào những ngày cuối tuần họ thường về chùa của mình.

Họ đến với Phật với rất nhiều lí do khác nhau. Có nhiều người trở thành sư thầy là lý tưởng từ nhỏ và họ nhận được sự ủng hộ, động viên từ phía gia đình mình.

Kí túc xá của trường rất sạch sẽ, khang trang và yên tĩnh.

Để duy trì những hoạt động trong học viện, nhà trường đã chia thành nhiều ban khác nhau, mỗi ban phụ trách, đảm nhiệm công viêc khác nhau như ban Minh chung [đánh chuông], ban Phòng trà [phục phụ trà], ban Khí trung [cúng lễ]… Trong ảnh là hoạt động của ban Cấp thủy.

Hàng năm, những ngày trọng đại của trường là lễ hội Phật Đản, lễ Vu lan, lễ Cầu siêu… Ngoài ra học viện còn tổ chức những cuộc hội thảo, dã ngoại tham quan danh lam thắng cảnh Phật giáo cho các sinh viên.

Chủ Đề