Cúm a và cúm b khác nhau như thế nào năm 2024

Bệnh cúm B là một loại cúm mùa (có 4 type A, B, C, D) gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch COVID-19, các nghiên cứu cho thấy cúm B chiếm khoảng 40% và cúm A chiếm 60% các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, D.

Virus cúm B không được phân chia thành nhóm, nhưng gồm có 2 dòng là B/Yamagata và B Victoria. Nhìn chung, các đặc tính di truyền và kháng nguyên của virus cúm B rất ít thay đổi và nếu có thì thay đổi chậm hơn so với virus cúm A. Virus cúm B chỉ gây bệnh cho người.

Ở các nước ôn đới, bệnh cúm gặp vào mùa đông. Còn ở các nước nhiệt đới, bệnh có thể gặp quanh năm (chủ yếu vào mùa đông) và có thể gây thành dịch không theo quy luật thông thường.

Cũng như cúm A, cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.

Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1-4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thời gian ủ bệnh lâu hơn.

Trẻ mắc bệnh cúm B cũng có dấu hiệu giống mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức.

Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

Phần lớn bệnh cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan...

Hai nhóm trẻ có nguy cơ biến chứng nặng do cúm là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi và trẻ có các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Không giống như virus cúm A, cúm loại B chỉ được tìm thấy ở người. Đối với cúm B triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn virus cúm A, nhưng đôi khi vẫn cực kỳ có hại. Virus cúm B không được phân loại theo tiểu loại và cũng không gây ra đại dịch.

1. Cúm B là gì?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Có ba loại cúm chính, bao gồm:

  • Loại A: Đây là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người và gây ra đại dịch.
  • Loại B: Rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân trong những trường hợp diễn tiến nghiêm trọng. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người, có khả năng gây ra dịch bệnh theo mùa và được truyền trong suốt cả năm.
  • Loại C: Là dạng bệnh cúm nhẹ nhất, các triệu chứng của cúm loại C thường sẽ không gây hại.

Trong đó loại A và B tương tự nhau, nhưng cúm B chỉ có thể truyền từ người sang người. Một biểu hiện phổ biến của virut cúm là sốt, thường cao hơn 37,8 độ C. Nhìn chung, bệnh cúm rất dễ lây lan và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Cúm B có nguy hiểm không? Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khẳng định cả hai loại cúm A và B đều có thể phát triển nghiêm trọng như nhau, phản bác quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm loại B thường có xu hướng nhẹ hơn.

2. Triệu chứng cúm B

Cúm loại B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm cúm có thể ngăn chặn virus tiến triển nặng và giúp bạn tìm ra hướng điều trị tốt nhất. Ở cúm B triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Viêm họng;
  • Ho;
  • Sổ mũi và hắt hơi;
  • Mệt mỏi;
  • Đau nhức cơ khắp cơ tể;

2.1. Triệu chứng hô hấp

Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng về đường hô hấp. Các dấu hiệu khởi phát thường bao gồm:

  • Ho;
  • Tắc nghẽn;
  • Viêm họng;
  • Sổ mũi.

Tuy nhiên, các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe khác. Nếu bạn bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng và thậm chí là gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Nếu không được điều trị hoặc trong những trường hợp nặng hơn, cúm B có thể gây ra:

  • Viêm phổi;
  • Viêm phế quản;
  • Suy hô hấp;
  • Suy thận;
  • Viêm cơ tim hoặc viêm tim;
  • Nhiễm trùng huyết.
    Cúm a và cúm b khác nhau như thế nào năm 2024

Cúm B có thể gây suy hô hấp, nặng hơn có thể gây tử vong

2.2. Triệu chứng toàn thân

Một triệu chứng phổ biến của bệnh cúm là sốt lên tới 41,1 o C. Nếu bạn không hạ sốt trong vài ngày thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biểu hiện khác bao gồm:

  • Ớn lạnh;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Đau bụng;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu ớt.

2.3. Triệu chứng dạ dày

Một số ít trường hợp bệnh cúm B cũng có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm cúm loại B còn gặp những biểu hiện sau đây:

  • Buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Đau bụng;
  • Ăn mất ngon.

3. Điều trị cúm loại B

Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.

Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi;
  • Người già từ 65 tuổi trở lên;
  • Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần;
  • Người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska)
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.

Đối với trường hợp người bị cúm là trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).

Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.

4. Tiêm phòng vắc-xin cúm B

Các bác sĩ và nhiều tổ chức y tế trên thế giới đều khuyên mọi người nên tiêm phòng vắc-xin cúm B và các loại cúm nói chung hàng năm để tự bảo vệ bản thân chống lại những chủng virus thông thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Healthline.com

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

  • Phác đồ điều trị cúm B
  • Những thông tin bạn cần biết về thuốc favipiravir
  • Cảm cúm có nên xông lá

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Người lớn bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Bệnh thường kéo dài 7-10 ngày, sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng như sổ mũi, đau đầu... thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài. Tất cả các triệu chứng cúm A sẽ biến mất sau 1 - 2 tuần mà không cần dùng thuốc điều trị.nullThời gian ủ bệnh của virus cúm A/H1N1? - Vinmecwww.vinmec.com › vac-xin › kien-thuc-tiem-chungnull

cúm B uống thuốc gì nhanh khỏi?

Thuốc Oseltamivir (Tamiflu) là thuốc kháng virus dùng để điều trị cúm B thường dùng, dưới đây là hướng dẫn sử dụng của thuốc: Người lớn: Dùng 75mg x 2 lần mỗi ngày, dùng 5 - 7 ngày. Trẻ em: Từ 1 - 13 tuổi: Dùng uống theo trọng lượng của cơ thể.nullCúm B là cúm gì? Cúm B có nguy hiểm không? Người ... - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › cum-b-la-cum-gi-cum-b-co-nguy-h...null

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm cúm chỉ do vi rút cúm gây ra, trong khi cảm lạnh thông thường do một số loại vi rút khác nhau, bao gồm cả rhinovirus, parainfluenza và coronavirus theo mùa. Nói chung, bệnh cúm nặng hơn cảm lạnh thông thường với các triệu chứng dữ dội hơn và bắt đầu đột ngột hơn.nullCảm lạnh và cảm cúm: Sự khác biệt & Cách chữa trị hiệu quả - Prudentialwww.prudential.com.vn › blog-nhip-song-khoe › bi-quyet-giup-ban-tranh...null

cúm A lây lan như thế nào?

Cúm A lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng hay các giọt bắn có chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,…nullTrẻ con bị cúm A có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?tamanhhospital.vn › tre-con-bi-cum-a-co-nguy-hiem-khongnull