Đặc điểm loại hình của tiếng việt là gì?

I. Loại hình ngôn ngữ

- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ.

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Ví dụ:Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

•7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết.

•Đọc và viết đều tách rời nhau

•Đều có khả năng cấu tạo nên từ:Trở về /thôn xóm…

2. Từ không biến đổi hình thái.

•Ví dụ:Tôi1tặng anh ấy1một cuốn sách, anh ấy2tặng tôi2một quyển vở.

•Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

3.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháplà sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

[Hư từ: Phụ từ, Quan hệ từ, Tình thái từ.

Phụ từ: đã, sẽ, đang…

Quan hệ từ: và, vì, tuy… nhưng…

Tình thái từ: à, nhé, chính…]

Ví dụ:

•Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi /ăn phần cơm của tôi nhé.

•Tôi đang ăn cơm

•Tôi đã ăn cơm rồi

•Tôi sẽ ăn cơm

•Tôi vừa ăn cơm xong

•Trậttựsắpđặttừngữvàhưtừthayđổithìýnghĩacủacâucũngthayđổi.

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Ngữ văn lớp 11

Trang trước Trang sau

- Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập

+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết

- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt:

+ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ [hoặc yếu tố tạo từ].

+ Từ không biến đổi hình thái.

+ Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

Thay đổi trật sự sắp đặt từ [hoặc thay đổi các hư từ được dùng] thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ đổi khác [hoặc trở thành vô nghĩa].

Bài 1:

Lựa chọn hư từ thích hợp [trong những hư từ cho dưới đây] điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Cuộc đời /.//vietjack.com/ dài thế

Năm tháng /.//vietjack.com/đi qua

/.//vietjack.com/ biển kia /.//vietjack.com/rộng

Mây /.//vietjack.com/ bay về xa.

[Vẫn, dẫu, vậy, tuy, như, những, và, đã]

Trả lời:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Bài 2:

Phân tích sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của phần được in đậm trong hai vế của câu dưới đây:

Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại mà chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

Trả lời:

- Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đứng ở đầu câu là chủ ngữ [chủ thể của hoạt động].

- Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đứng ở cuối câu làm yếu tố phụ [chỉ đối tượng do hoạt động tạo ra] trong vị ngữ.

Bài 3: Tìm và phân tích ý nghĩa của hư từ trong các ngữ liệu sau:

a. Nga đã chạy về nhà ngay sau đó.

b. Chúng ta cần học tập những tấm gương hiếu học trong lớp chúng ta.

c. Cố gắng học tập để làm giàu mai sau.

d. Đã cảnh báo nhiều lần rồi nhưng hôm nay nó lại tái phạm.

Trả lời:

a. Đã: chỉ hoạt động đã xảy ra trước đó

b. Những: chỉ số nhiều

c. Để: chỉ mục đích

d. Lại: hành động tái diễn

Bài 4:

So sánh một câu Tiếng Anh đơn giản với một câu Tiếng Việt tương ứng và chỉ ra các từ Việt không biến hình

Trả lời:

Tiếng Việt Tiếng Anh

- Anh ăn cơm

- Tôi ăn cơm

- Chúng ta ăn cơm

- Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi mượn một quyển vở

- I have dinner

- He has dinner

- We have dinner

- I gave him a book, he lent me a notebook.

Bài 5: Ba đặc điểm loại hình của tiếng Việt thể hiện trong câu sau đây như thế nào? Hãy phân tích cụ thể

- Tôi bác trứng, bác tôi vôi

Trả lời:

Ba đặc điểm của loại hình tiếng Việt được thể hiện cụ thể:

- Sáu âm tiết đều có nghĩa, trong đó có hai cặp từ đồng âm khác nghĩa [tôi [1]: đại từ xưng hô ngôi thứ nhất/ tôi [2]: hoạt động đổ nước vào cục vôi để vôi hòa tan; Bác [2]: đại từ ngôi thứ hai/ Bác [1]: hoạt động làm chín thức ăn mặn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy đều cho đến khi sền sệt].

- Các từ không biến đổi, ngay cả khi chúng thuộc từ loại khác nhau và có chức năng ngữ pháp khác nhau. [bác [2]/bác [1]: đại từ chủ ngữ/ động từ vị ngữ’; Tôi [1]/ Tôi [2]: đại từ chủ ngữ/ động từ vị ngữ].

- Trật tự từ: đại từ đi trước động từ vị ngữ, còn danh từ làm phụ ngữ thì đi sau động từ vị ngữ.

Bài 6: Phân tích đặc điểm loại hình của Tiếng Việt thể hiện ở những câu sau:

a.Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu

Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò

b.Ta về mình có nhớ ta...

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Trả lời:

a.Đặc điểm loại hình Tiếng Việt thể hiện trong hai vế câu đối:

- Mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một từ đơn

- Từ không biến đổi hình thái: từ đậu [1] là động từ, từ đậu [2] là danh từ nhưng không khác nhau về hình thức. Cũng thế, từ bò [1] là động từ, từ bò [2] là danh từ và cũng không khác nhau về hình thức. -> Đặc điểm từ không biến đổi

- Các từ ruồi, kiến là chủ ngữ nên đặt trước các động từ vị ngữ [ đậu [1], Bò [1]]. Các cụm từ mâm xôi [1], đĩa thịt [1] là phụ ngữ chỉ đối tượng nên được đặt sau các động từ vị ngữ [ đậu [1], bò [1]]. ->Đặc điểm về vai trò của phương thức trật tự từ.

- Các cụm từ mâm xôi [1], mâm xôi [2], đĩa thịt [1], đĩa thịt [2] khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp trong câu nhưng không khác nhau về hình thức âm thanh.

b. Đặc điểm loại hình Tiếng Việt thể hiện rõ ở các mặt;

- Mỗi âm tiết là một từ đơn.

- Từ ta [1], ta [3], ta [4] và từ mình đều làm chủ ngữ nên đặt trước các động từ vị ngữ [về, nhớ], từ ta [2] làm phụ ngữ nên đặt sau nên đặt sau động từ vị ngữ [nhớ].

- Từ ta [1], ta [3], ta [4] khác về chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp với từ ta [2] nhưng không khác nhau về hình thức, chỉ khác nhau về vị trí so với động từ vị ngữ: ta [1], ta [3], ta [4] đặt trước động từ vị ngữ [về, nhớ], ta [2] đặt sau động từ vị ngữ [nhớ].

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ văn 12 tập 2]

Phân tích ngữ liệu về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:

- Ngữ liệu 1: "Nụ tầm xuân"1 là bổ ngữ của động từ “hái”, "nụ tầm xuân"2 là chủ ngữ.

- Ngữ liệu 2: "Bến" 1là bổ ngữ của động từ “nhớ” và "bến" 2là chủ ngữ.

- Ngữ liệu 3:

+ "Trẻ"1 là bổ ngữ của động từ “yêu”, "trẻ"2 là chủ ngữ

+ "Già" 1 là bổ ngữ của động từ “kính”, "già" 2 là chủ ngữ

- Ngữ liệu 4:

+ "bống"1 là bổ ngữ của động từ “đem”

+ "bống"2 và "bống"3 đều là bổ ngữ cho động từ “thả”

+ "bống"4 là bổ ngữ cho động từ “giấu”

+ "bống"5 là chủ ngữ

+ "bống"6 là chủ ngữ

=> Các cặp từ trong ngữ liệu 1,2,3 và từ“bống” trong ngữ liệu 4 dù ở các vị trí khác nhau, giữ các vai trò ngữ pháp khác nhau nhưng không có sự thay đổi xét về mặt ngữ âm và chữ viết. Nói cách khác, các từ trên không có sự biến đổi hình thái. Đây là đặc điểm nổi bật của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Đối chiếu với tiếng Anh để thấy tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:

Câu tiếng Việt: Tôi yêu anh ấy nhưng anh ấy không yêu tôi.

Dịch sang tiếng Anh: I love him but he doesn’t love me.

- Câu tiếng Việt: "tôi"1 là chủ ngữ, "tôi"2 là phụ ngữ của động từ “yêu” nhưng không thay đổi về ngữ âm và chữ viết [không biến đổi hình thái] vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Câu tiếng Anh:"tôi"1 viết là“I”[vì là chủ ngữ], "tôi" 2viết là“me”vì là phụ ngữ, "anh ấy"1 viết là“him”vì là phụ ngữ, "anh ấy"2 viết là“he”vì là chủ ngữ. Vậy các cặp từ này có sự thay đổi ngữ âm và chữ viết [biến đổi về hình thái] vì tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Xác định và phân tích tác dụng của hư từ trong đoạn văn:

- Các hư từ: "đã", "để", "lại", "mà"nhấn mạnh ý nghĩa và công sức lớn lao của nhân dân ta trong thành quả giành được nền độc lập.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Tôi yêu em siêu ngắn

  • Soạn bài Bài thơ số 28 siêu ngắn

  • Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt siêu ngắn

  • Soạn bài Tiểu sử tóm tắt siêu ngắn

  • Soạn bài Chiều xuân siêu ngắn

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt siêu ngắn
  • Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

a.

- “Nụ tầm xuân1”: bổ ngữ cho động từ “hái”.

- “Nụ tầm xuân2”: là chủ ngữ của hoạ động “nở”.

b.

- “Bến1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “nhớ”.

- “Bến2”: là chủ ngữ của động từ “đợi”

c.

- “Trẻ1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “yêu”.

- “Trẻ2”: là chủ ngữ của động từ “đến”

d.

- Già 1: phụ ngữ chi đối tượng, bổ ngữ của tính từ “ kính”.

- Già2: chủ ngữ của động từ “ để”.

- Bống1, bống2, bống3, bống4¬: phụ ngữ chi đối tượng, là bổ ngữ nên đều đứngsau động từ, chỉ khác nhau về hư từ đi kèm [không có hư từ hoặc có hư từ cho.]

- Bống5, bống6: là chủ ngữ, đứng trước các động từ

=>Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi

- Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

VD:

Tiếng Anh: I go to school with my friend.

Tiếng Việt: Tôi đi học cùng với bạn của tôi.

- Tiếng Anh: I [chủ ngữ], my [ Bổ ngữ].

-> Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

- Tiếng Việt: Tôi1 [ chủ ngữ], Tôi2 [ bổ ngữ].

-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

- Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau =>Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.=>Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Các hư từ và ý nghĩa của nó:

- Đã: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ [việc đã làm], trước một thời điểm nào đó.

- Các: chỉ số nhiều [các xiềng xích là các thế lực bị áp bức].

- Để: chỉ mục đích.

- Lại: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại [vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến].

- Mà: chỉ mục đích [lập nân Dân chủ Cộng Hòa].

=>Hư từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng nhưng nó biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với các từ lọai khác và có tác dụng làm cho câu mang nội dung biểu đạt hoàn chỉnh.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Tôi yêu em - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Bài thơ số 28 - Ngắn gọn

  • Soạn bài Tiểu sử tóm tắt - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề