Đại diện ruột khoang nào được khai thác làm vật liệu xây dựng?

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang môn Sinh học lớp 7, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 10 trang 37

Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào bảng Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang

 - Thảo luận và rút ra đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Lời giải:

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 10

Bài 1 [trang 38 SGK Sinh học 10]

Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điếm gì chung?

Lời giải:

Đặc điểm chung của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội:

- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn

- Ruột dạng túi, toàn bộ cơ thể thông với môi trường ngoài qua lỗ miệng

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong

- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

Bài 2 [trang 38 SGK Sinh học 7]

Em hãy kể tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

Lời giải:

- Các địa phương đều có thủy tức.

- Các vùng gần biển có thêm: sứa, san hô, hải quỳ.

Bài 3 [trang 38 SGK Sinh học 7]

Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?

Lời giải:

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Bài 4 [trang 38 SGK Sinh học 7]

San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Lời giải:

+ San hô nhìn chung là có lợi:

- Ấu trùng san hô là thức ăn của nhiều loại động vật biển

- Các rạn san hô tạo nên bờ chắn sóng, bờ viền bảo vệ bờ biển

- Rạn san hô còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật nhỏ

- San hô làm sạch môi trường nước, là sinh vật chỉ thị môi trường, màu sắc san hô phong phú làm đẹp cảnh quan biển

- Nhiều loài san hô là nguyên liệu quý dùng để trang trí, làm trang sức.

- San hô đá cung cấp đá vôi

- Hóa thạch san hô là vật xác định địa tầng trong nghiên cứu địa chất

- …

+ Tuy nhiên, san hô cũng gây một số tác hại:

- Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển

Vùng biển nước ta rất giàu san hô. Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng hơn 1200 km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài. Tuy nhiên, theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.200 km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.

Lý thuyết Sinh 7 Bài 10

I. Đặc điểm chung

Thủy tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

Bảng đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang

- Các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Sống dị dưỡng

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng keo

+ Ruột dạng túi

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

II. Vai trò

Với khoảng 10 nghìn loài, hầu hết ruột khoang sống ở biển.

- San hô có số loài nhiều và số lượng cá thể lớn hơn cả [khoảng 6 nghìn loài]. Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san hô có màu sắc phong phú và là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật khác.

- San hô mang lại nhiều lợi ích cho con người:

+ San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu… là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức.

+ San hô đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng.

+ Hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

- Sứa sen, sứa rô… là những loài sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn.

►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 7 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Lý thuyết đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang. Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo [hình 10.1].

I – ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo [hình 10.1].

II – VAI TRÒli Với khoáng 10 nghìn loài, hầu hết ruột khoang sống ở biển. San hô có số loài nhiều và số lượng cá thế lớn hơn cả [khoảng 6 nghìn loài]. Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san hô phân bô ờ độ sâu không quá 50m, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới, tạo nên một vùng biến có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống. Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú cúa biển nhiệt đới, vừa là nơi có cành quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu… là nguyên liệu quý đê trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng. Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cửu địa chất.Sứa sen, sứa rô… là những loài sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn. Người Nhật Bản gọi sứa là “thịt thuỷ tinh”.

Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đảo ngầm san hô gây cản trờ cho giao thông đường biển, nhưng chủng có ý nghĩa về sinh thái đối với biến và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

  • I. Đặc điểm chung [trang 26 VBT Sinh học 7]
    • Câu 1 trang 26 VBT Sinh học 7
    • Câu 2 trang 26 VBT Sinh học 7
  • II. Vai trò [trang 27 VBT Sinh học 7]
    • Câu 1 trang 27 VBT Sinh học 7
    • Ghi nhớ [trang 27 VBT Sinh học 7]
  • Câu hỏi [trang 27, 28 VBT Sinh học 7]
    • Câu 1 trang 27 VBT Sinh học 7
    • Câu 2 trang 27 VBT Sinh học 7
    • Câu 3 trang 27 VBT Sinh học 7 *
    • Câu 4 trang 28 VBT Sinh học 7

Giải VBT Sinh 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang hướng dẫn các em trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong vở bài tập môn Sinh học lớp 7, giúp các em học sinh củng cố thêm kiến thức được học trong bài 10 Sinh học 7. Tài liệu được biên soạn chi tiết, dễ hiểu giúp các em ghi nhớ bài học nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các em học tốt.

Có thể bạn quan tâm

Chọn các cụm: không đối xứng; đối xứng tỏa tròn; kiểu sâu đo; kiểu lộn đầu; co bóp dù; không di chuyển; tự dưỡng; dị dưỡng; tự vệ nhờ tế bào gai; tự vệ nhờ di chuyển; ruột túi; ruột phân nhánh; hai lớp; ba lớp điển vào bảng 1.

Bạn Đang Xem: Bài 10 đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm chung của một số đại diện trong ngành Ruột khoang

STT

Đặc điểm/ Đại diện

Thủy tức

Sứa

San hô

1

Kiểu đối xứng

Đối xứng tỏa tròn

Đối xứng tỏa tròn

Không đối xứng

2

Cách di chuyển

Kiểu sâu đo, lộn đầu

Co bóp dù

Không di chuyển

3

Cách dinh dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

4

Cách tự vệ

Nhờ tế bào gai

Tế bào gai

Tế bào gai

5

Số lớp tế bào của thành cơ thể

2 lớp

2 lớp

2 lớp

6

Kiểu ruột

Dạng túi

Dạng túi

Dạng túi

7

Sống đơn độc hay tập đoàn

Đơn độc

Đơn độc

Tập đoàn

Câu 2 trang 26 VBT Sinh học 7

Các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:

Trả lời:

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn

Xem Thêm : Trị mụn bằng bột trà xanh và sữa tươi

– Ruột dạng túi

– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

II. Vai trò [trang 27 VBT Sinh học 7]

Câu 1 trang 27 VBT Sinh học 7

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Trả lời:

Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp vôi cho xây dựng. Hóa thạch san hô là vật chỉ thị địa tầng quan trọng trong nghiên cứu địa chất. Sứa sen, sứa rô là những loài sứa thường được khai thác làm thức ăn. Chúng có ý nghĩa về mặt sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Ghi nhớ [trang 27 VBT Sinh học 7]

Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm: cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

Ruột khoang rất đa dạng, phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương, có vai trò lớn về mặt sinh thái.

Câu hỏi [trang 27, 28 VBT Sinh học 7]

Câu 1 trang 27 VBT Sinh học 7

So sánh rồi chỉ ra những đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do

Trả lời:

Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm:

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn

Xem Thêm : Trị mụn bằng bột trà xanh và sữa tươi

– Ruột dạng túi

– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

Câu 2 trang 27 VBT Sinh học 7

Em hãy kể tên các đại diện của ngành Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

Trả lời:

Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ.

Câu 3 trang 27 VBT Sinh học 7 *

Nêu những phương tiện cần thiết để đề phòng khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang:

Trả lời:

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Câu 4 trang 28 VBT Sinh học 7

San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Trả lời:

San hô chú yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.

Vùng biển nước ta rất giàu san hô [có nhiều loại khác nhau], chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.

Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.

………………………….

Để học tốt môn Sinh học 7, ngoài làm bài tập trong SGK và SBT Sinh học 7, các em học sinh cũng nên luyện tập trong VBT Sinh học 7. Việc làm các bài tập vận dụng sẽ giúp các em nhớ kiến thức bài học lâu hơn. Chuyên mục Giải VBT Sinh học 7 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong VBT Sinh học 7, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức trong từng đơn vị bài học, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Sinh lớp 7.

Ngoài Giải VBT Sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7… và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7… được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để có kiến thức tổng hợp và đầy đủ về tất cả các môn.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 9
  • Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 11

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 7

Mời quý thầy cô cùng các em tham khảo bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 10 là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc biên soạn nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học môn Sinh đạt kết quả cao.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 9

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 11

Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Lý thuyết Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

1. Đặc điểm chung

Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

– Kết luận: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn
  • Sống dị dưỡng
  • Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo
  • Ruột dạng túi
  • Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

2. Vai trò

* Lợi ích

– Trong tự nhiên

  • Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật
  • Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo à là điều kiện để phát triển du lịch: đảo san hô vùng nhiệt đới

– Đối với đời sống

  • Là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí: vòng tay làm bằng san hô
  • Làm vật liệu xây dựng: san hô đá
  • Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô
  • Làm thực phẩm: gỏi sứa

* Tác hại

– Một số loài sứa gây ngứa và độc: sứa lửa

– Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm

Trắc nghiệm bài Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Câu 1: Đặc điểm nào của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh?

A. Sống trong nước

B. Cấu tạo đơn bào

C. Cấu tạo đa bào

D. Sống tự do

Câu 2: Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang?

A. Sứa

B. Thủy tức

C. Trùng sốt rét

D. San hô

Câu 3: Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sống trong môi trường nước, đối xứng tỏa tròn.

B. Có khả năng kết bào xác.

C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.

D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

Câu 4: Phần lớn các loài ruột khoang sống ở

A. Sông.

B. Biển.

C. Ao.

D. Hồ.

Câu 5: Ruột khoang có đặc điểm nào?

A. Sống trên cạn

B. Cấu tạo đơn bào

C. Cấu tạo đa bào

D. Cả A, B đúng

Câu 6: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là

Xem Thêm : Cách lên Icarus trong Mu

A. Quang tự dưỡng.

B. Hóa tự dưỡng.

C. Dị dưỡng.

D. Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.

Câu 7: Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Tái sinh

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 8: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

A. Đối xứng tỏa tròn.

B. Đối xứng hai bên.

C. Đối xứng lưng – bụng.

D. Đối xứng trước – sau.

Câu 9: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng

A. Các xúc tu.

B. Các tế bào gai mang độc.

C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù.

D. Trốn trong vỏ cứng.

Câu 10: Số lớp tế bào của thành cơ thể ruột khoang là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11: Loài ruột khoang nào không di chuyển?

A. San hô và sứa

B. Hải quỳ và thủy tức

C. San hô và hải quỳ

D. Sứa và thủy tức

Câu 12: Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?

A. 50m.

B. 100m.

C. 200m.

D. 400m.

Câu 13: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?

A. Cung cấp vật liệu xây dựng.

B. Nghiên cứu địa tầng.

C. Thức ăn cho con người và động vật.

D. Vật trang trí, trang sức.

Câu 14: Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?

A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.

B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.

C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 15: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

A. Cản trở giao thông đường thuỷ.

B. Gây ngứa và độc cho người.

C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.

D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.

Câu 16: Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất?

A. Hải quỳ

B. Thủy tức

C. Sứa

D. San hô

Đáp án

Câu 1: CCâu 2: CCâu 3: BCâu 4: BCâu 5: CCâu 6: CCâu 7: ACâu 8: ACâu 9: CCâu 10: BCâu 11: CCâu 12: ACâu 13: DCâu 14: DCâu 15: ACâu 16: D

…………………..

Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 7, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Lý thuyết Sinh học 7 hệ thống những phần nội dung chính quan trọng được học trong mỗi bài, bên cạnh đó là những câu hỏi vận dụng đi kèm để các em dễ dàng ghi nhớ bài học. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu Lý thuyết Sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Nguồn: //quatangtiny.com
Danh mục: Blog

Video liên quan

Chủ Đề