Đại sứ quán lãnh sự quán là gì

Đại sứ quán và lãnh sự quán là hai cơ quan đại diện ngoại giao của một đất nước tại lãnh thổ của nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn nhầm lẫn hai cơ quan này là một. Vậy Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009.

Theo quy định hiện hành, khái niệm Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong một văn bản nào. Tuy nhiên, theo giải thích tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán; còn cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.

Trên thực tế, Đại sứ quán thường được đặt tại thủ đô của nước khác, còn Lãnh sự quán thì thường đặt ở các tỉnh, thành phố, vùng khác. Như vậy, có thể hiểu Lãnh sự quán là cơ quan đại diện lãnh sự và Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một nước đặt tại một nước khác khi hai nước có quan hệ ngoại giao với nhau

Theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Đại sứ quán và Lãnh sự quán có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Thúc đẩy quan hệ chính trị – xã hội, quốc phòng – an ninh:
  • Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
  • Thúc đẩy quan hệ văn hóa
  • Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
  • Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
  • Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
  • Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện
  • Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện

Đại sứ quán và Lãnh sự quán được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Hai cơ quan này được thành lập theo các bước như sau:

  • Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
  • Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.

Thành viên cơ quan đại diện phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và đáp ứng quy định của Bộ Ngoại giao; đồng thời phải có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác.

Theo đó, chức vụ ngoại giao của Đại sứ quán bao gồm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; Đại sứ; Công sứ; Tham tán Công sứ; Tham tán; Bí thư thứ nhất; Bí thư thứ hai; Bí thứ thứ ba; Tùy viên. Chức vụ lãnh sự bao gồm: Tổng Lãnh sự; Phó Tổng Lãnh sự; Lãnh sự; Phó Lãnh sự; Tùy viên lãnh sự.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.

Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

Người đứng đầu cơ quan đại diện có những trách nhiệm như sau:

  • Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.
  • Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện phù hợp với quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và yêu cầu công tác của cơ quan đại diện; phối hợp với cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện; quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện; khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  • Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
  • Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm kinh phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế và chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, có quyền quyết định biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của thành viên cơ quan đại diện và gia đình, tài liệu và tài sản của cơ quan đại diện, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Trong trường hợp đặc biệt, quyết định đưa về nước thành viên cơ quan đại diện không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định pháp lý về Đại sứ quán và lãnh sự quán là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì, phân biệt được sự khác nhau giữa hai cơ quan đại diện ngoại giao này. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: 

Để trả lời cho câu hỏi “Đại sứ quán và lãnh sự quán là gì?”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm và chức năng của từng cơ quan.

Đại sứ quán là gì?

Đại sứ quán là cơ quan ngoại giao đại diện cho một quốc gia đặt trụ sở tại một quốc gia khác. Đại sứ quán xuất hiện khi hai nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao.

Trụ sở Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội

Trụ sở của Đại sứ quán luôn được đặt tại thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại sứ quán nước ngoài đặt tại Việt Nam đều có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội. Tương tự, trụ sở Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ được đặt tại thủ đô của nước đó.

Trong tiếng Anh, Đại sứ quán là từ “Embassy”. Đại sứ quán của các quốc gia sẽ theo cú pháp tên nước đứng trước, sau đó là từ “Embassy”. Ví dụ với câu hỏi “Đại sứ quán Pháp tiếng Anh là gì?”, câu trả lời sẽ là French Embassy, cơ quan này có trụ sở tại 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Hay “Đại sứ quán Hàn Quốc tiếng Anh là gì?”, đáp án là “Korean Embassy”, có trụ sở tại khu đô thị Ngoại giao đoàn, Hà Nội.

Về bộ máy tổ chức, người đứng đầu Đại sứ quán là Đại sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên.

Khi đọc đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc “Đại sứ là gì?”. Đại sứ là cấp bậc ngoại giao cao nhất của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tiếng Anh là gì? Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với sự thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia hữu quan ở cấp cao nhất [cấp đại sứ].

Lãnh sự quán là gì?

Thực chất, Lãnh sự quán là cách gọi ngắn gọn của Tổng Lãnh sự quán. Tổng Lãnh sự quán là gì? Đây là cơ quan ngoại giao của một quốc được đặt tại thành phố của một quốc gia khác, phụ trách một vùng nào đó. Lãnh sự quán là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. 

Lãnh sự quán được thành lập sau Đại sứ quán khi quan hệ 2 nước đã đạt đến một mức nhất định nào đó và cần thiết có thêm vai trò của lãnh sự quán do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý,…

Hoạt động chính của Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?

Vì vậy, ở Việt Nam, một số quốc gia chỉ có Đại sứ quán đặt tại Thủ đô Hà Nội mà không có Lãnh sự quán tại một thành phố lớn. Ngược lại, một số quốc gia có quan hệ hợp tác mật thiết với Việt Nam có cả Đại sứ quán tại Hà Nội và Lãnh sự quán đặt tại TP. HCM hoặc Đà Nẵng. 

Về cơ cấu tổ chức, người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự, tiếp đó là Phó tổng Lãnh sự, Lãnh sự, Phó Lãnh sự, Tùy viên.

Các điểm khác biệt giữa Đại sứ quán và lãnh sự quán

Vậy sự khác biệt giữa Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì? Hay cơ cấu tổ chức hay cách thức vận hành Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì? Hay đọc tiếp phần bài viết dưới đây nhé!

Lãnh sự quán và Đại sứ quán có điểm chung xuất phát từ việc đều là những cơ quan ngoại giao của một quốc gia được đặt trụ sở tại lãnh thổ của quốc gia khác. 

Ở trên, chúng ta đã biết đáp án của câu hỏi “Đại sứ quán tiếng Anh là gì?”, vậy Tổng Lãnh sự quán tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, Tổng Lãnh sự quán gọi là “Consulate”. Sự khác biệt trong tên gọi cũng chính là các để phân biệt hai cơ quan ngoại giao với những vai trò và chức năng khác nhau này.

Tiêu chí

Đại Sứ Quán

Tổng lãnh sự quán

Mục đích thiết lập

Khi quan hệ ngoại giao của 2 nước được thiết lập và cả 2 bên đều đồng ý có 1 cơ quan ngoại giao đại diện thì sẽ hình thành 1 cơ quan chuyên môn. Cơ quan này được gọi là Đại sứ quán.

Tổng Lãnh sự quán được thiết lập sau Đại sứ quán, khi quan hệ ngoại giao của hai nước đã đạt đến một mức độ nhất định nào đó và nhận thấy cần thiết phải có thêm Lãnh sự quán.

Vị trí

Đại sứ quán luôn đặt trụ sở tại thủ đô của nước đó. Do vậy, tất cả Đại sứ quán của các nước có trụ sở tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội. 

Tổng Lãnh sự quán thường được đặt trụ sở tại các thành phố lớn. Do vậy, hầu hết Tổng Lãnh sự quán các nước có trụ sở ở Việt Nam đều đóng tại TP. HCM, ngoài ra có một vài nước có thêm tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.Hiện tại, các Tổng Lãnh sự quán của các nước có mặt tại Việt Nam phụ trách khoảng 30 tỉnh, thành phía Nam [tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi có thay đổi tùy theo nước].

Chức vụ 

Tại Đại sứ quán, người đứng đầu được gọi là là Đại sứ, sau đó là Tham tán, dưới Tham tán là Bí thư và Tùy viên.

Người đứng đầu tổng lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự, tiếp đó là Phó tổng Lãnh sự, Lãnh sự, Phó Lãnh sự, Tùy viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu

– Người đứng đầu Đại sứ quán là Đại sứ [hay còn gọi là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền], có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,…

– Đại sứ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.

– Cấp trên của Tổng Lãnh sự là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Do đó, hoạt động của Tổng Lãnh sự quán phải báo cáo lên Bộ Ngoại Giao, không phải báo cáo lên Đại sứ quán.

– Tổng Lãnh sự quán nhỏ hơn Đại sứ quán và cũng làm các việc như Đại sứ quán nhưng hoạt động độc lập với Đại sứ quán.

Về ngoại giao

Chỉ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền mới có thể thay mặt Chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng.

Tổng Lãnh sự quán chỉ có trách nhiệm trong vùng mình quản lý.

Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động của Đại sứ quán rộng hơn, gồm nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục,…

Hoạt động của Tổng Lãnh sự quán hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và visa.

Đại sứ quán và lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Những công việc chính thuộc thẩm quyền của Đại sứ quán và lãnh sự quán là gì? Xét duyệt và cấp thị thực [Visa] của một quốc gia nào đó nằm trong chức năng thẩm quyền của Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán của quốc gia đó tại Việt Nam. Vì 2 cơ quan đều có chức năng hoạt động tương tự nên đối với người dân lưu trú tại các tỉnh miền Bắc và miền Bắc Trung Bộ có nhu cầu xin Visa có thể nộp đơn tại trụ sở Đại sứ quán quốc gia đó ở Hà Nội. Còn đối với người dân lưu trú tại các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ có nhu cầu có thể đến nộp tại Tổng Lãnh sự quán quốc gia đó tại TP. HCM hoặc ở TP. Đà Nẵng.

Khi đã hết loay hoay với câu hỏi “Đại sứ quán và Lãnh sự quán là gì?”, bạn sẽ quan tâm đến việc nộp hồ sơ xin cấp thị thực hoặc các vấn đề liên quan ở đâu. Trong số các cơ quan đó, du học Sunny xin cung cấp cho bạn địa chỉ và thông tin liên lạc cụ thể của Đại sứ quán và lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam sau:

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Thành phố Hà Nội

Bức tường đậm chất Hàn Quốc ngoài Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội từng “gây bão” giới trẻ

  • Công việc phụ trách: Liên hệ công tác thuộc mảng chính trị và kinh tế.
  • Trụ sở chính:
    • Từ ngày 8/4/2019, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đã chuyển về trụ sở chính mới, có địa chỉ tại: Lô SQ4, Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Đường Đỗ Nhuận, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84-24-3831-5111~6
  • E-mail:

Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Thành phố Hà Nội [Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hà Nội]

Trụ sở phòng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hà Nội

  • Công việc phụ trách: Xin cấp VISA Hàn Quốc và xin cấp các giấy tờ Hàn Quốc, làm hợp pháp hóa lãnh sự, xử lý các vấn đề liên quan tới hộ chiếu của người Hàn Quốc.
  • Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Charmvit, 117, Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Số điện thoại: 84-24-3771-0404
  • E-mail: [tiếp nhận giải quyết về VISA, thủ tục nhập cảnh Hàn Quốc]
  • Thời gian làm việc: Từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều, các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu [nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của Việt Nam và của Hàn Quốc].

Video liên quan

Chủ Đề