Đám hỏi bao lâu thì cưới

Ngày nay, đám cưới với xu thế tối giản thường được nhiều cô dâu – chú rể lựa chọn. Bởi một phần do công việc, do vị trí địa lý không thuận lợi 

dẫn đến mức nhiều cặp đôi còn muốn gộp chung đám cưới – đám hỏi làm một. Việc này có nên hay không là câu hỏi được rất nhiều cô dâu – chú rể thắc mắc trong suốt thời gian qua. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy cũng Ely Wedding tham khảo bài viết dưới đây nhé!

>>Có thể bạn quan tâm: 

I. Gộp lễ đám hỏi và đám cưới trong cùng ngày có sao không?

Hình thức tổ chức gộp Lễ cưới là gì? Tổ chức gộp Lễ cưới là hình thức đơn giản hóa những nghi lễ, thủ tục liên quan đến lễ cưới. Việc làm này giúp cho cô dâu – chú rể tiết kiệm hơn được nhiều vấn đề như: chi phí, thời gian và di chuyển. 

Thông thường đám cưới thường được tổ chức đủ ba lễ một tiệc. Nhưng tổ chức gộp Lễ cưới thì người ta chỉ giữ lại hai lễ hoặc thậm chí là một lễ. Nhưng theo Ely Wedding tìm hiểu thì các gia đình thường hay gộp lễ đính hôn [Đám hỏi] với lễ cưới tổ chức cùng ngày.

II. Tại sao phải gộp Lễ cưới?

Có nhiều lý do để khiến cô dâu – chú rể nên gộp Lễ cưới, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

  • Đầu tiên, là do khoảng cách địa lý. Nếu tổ chức theo quy trình thông thường, thì lễ dạm ngõ phải tổ chức cách lễ đính hôn khoảng 3 – 4 tháng; lễ đính hôn cách lễ cưới 1 – 2 tháng. Việc này sẽ gây tốn kém cũng như những trắc trở cho quá trình đi lại. Với những cô dâu – chú rể nhà khác tỉnh thì điều này lại càng ảnh hưởng hơn.
  • Nguyên nhân tiếp theo đó là thời gian. Nếu không gộp lễ cưới thì thời gian chuẩn  bị và diễn ra của lễ cưới sẽ chiếm rất nhiều thời gian cho cả 2 bên gia đình. Ngoài ra, trong trường hợp cô dâu có em bé thì việc kéo dài thời gian là không nên. 
  • Thứ ba việc gộp lễ cưới sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Bởi số tiền chuẩn bị cho một đám cưới không nhỏ, nếu không tổ chức gọn lẹ thì việc phát sinh thêm chi phí là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn sẽ không tốn quá nhiều chi phí cho hai lần đãi tiệc, hai lần mâm quả và hai lần thuê phương tiện di chuyển đưa đón khách mời, họ hàng. Nhất là những cặp đôi có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Tuy nhiên, khi bạn tiến hành làm đám hỏi – đám cưới chung một ngày đồng nghĩa với việc hai nhân vật chính là cô dâu – chú rể sẽ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phải tiếp khách cũng như xử lý những công việc khác sau ngày cưới.

III.Có nên hay không việc gộp Lễ đám hỏi và đám cưới?

Nếu chuẩn  bị tổ chức đám cưới mà bạn bị vướng mắc ở một trong những nguyên nhân trên thì lời khuyên của Ely Wedding là nên tổ chức gộp hai lễ này. Bởi khi đó, tất cả những nghi thức truyền thống, mâm quả cưới hỏi, phương tiện di chuyển, thành phần tham gia dự lễ. Nếu gộp đám cưới sẽ khiến mọi việc trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Thực tế, vấn đề lớn nhất của chuyện tổ chức đám hỏi-đám cưới chung hay riêng luôn phụ thuộc vào ý kiến các bậc phụ huynh hai bên gia đình. Có những gia đình nhà gái khó có thể chấp nhận việc lễ hỏi – cưới gộp chung vào như vậy. Bởi một lý do rất chính đáng là muốn con gái mình cũng có được một đám cưới đàng hoàng, có đầu có đũa, chứ không phải gấp gáp vội vàng.

Biết rằng làm chung sẽ đỡ tốn kém, đỡ công sức, nhưng đám cưới là ngày vui, bạn cần có sự thuận tình của cả cha mẹ hai bên để giữ cho niềm vui này được trọn vẹn.

Xin chào các bạn! Mình Là Trần Thị Phương Huyền, làm việc tại chụp ảnh cưới Ely Wedding. Mình là chuyên viên  tư vấn tất cả các  vấn đề liên quan đến dịch vụ cưới hỏi: thuê  trang phục cưới hỏi, makeup cô dâu, chú rể…..tại Ely Wedding.  Tất cả những nội dung được viết ra tại website ELY.COM.VN đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.

Theo dõi Trần Thị Phương Huyền trên mạng xã hội

Trước thềm diễn ra lễ cưới, đã có không ít cặp đôi băn khoăn về các nghi lễ trong đám cưới của mình. Trong đó, ăn hỏi và dạm ngõ thường là hai cụm từ gây nên nhiều sự bối rối nhất. Ăn hỏi và dạm ngõ khác nhau như thế nào? Và khác nhau như thế nào? Boong Wedding sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về 2 nghi thức truyền thống này.

Ăn hỏi và dạm ngõ là hai trong ba nghi lễ truyền thống quan trọng nhất của người Việt thời nay. Và dĩ nhiên 2 nghi thức trong đám cưới này là hoàn toàn khác nhau.

Lễ dạm ngõ [lễ chạm ngõ/xem mặt]


Lễ chạm ngõ [còn gọi là lễ xem mặtlễ dạm ngõ] là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Lễ chạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối [kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối], không cần lễ vật rườm rà. – Nguồn: wikipedia.org

Thực chất, nghi lễ này chỉ là một phương thức để hai bên gia đình tìm hiểu về nhau một cách cụ thể hơn. Từ đó quyết định xem có nên tiếp tục diễn ra đám cưới hay không. Nhưng bên cạnh đó, nếu bỏ qua nghi lễ này đi thẳng tới lễ ăn hỏi thì không được. Bởi quá trình xảy ra có vẻ đường đột, không có khởi đầu. Vì vậy, mặc dù không phải là một nghi lễ quan trọng nhưng đây là bước không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ của mỗi cặp đôi. 

Nghi lễ dạm ngõ thực sự không phải là nghi lễ gây tốn kém. Lễ vật đơn giản chỉ cần trầu cau, thuốc, bánh, kẹo,…

Lễ vật dạm ngõ thường gồm trầu cau, thuốc, bánh kẹo,…

Nghi lễ dạm ngõ diễn ra rất đơn giản. Vì vậy không cần sự tham gia quá nhiều người. Chỉ cần những người thân trong gia đình. Bao gồm bố, mẹ, ông bà nội ngoại hoặc đại diện của gia đình hai bên nhà cô dâu chú rể.

2 bên gia đình sẽ cùng ngồi lại nói chuyện trong lễ dạm ngõ

Trong ngày dạm ngõ của cô dâu chú rể không nhất thiết phải là áo dài, áo vest. Vì đây là buổi gặp mặt khá giản dị, nên tùy thuộc vào thời tiết, địa điểm,…

Trong thực tế hiện nay, thường thì cô dâu chú rể và hai bên gia đình đã có cơ hội gặp gỡ nhau nhiều lần. Vì vậy, lễ dạm ngõ trước ngày cưới hiện đại chỉ mang hình thức như một nghi lễ bắt buộc. Nó được tổ chức một cách đơn giản, mang yếu tố thân mật là chính.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con – Nguồn: wikipedia.org

Không giống lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi là một nghi lễ rất quan trọng và càng ngày càng được các gia đình đầu tư nhiều hơn. Rất nhiều cô dâu chú rể thậm chí còn lựa chọn quay phim phóng sự cưới để lưu giữ những giây phút thiêng liêng trong những ngày trọng đại của đời mình.  Sau ngày dạm ngõ, lễ ăn hỏi được tổ chức ở nhà gái. Nhằm thông báo chính thức sẽ diễn ra đám cưới. Hay đưa ra sự hứa gả giữa gia đình hai bên. Chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái đã chính thức có thể xưng “con” với bố mẹ vợ, và cô gái cũng như vậy. Kể từ ngày này, cặp đôi trai gái chỉ còn chờ lễ cưới để ra mắt hai họ.

Lễ ăn hỏi thường được tổ chức theo cách truyền thống. Tuy nhiên các thủ tục lễ ăn hỏi phức tạp và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Nhà trai sẽ chuẩn bị các lễ vật mang đến nhà gái. Thông thường, lễ vật thường có: Trầu cau, bánh kẹo, mứt sen, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới,..

Các lễ vật thường có trong đám hỏi [ảnh: Internet]

Các thủ tục trong nghi lễ ăn hỏi cũng khá đơn giản: Rước lễ vật, tiếp đón, dâng lễ vật, biếu trầu, chia lễ,…

Không cần phải cầu kì. Đây là nghi lễ truyền thống trong đám cưới Việt. Vậy nên cô dâu không cần mặc váy cưới. Chỉ cần cô dâu mặc áo dài, chú rể ăn vận comple. Trang phục đơn giản và nhẹ nhàng giúp buổi lễ ăn hỏi diễn ra đàm ấm hơn.

Áo dài truyền thống thường là phục trang cưới trong lễ ăn hỏi

Chắc chắn thành phần tham gia lễ ăn hỏi sẽ gồm những người thân thuộc nhất. Đó là gia đình hai bên và bạn bè của cô dâu, chú rể

Là một trong số những ngày lễ vô cùng quan trọng trước thềm diễn ra lễ cưới, vì vậy không chỉ quay phim phóng sự cưới quay phim phóng sự ăn hỏi còn là một trong số những dịch vụ mà các đôi lựa chọn để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Sau buổi lễ ăn hỏi, cô dâu và chú rể sẽ không được phép gặp nhau trừ khi có sự đồng ý của gia đình hai bên. .Bởi dân gian xưa có câu:

“Cưới vợ phải cưới liền tay

Chớ để lâu ngày thiên hạ rèm pha”

Cả hai nghi lễ ăn hỏi và dạm ngõ đều là những nét đẹp truyền thống trong cách tổ chức đám cưới của người Việt. Mong rằng bài viết trên của Boong Wedding đã giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn cũng như phân biệt được hai nghi thức đám cưới quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn: Boongwedding.com

Video liên quan

Chủ Đề