Đăng ký thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào...là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo...

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn:

     Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa như thế nào?

Kiến thức của luật sư

Căn cứ pháp lý:

Nội dung kiến thức: Ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm

       Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

       Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  • Thế chấp tàu biển;
  • Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

       Các giao dịch bảo đảm khác được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

   Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT quy định:

Điều 3. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

1. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

2. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất gồm thế chấp nhà ở, công trình xây dựng khác, vườn cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.

3. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

4. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.

5. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

6. Đăng ký thay đổi, xoá đăng ký thế chấp đối với các trường hợp nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.

Đăng ký thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm

        Đăng ký giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật  hoặc theo thỏa thuận của các chủ thể:

       Thứ nhất, việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định. Tức là việc thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, tàu biển có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.

        Thứ hai, đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

        Ví dụ, A dùng máy móc công nghệ thuê của B (thời hạn thuê là 3 năm) để đi thế chấp cho ngân hàng C mà B không biết. Đến hạn A không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền ưu tiên thanh toán trên máy móc công nghệ thế chấp được phát mại hơn so với B, vì ngân hàng đã đăng ký hợp đồng thế chấp này trong khi hợp đồng thuê giữa A và B không được đăng ký.

       Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

  • Nếu các giao dịch bảo đảm đều được đăng ký thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký.
  • Nếu có giao dịch bảo đảm được đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán trước.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Đăng ký giao dịch hình thành trong tương lai đang là vấn đề pháp lý rất nhiều người quan tâm. Vì hiện nay, để tạo sự thuận tiện và dễ dàng hơn trong các giao dịch pháp luật chấp nhận việc dùng tài sản hình thành trong tương lai để đăng ký giao dịch bảo đảm. Vậy tài sản hình thành trong tương lai là gì? Điều kiện được xem là tài sản bảo đảm? Thủ tục đăng ký thế nào? Thẩm quyền giảI quyết ra sao? Để hiểu rõ các vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết của chúng tôi.

Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai

>> Xem thêm: Quy Định Về Tài Sản Hình Thành Trong Tương Lai

>> Xem thêm: Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận hay không? 

Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  • Tài sản chưa hình thành;
  • Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành, thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

Tài sản hình thành trong tương lai

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Điều kiện để được xem là tài sản bảo đảm

Điều kiện chung

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện chung để được xem là tài sản bảo đảm bao gồm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai

Kết hợp giữa quy định tại Khoản 2 Điều 108 và Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tài sản hình thành trong tương lai phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tài sản hình thành trong tương lai sử dụng vào giao dịch bảo đảm là động sản hoặc bất động sản.
  • Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào giao dịch bảo đảm phải là tài sản chưa hình thành. Quy định này loại trừ những tài sản đã hiện hữu có được do mua bán, tặng cho, thừa kế… nhưng chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu.
  • Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào việc bảo đảm sẽ phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai

Cùng với những điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai theo khoản 2 Điều 108 và Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai ta cần cung cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản khi đăng ký. Đảm bảo rằng: tài sản là tài sản chưa hình thành; tài sản hình thành trong tương lai dùng vào việc bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Hợp đồng bảo đảm
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
  • Văn bản ủy quyền nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền

Thẩm quyền giải quyết

Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết như sau:

  • Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay;
  • Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan trên.

Thủ tục thực hiện đăng ký

Thủ tục thực hiện đăng ký

>> Xem thêm: Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm

Bước 1: Nộp hồ sơ theo các phương thức quy định tại Điều 13 Nghị định 102/2017/NĐ-CP bao gồm:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện;
  • Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã sốsử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Bước 3: Cơ quan đăng ký trả kết quả đăng ký tối đa không quá 03 ngày theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.

Hướng xử lý trong trường hợp bị từ chối đăng ký

Khi bị Cơ quan đăng ký từ chối đăng ký thì cần tìm hiểu lý do tại sao bị từ chối. Các trường hợp từ chối đăng ký quy định tại Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, khi nhận được văn bản từ chối thì người đăng ký cần khắc phục lý do bị từ chối để điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ đăng ký.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hoặc cần về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Rất mong nhận được sự hợp tác!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .