Đánh giá học viện quản lý giáo dục ra làm gì

Việc chọn ngành, chọn nghề là chủ đề chưa bao giờ hết HOT đối với các bạn teen. Teen nào đang tò mò về ngành Quản lí giáo dục thì hãy “bay” ngay vào đây để tìm hiểu.

Đánh giá học viện quản lý giáo dục ra làm gì

Ngành quản lý giáo dục là gì?

Mục lục

  • 1. Ngành Quản lý giáo dục là gì?
  • 2. Học quản lý giáo dục ra làm nghề gì: Những lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng
  • 3. Tư vấn chọn trường cho teen

1. Ngành Quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là ngành gì, học quản lý giáo dục ra làm gì được rất nhiều teens băn khoăn trước kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề.

Ngành quản lí giáo dục có chức năng là tổ chức hoạt động giáo dục và giám sát đánh giá hoạt động giáo dục. Chức năng tổ chức giúp nhà trường hoạt động ổn định. Giám sát đánh giá hoạt động giáo dục giúp nhà trường cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục.

Đổi mới, cải tiến giáo dục luôn cần tới nhà quản lí giáo dục vì mỗi điều chỉnh trong hoạt động của một bộ phận sẽ ảnh hưởng đến bộ phần khác. Nhà quản lí giáo dục sẽ một tay sắp xếp tất cả công việc đâu ra đấy.

Theo học ngành này bạn cần nắm chắc kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Học quản lý giáo dục ra làm nghề gì: Những lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng

Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có năng lực đảm nhiệm những vị trí công tác sau:

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).
  • Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học).
  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
  • Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
  • Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục (Các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
  • Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
  • Bạn có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.

Đánh giá học viện quản lý giáo dục ra làm gì

Ngành quản lý giáo dục ra làm gì

3. Tư vấn chọn trường cho teen

Ở nước ta khá hiếm các trường đào tạo ngành Quản lí giáo dục nhưng không vì thế mà teen không tìm được trường nào để học. Hãy tham khảo danh sách dưới đây nhé:

  • Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQGTPHCM
  • Đại học Vinh
  • Học viện Quản lý giáo dục
  • Đại học Giáo dục – ĐHQGHN

Để có thể đỗ “trót lọt” vào ngành Quản lí giáo dục và trở thành những nhà quản lý giáo dục tài ba trong tương lai teen hãy học tập chăm chỉ ngay từ bây giờ. Trên đây là những thông tin về ngành Quản lý giáo dục mà ICAN tổng hợp. Chúc các bạn vượt vũ môn thành công!

Không phải chỉ sinh viên ngành sư phạm ra trường mới làm trong lĩnh vực giáo dục. Có những thích môi trường giáo dục nhưng lại cảm thấy mình không phù hợp làm giáo viên, giảng viên thì cân nhắc theo học ngành quản lý giáo dục cũng là một lựa chọn không tồi.

MỤC LỤC:
I. Học gì khi theo chuyên ngành Quản lý giáo dục?
II. Học Quản lý giáo dục ra làm gì?​
III. Thu nhập của việc làm ngành Quản lý giáo dục
IV. Các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục
V. Kỹ năng, phẩm chất cần có của một sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một ngành học được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội việc làm và có hướng mở về công việc, chính vì thế nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành này thì hãy theo dõi những thông tin hữu ích để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt.

Đánh giá học viện quản lý giáo dục ra làm gì

Theo học quản lý giáo dục ra làm gì?

I. Học gì khi theo chuyên ngành Quản lý giáo dục?

Quản lý giáo dục là tổng thể các hoạt động giám sát, quản lý và thanh tra, đánh giá các hoạt động giáo dục tại nhà trường hay các cơ sở đào tạo khác. Quản lý giáo dục giúp đảm bảo các quy định của Bộ, ban, ngành được thực hiện nghiêm túc, mang đến môi trường học tập tốt nhất, tích cực nhất, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Chương trình học của sinh viên chuyên ngành Quản lý giáo dục tập trung vào đào tạo kiến thức về quy trình quản lý giáo dục tiêu chuẩn, tâm lý giáo dục, thực hành công tác quản lý từ các cấp đến trường học, hỗ trợ tối đa cho nhà trường cho dù theo cơ cấu, quy mô nào. Kiến thức chuyên ngành đều được nghiên cứu và giảng dạy theo hệ thống để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, khi theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên còn học về Luật, quy định của nhà nước.
Ngoài đào tạo đại học thì Quản lý giáo dục cũng có chương trình sau đại học (Thạc sĩ). Hầu hết mọi người nếu làm trong các phòng, ban, nhà trường thì thường sẽ học lên để nâng cao trình độ và gia tăng cơ hội thăng tiến về lâu dài.

Đọc thêm: Top việc làm ngành giáo dục, đào tạo hấp dẫn ứng viên

II. Học Quản lý giáo dục ra làm gì?​

Sau khi ra trường với bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý giáo dục cùng kỹ năng, năng lực của bản thân, bạn sẽ có thể đảm nhiệm những vị trí công việc như:

1. Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục

Vị trí này có thể làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục... Để làm tốt công việc quản lý của mình các bạn cần có những kế hoạch công việc cụ thể cũng như các cách quản lý tốt để ứng dụng phù hợp với từng môi trường việc làm. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều các cơ sở đào tạo công lập, tuyển chuyên viên tư vấn giáo dục và nhiều vị trí khác. Các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.

Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp

2. Chuyên viên văn phòng

Bạn có thể ứng tuyển các vị trí như chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo... Những vị trí này các bạn cần thực hiện công việc đảm bảo chất lượng cũng như lựa chọn môi trường làm việc hợp lý. Theo đuổi việc làm chuyên viên văn phòng, bạn có thể làm việc tại các phòng giáo dục, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ, các trường học, trung tâm giáo dục, doanh nghiệp có hướng đào tạo ngành nghề...

Đánh giá học viện quản lý giáo dục ra làm gì

Có rát nhiều vị trí việc làm dành cho chuyên ngành quản lý giáo dục

3. Chuyên viên quản lý đào tạo

Chuyên viên quản lý đào tạo là một cơ hội việc làm khác cho các bạn tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục. Với vai trò này, bạn có thể xin vào các trường học, trung tâm đào tạo tư nhân... Công việc sẽ bao gồm phụ trách chung, các hoạt động hành chính, giấy tờ, quy trình xử lý công việc với giáo viên, phụ huynh.

4. Nhân viên/chuyên viên hành chính nhân sự

Không phải ai có bằng Quản lý giáo dục cũng sẽ đi làm nhà nước vì nhu cầu tuyển dụng có hạn, đồng thời thu nhập cũng chưa chắc đã như ý. Bởi vì chuyên môn nên bạn cũng sẽ rất hợp để xin vào vai trò nhân viên, chuyên viên hành chính nhân sự hoặc làm quản lý ký túc trong ký túc xá của các doanh nghiệp lớn.

5. Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa giáo dục

Vị trí này phù hợp với các địa phương, cán bộ cấp xã, cấp huyện, tổ chức văn hóa tại cơ sở.

6. Cán bộ nghiên cứu giáo dục

Bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường học để có thể nghiên cứu mọi vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo.

7. Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục

Với vị trí này bạn có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục với nhiệm vụ đào tạo và hướng dẫn các học viên, bồi dưỡng cán bộ...

8. Nhân viên/chuyên viên tư vấn tuyển sinh

Một vai trò khác khá phù hợp với bạn khi có tấm bằng Quản lý giáo dục là tư vấn, tuyển sinh trong các trường cao đẳng, đại học hoặc tư vấn du học ở những trung tâm du học, giới thiệu việc làm.

III. Thu nhập của việc làm ngành Quản lý giáo dục

Bởi vì học ngành Quảng lý giáo dục, bạn có cơ hội theo đuổi nhiều nghề nghiệp khác nhau nên rất khó để nói về mức lương chung cho nhân sự ngành này. Tuy vậy, có thể khái quát rằng nếu làm trong các phòng giáo dục hay trường học, cơ quan nhà nước thì thu nhập của bạn sẽ theo các bậc lương của chính phủ và tăng dần theo thâm niên, theo vị trí bạn thăng tiến, phổ biến nhất là trong khoảng 4 - 6 triệu/tháng và dần dần có thể là 7 - 9 triệu/tháng.
Trong khi đó, những ai làm việc bên ngoài, mức lương sẽ cao hơn đáng kể. Chẳng hạn như, chuyên viên đào tạo có thể nhận 8 - 10 triệu/tháng, cao hơn là 15 triệu/tháng; Nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn du học có lương khoảng 5 - 7 triệu/tháng và hoa hồng theo doanh số nên tổng thu nhập cũng có thể trên 10 triệu/tháng.

IV. Các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục

Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục. Các bạn hoàn toàn có thể đưa ra sự lựa chọn cho mình để có một môi trường học tập tốt nhất. Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành quản lý giáo dục trên cả nước:

Khu vực phía Bắc:

  • Học viện Quản lý giáo dục.
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội.
  • Đại học Sư phạm Hà Nội.

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh.

Khu vực phía Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM.
  • Đại học Sài Gòn.
  • Đại học Quy Nhơn.

V. Kỹ năng, phẩm chất cần có của một sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Học Quản lý giáo dục, làm việc trong môi trường nghiêm túc, quy chuẩn, bạn không chỉ cần kiến thức mà phải có kỹ năng, phẩm chất để sau này có thể thích nghi với một môi trường mô phạm. Ngoài sự bình tĩnh, kiên nhẫn, không nói tục chửi bậy thì bạn còn cần phải rèn luyện các kỹ năng như:

  • Có kỹ năng quản lý.
  • Có tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật tốt.
  • Có khả năng chịu áp lực tốt và khả năng thích nghi cao.
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học.
  • Có kỹ năng giao tiếp.
  • Có khả năng xử lý tình huống và phán đoán sự việc.
  • Có khả năng điều khiến và nắm bắt tâm lý con người.
  • Có sự chăm chỉ, cần cù và kiên trì...

Với những thông tin trên đây các bạn đã phần nào hiểu thêm về ngành học quản lý giáo dục ra làm gì cùng với những vị trí công việc cụ thể. Ngoài ra còn rất nhiều những thông tin về ngành học cũng như thông tin việc làm hữu ích khác, các bạn hãy cùng tham khảo trên JOBOKO.com để ứng dụng cho nhu cầu công việc tốt nhất. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ thông tin về triển vọng nghề nghiệp của ngành giáo dục nếu bạn có ý định tham gia vào lĩnh vực này nhé.