Đất thuộc quy hoạch khu dân cư mới là gì năm 2024

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa trình UBND Thành phố dự thảo công văn hướng dẫn về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu theo Luật Quy hoạch đô thị.

Dự thảo văn bản hướng dẫn trên đã được Sở TN&MT TP.HCM lấy ý kiến góp ý của 8 sở, ngành và UBND quận, huyện.

Hộ gia đình, cá nhân có đất tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu, không phân biệt chức năng quy hoạch khu dân cư hiện hữu hay khu dân cư xây dựng mới, sẽ được xem xét chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo dự thảo hướng dẫn, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở phải đảm bảo các điều kiện và thủ tục. Cụ thể, trình tự gồm 2 bước sau:

Bước 1: Căn cứ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở để xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân và chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức đăng ký vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Sau khi các địa phương báo cáo, Sở TN&MT sẽ trình UBND TP.HCM phê duyệt.

Đất thuộc quy hoạch khu dân cư mới là gì năm 2024
TP.HCM sắp có hướng dẫn về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở tại các tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở, không phân biệt đất thuộc quy hoạch khu dân cư xây dựng mới. (Ảnh: Anh Phương)

Bước 2: Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm được duyệt và hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, Phòng TN&MT các quận, huyện phải có trách nhiệm thực hiện các khâu sau:

Xác minh thực địa và lập biên bản xác minh; thẩm tra hồ sơ, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; dự thảo tờ trình kèm dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để UBND quận, huyện ký quyết định;

Chuyển hồ sơ cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để lập phiếu chuyển thông tin địa chính xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Sau khi người được chuyển mục đích sử dụng đất hoàn tất nghĩa vụ tài chính, Phòng TN&MT phối hợp với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai ký cấp mới giấy chứng nhận nhà đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp.

Nhiều năm qua, khái niệm “quy hoạch khu dân cư xây dựng mới” được thể hiện trong các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại TP.HCM.

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, cùng với quy hoạch chức năng sử dụng đất hỗn hợp, quy hoạch khu dân cư xây dựng mới được lập ra để xác định các khu vực ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng dự án nhà ở, công trình hoặc tổ hợp công trình sử dụng nhiều chức năng.

Để thực hiện dự án, chủ đầu tư phải lập, trình duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để xác định cụ thể vị trí, cơ cấu, bố cục chức năng và chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc cho từng hạng mục.

Trong Quyết định số 60/2017 về diện tích tối thiểu được tách thửa đất, UBND TP.HCM quy định các trường hợp đất thuộc quy hoạch khu dân cư xây dựng mới, có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm, để thu hồi thực hiện dự án thì không được tách thửa.

Xuất phát từ khái niệm quy hoạch và quy định điều kiện tách thửa đất nói trên, suốt thời gian qua, không ít người dân có đất thuộc “quy hoạch khu dân cư xây dựng mới” tại TP.HCM không được giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà hoặc tách thửa đất.

Đất thuộc quy hoạch khu dân cư mới là gì năm 2024

Sau 3 năm chỉnh sửa, TP.HCM sắp có quy định tách thửa mớiSau khi tiếp thu ý kiến từ các sở, ngành, giai đoạn 2021 – 2023, Sở TN&MT TP.HCM đã nhiều lần chỉnh sửa dự thảo quy định tách thửa đất. Hiện đang tổ chức phản biện xã hội.

Tại buổi họp báo thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM chiều 27/4/2023, ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng Quản lý thực hiện quy hoạch và pháp chế, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM, đã thông tin về tình trạng đất dân cư xây dựng mới trên địa bàn.

Theo ông Phong, theo Nghị định 85/2015 hướng dẫn về quy hoạch xây dựng, người lập quy hoạch phải dự trù sự phát triển về dân số, đô thị nên phải định hướng, dự kiến dành ra khu vực để đầu tư các công trình dân cư xây dựng mới.

Khái niệm “khu dân cư quy hoạch mới” là khái niệm trong quy hoạch và nhu cầu trong việc lập các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đều phải có định hướng những khu dành cho công trình xây dựng mới.

“Khái niệm “khu dân cư quy hoạch mới” là để định hướng thực hiện quy hoạch, không ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không ảnh hưởng đến việc cấp phép xây dựng”, ông Phong nói

Ông Phong cũng cho biết thêm, “khu dân cư quy hoạch mới” là một dạng đất ở, khi muốn chuyển đổi mục đích thì phải đạt các điều kiện, tiêu chí theo Luật đất đai thì sẽ có khả năng chuyển đổi thành đất ở.

Liên quan đến nội dung này, ông Đậu Anh Phúc, Phó chủ tịch UBND Quận 12, TP.HCM, cho rằng đất xây dựng mới là loại đất không được tách thửa, còn lại đều thực hiện bình thường như các loại đất khác, trong đó có chuyển đổi sang đất ở, xin giấy phép xây dựng… nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Về cấp phép xây dựng thì cần tuân thủ theo Luật Xây dựng đối với những khu vực đã chuyển đổi thành đất ở và thỏa mãn một trong những điều kiện theo quy định. Trong đó, khu vực đó đã được lập quy hoạch chi tiết 1/500, để làm cơ sở cấp phép xây dựng cho người dân. Nếu như trong trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 thì dùng quy chế quản lý kiến trúc để cấp phép xây dựng.

Theo thống kê của UBND huyện Bình Chánh, TP.HCM, hiện trên địa bàn có gần 15.000 ha đất được quy hoạch với chức năng là đất dân cư xây dựng mới, với gần 13.500 hộ dân bị ảnh hưởng.

Tại quận Bình Tân, TP.HCM, theo thống kê từ các đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 trên địa bàn quận có tổng cộng 155 khu đất đang được quy hoạch với hai chức năng là đất dân cư xây dựng mới và đất hỗn hợp, với quy mô hơn 341 ha.

Chỉ đạo về đất dân cư xây dựng mới, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết sẽ phân công giải quyết dứt điểm vấn đề này, tại phiên họp về tình hình kinh tế, xã hội tháng 4 và bốn tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 5/2023 của TP.HCM.

Theo đó, ông Mãi đề nghị tập trung giải quyết các dự án, vấn đề tồn đọng như báo cáo của các sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương...

Thủ tướng đã chỉ đạo mỗi tỉnh, thành phải thành lập các tổ công tác để giải quyết các vấn đề tồn đọng. Riêng TP.HCM, tổ công tác này đã thành lập từ nhiều năm, sắp tới tổ trưởng sẽ do Chủ tịch UBND TP.HCM đảm nhiệm và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường sẽ làm phó tổ trưởng thường trực.

"Hằng ngày, trong danh sách tổng hợp các phản ánh, ví dụ thông tin liên quan đến quy hoạch, hồ sơ đất đai, xây dựng được đề cập gần đây, chúng ta phải tiếp nhận, phân giao, đánh giá vấn đề để xử lý dứt điểm", ông Mãi chỉ đạo.