Dậu đổ bìm leo nghĩa là gì

Xã hội ta đã có lúc cẩn trọng đến mức khuyến cáo cách viết, cách nói về người không may phải sống chung với "ết" là "người có HIV" thay vì "bị HIV". Truyền thông tự thấy mình có trách nhiệm tuyên truyền về cách đối xử với người có HIV, rằng không nên và không thể có thái độ kỳ thị hay ghẻ lạnh, quay lưng lại với họ. Như những người không may sa vào tệ nạn, do tự nhận đường sai hay bị dòng đời xô đẩy, vào trại tập trung cải tạo lao động còn được Nhà nước bỏ tiền đầu tư dạy lại cách làm người, dạy nghề để có thể đoạn tuyệt với tệ nạn, có thể mưu sinh mà không cần phải phạm luật…

Đấy là nói về những gì thường thấy liên quan đến những người đã bị tòa án định tội.

Hơn một tuần qua, báo chí đưa tin mấy người mẫu, diễn viên, sinh viên vướng vòng lao lý vì hành vi "bán thân". Chuyện sai lè lè rồi, không cần phải nói thêm về lý do, động cơ vì người có hành vi sai đều không thuộc diện "đói thì đầu gối phải bò", cũng chẳng ai bắt ép họ phải làm việc đó. Nhưng, những gì diễn ra quanh những người sa cơ lỡ bước ấy có khi lại đáng xấu hổ hơn cả những người đã làm việc đáng xấu hổ. Ấy là phản ứng thái quá của một số người hoạt động trong ngành giải trí - đồng nghiệp với những người đang bị pháp luật "hỏi thăm". Nếu phải gọi tên hành vi của nhóm người "còn đang sống lành mạnh" nói trên, thật khó tránh dùng cụm từ "dậu đổ bìm leo", mưu lợi trên nỗi thống khổ của đồng nghiệp.

Nói vậy là bởi ngay sau vụ "người mẫu bán thân" thứ nhất rồi thứ hai, bị phanh phui chỉ trong ít ngày, bạn đọc thấy một số anh X, một số chị Y trong làng giải trí - tức không phải một người - đăng đàn. Người thanh minh về một tấm ảnh chụp chung, như thể muốn nói tôi không may chụp ảnh với "hủi", chứ không có quan hệ thân mật gì đâu; người nhảy dựng lên, rằng tôi cùng cô ấy quen nhau chỉ là tình cờ; lại có người kể lể rằng mình đã cố khuyên can mà không được… Nhưng, tất cả những động thái không lấy gì làm hay ho ấy phải chăng chỉ là cách thể hiện sự sung sướng, hỉ hả của một nhân vật "có tên" trong làng giải trí trước việc đồng nghiệp bị bắt.

Rất khó tìm sự thể hiện đúng mực từ những người trong giới đã phát ngôn sau hai sự vụ nói trên, thật lạ! Lạ hơn là cái màn hài kịch ấy (nếu có thể gọi như thế) lại có cơ hội đến với bạn đọc qua báo chí. Lạ, ngay cả khi người cầm bút thật sự không biết gì về mục đích thật sự của những người đã "đăng đàn" (?).

Cái thói "dậu đổ bìm leo" rất xấu, trong thực tế không chỉ đã xuất hiện trong giới giải trí mà thôi. Khi có người đứng trên nỗi tủi nhục của đồng nghiệp để mưu cầu việc riêng, hoặc giả là chỉ "nổ" cho sướng, thì xã hội cần lên án việc làm ác ý ấy của họ. Bởi, đơn giản là không thể đồng tình với người nỡ đạp thêm vào người đã ngã.

Câu thành ngữ có ý muốn nói đến việc lợi dụng người ta gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo.

Chuyện kể:

Hàng giậu không biết có từ bao giờ, cứ sừng sững đứng bao lấy khu vườn. Nó hãnh diện ca ngợi đôi tay khéo léo của người vì đã cắm chặt nó xuống đất, lại lấy lạt buộc chúng vào với nhau nên tin rằng chẳng bao giờ bị đổ.

Cạnh giậu có cây bìm bìm mấy lần cố ngóc cái đầu để rồi bám vào bờ giậu, hòng dựa vào đó mà leo cao một chút mong hưởng chút ít ánh nắng trời. Nhưng mỗi lần như thế, hàng giậu lại tỏ ra bực bội, không muốn cho bìm bìm phủ kín cả hàng giậu nhà mình. Vì vậy nó mách người, nó bảo:

- Bìm bìm nó sắp lấn át hàng giậu của chúng tôi. Nếu chúng tôi đổ thì chó gà vào phá hết rau.

Người nghe nó nói thế cho là phải mới phạt bìm bìm không leo lên hàng giậu nữa. Nhiều lần như thế, bìm bìm tức lắm.

Rồi thời vụ cũng qua đi, người ta thu hoạch hết rau trong vườn, không còn ngó ngàng gì đến hàng giậu. Hàng giậu đứng đấy chịu nắng khô nỏ, giờ lại bị nước mưa làm mục hết chân. Một đêm, mưa to gió lớn đùng đùng, hàng giậu bỗng xiêu vẹo. Nó nghiêng ngả xuống gần cây bìm bìm. Vụ khô hanh qua đi, giờ được nước, bìm bìm phởn phơ hẳn lên, nó thấy hàng giậu nghiêng xuống mới bám vào. Lúc đầu còn một vài dây, sau thì mấy dây khác cũng hùa nhau bám vào, làm cái giậu bị nặng quá nghiêng hẳn xuống. Cả họ nhà bìm bìm lúc đấy được đà mới nói với hàng giậu:

- Xưa giậu hắt hủi họ bìm bìm nhà ta, lúc ta cần thì chẳng cho nương tựa, giờ giậu nhà ngươi đổ kêu người nào có thấy ai. Không là hàng giậu ngăn chó, ngăn gà thì cứ để họ nhà ta leo lên, dẫu sao cũng còn có ích.

Cái sự tự nhiên là loại cây dây leo bao giờ cũng cần nương tựa vào tường, giậu hay cây khác để vươn ra ánh sáng để mà tồn tại. Cây bìm bìm là loại cây dây leo, sống dai và sức vươn mạnh mẽ. Cũng từ đặc tính này mà có câu chuyện trên, từ đó người ta liên tưởng vào cuộc sống, ám chỉ khi ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn thì kẻ khác lợi dụng, lấn át nhằm hại thêm hoặc kiếm chác một chút gì đó. Quả thật là cuộc đời phù thịnh, ít phù suy.

Dậu đổ bìm leo tiếng Anh là gì?

away, the mice will play. Dậu đổ, bìm leo. ---> When the tree is fallen, everyone. run to it with his axe.

Đâu đó thì bìm leo là gì?

“Thừa nhân chi nguy” hay “Giậu đổ bìm leo” là câu thành ngữ chỉ việc thừa lúc người khác gặp khó khăn, trắc trở để tấn công, lấy được lợi ích cho bản thân mình, hoặc vì tư thù mà hãm hại người ta.

Nhà sập bìm bịp leo nghĩa là gì?

Câu thành ngữ có ý muốn nói đến việc lợi dụng người ta gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo. Chuyện kể: Hàng giậu không biết có từ bao giờ, cứ sừng sững đứng bao lấy khu vườn.

Cây bim bim có tác dụng gì?

Bìm bìm dược liệu thường được phối hợp trong các bài thuốc để trị bệnh sau đây:.

3.1. Ho phế nhiệt. ... .

3.2. Đầu đinh, mụn nhọt. ... .

3.3. Phù do viêm thận. ... .

3.4. Chứng phù thủng. ... .

3.5. Trướng bụng do xơ gan, viêm thận mạn tính. ... .

3.6. Phù nề sau sinh, chứng tiểu ít. ... .

3.7. Đái buốt, đái rắt (áp dụng một trong 3 bài thuốc sau đây): ... .