Đề tài nghiên cứu khoa học về sinh non

Dụng cụ ngạnh mũi hai bên ngắn hiệu quả hơn dụng cụ ngạnh mũi một bên trong việc giảm tỉ lệ đặt lại nội khí quản. Dù Infant Flow Driver có vẻ hiệu quả hơn ngạnh Medicorp, loại ngạnh mũi hai bên nào hiệu quả nhất vẫn cần được xác định. Ngạnh mũi hai bên ngắn hiệu quả hơn áp lục dương liên tục qua ống mũi họng trong điều trị hội chứng suy hô hấp sớm.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa là một trong những mối quan tâm chính ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ trên toàn thế giới đang cố gắng giúp các bậc cha mẹ nhận thức rõ vai trò của sàng lọc sơ sinh đối với những đứa con của họ về các bệnh rối loạn chuyển hóa ngay khi chúng được sinh ra.

Sàng lọc sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại nhằm phát hiện những bệnh liên quan đến nội tiết, chuyển hoá, di truyền ngay sau khi đứa trẻ vừa ra đời, nếu điều trị kịp thời sẽ giúp tránh tử vong và tổn thương vĩnh viễn ở trẻ. Chương trình sàng lọc sơ sinh đã được quan tâm thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ vài chục năm gần đây nhưng nhờ sự phát triển của kỹ thuật khối phổ [Tandem Mass Spectrometry MS/MS] đã mở ra một cơ hội mới cho phép phát hiện hơn 50 loại bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ.

Tử vong sơ sinh [TVSS] hiện nay vẫn còn là một trong những vấn đề quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non thường gặp trong giai đoạn hiện nay, nếu không được phát hiện và điều trị ngày true có thể bị mù vĩnh viễn.

Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh vẫn là một trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở sơ sinh. Nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố liên quan đến tử vong trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh [NKHSS] tại bệnh viện Nhi Đồng 2.

Theo báo cáo của Ramachandrappa và Jain năm 2009, tỷ lệ sanh non tăng, trong đó, tỷ lệ sanh non muộn tiếp tục tăng, từ 7,3% năm 1990 đến 9,1% năm 2005. Sự gia tăng của sanh mổ chủ động có thể là nguyên nhân chính của gia tăng tỷ lệ sanh non muộn.

Không tăng trưởng sau sinh là vấn đề lớn đối với trẻ sơ sinh non tháng, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị bệnh được chăm sóc trong các đơn vị chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết tốc độ tăng trưởng lý tưởng sau sinh của trẻ sơ sinh non tháng.

Indomethacin đã được sử dụng thường qui để điều trị đóng ÔĐM ở trẻ sơ sinh non tháng CÔĐM với shunt lớn có ý nghĩa. Tuy nhiên Indomethacin thường phối hợp với tác dụng không mong muốn. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi so sánh Ibuprofen với Indomethacin đường uống nhằm so sánh hiệu quả và tính an toàn của hai thuốc lên đóng ÔĐM ở trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp.

Khảo sát các đặc điểm về tỷ lệ sơ cứu và tình trạng lúc nhập viện của trẻ sơ sinh bệnh lý Ngoại khoa nhập Khoa HSSS Bệnh viện Nhi đồng I từ tháng 2/2007 đến tháng 2/2008.

Rubella là bệnh gây ra do một loại Togavirus thuộc chủng Rubivirus và đặc trưng của bệnh là ban dát sẩn nhẹ ngoài da. Tuy nhiên khi bị nhiễm Rubella trong thời gian mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ nhiễm trùng bào thai có thể từ 85% đến 90% [6,9]. Hậu quả của nhiễm Rubella bẩm sinh là sẩy thai, sinh non, thai lưu và gây ra hàng loạt các dị tật bẩm sinh trầm trọng cho bào thai gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh [HCRBS]. Những dị tật bẩm sinh thường gặp nhất là đục thủy tinh thể, tật tim bẩm sinh, khiếm thính và chậm phát triển tâm thần [1,5,6,8,9].

Luận văn Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.Dọa đẻ non và đẻ non luôn là một vấn đề lớn của sản khoa. Sơ sinh đẻ non có nguy cơ bị bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trong số bệnh tật và tử vong sơ sinh thì có đến 75% số trường hợp có liên quan đến đẻ non. Sù gia tăng tỷ lệ đẻ non về nhiều mặt liên quan đến việc làm giảm sự phát triển và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh [42].

Tỷ lệ đẻ non ở Việt Nam hiện nay vào khoảng từ 6,5% – 16% [9][19]. Tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% – 87,5% tử vong sơ sinh [14][19].
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học chóng ta đã có thể nuôi sống những trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ song để thực hiện được điều đó đã tốn rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do vậy, hạn chế tỷ lệ đẻ non luôn là mục đích của y học nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh, thông minh. Và có thể cho rằng đẻ non hiện nay vẫn là một thách thức, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước trên thế giới, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
Trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non [8][9][14][30] … Chính vì vậy trong những năm gần đây tỷ lệ đẻ non và tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh theo tuổi thai đã giảm nhiều [9][39].
Nhìn một cách tổng thể, để hạn chế tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh người ta đã thực hiện cả ba bước của một quá trình bao gồm:
– Dự phòng đẻ non cho những đối tượng có nguy cơ cao: những phụ nữ có tiền sử đẻ non, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, u xơ tử cung, tử cung dị dạng, đa thai,…
– Điều trị cho những phụ nữ có dấu hiệu dọa đẻ non, các bệnh có nguy đẻ non cao nh­ tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, rau bong non,…
– Chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh non tháng.
Ngày nay, sù thay đổi về các điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội, môi trường sống đã làm thay đổi mô hình dân số, mô hình bệnh tật và tử vong trong đó dọa đẻ non và đẻ non cũng không là một ngoại lệ.
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về Sản khoa nói chung và về việc điều trị và chăm sóc người bệnh doạ đẻ non và đẻ non nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu tại viện sẽ cho chúng tôi những kết quả cụ thể và chính xác nhất về tình hình đẻ non tại thời điểm hiện tại.
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008” nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố có liên quan tới đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.
2. Nghiên cứu câc phương pháp xử trí đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 3
1.1. Đẻ non 3
1.1.1. Định nghĩa đẻ non 3
1.1.2. Tỷ lệ đẻ non 4
1.1.3. Đặc điểm sơ sinh non tháng 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đẻ non 5
1.1.5. Biến chứng của đẻ non 8
1.1.6. Chẩn đoán 10
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non 12
1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía mẹ 13
1.2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non về phía thai 14
1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ do phần phụ của thai 14
1.2.4. Không rõ nguyên nhân 15
1.3. Thái độ xử trí 15
1.3.1. Một số phương pháp điều trị đẻ non 15
1.3.2. Xử trí khi ức chế chuyển dạ không thành công 22
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu 23
2.3. Thời gian nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu 23
2.5. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 23
2.6. Nội dung nghiên cứu, biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 25
2.7. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 26
2.8. Xử lý số liệu 26

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 27
3.1. Tỷ lệ đẻ non và một số yếu tố liên quan đến đẻ non 27
3.1.1. Tỷ lệ đẻ non 27
3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến đẻ non 29
3.2. các phương pháp xử trí đẻ non 34
Chương 4. Bàn luận 44
3.1. Tỷ lệ đẻ non và một số yếu tố liên quan đến đẻ non 44
3.1.1. Tỷ lệ đẻ non 44
3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến đẻ non 46
3.2. các phương pháp xử trí đẻ non 51
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng từng loại thuốc trong điều trị đẻ non 51
3.2.2. Sử dụng thuốc giảm co trong điều trị đẻ non 52
3.2.3. Sử dụng Corticoid trong điều trị đẻ non 54
3.2.4. Kết quả điều trị đẻ non 55
Kết luận 60
Kiến nghị 62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Video liên quan

Chủ Đề