Đền cuông ở đâu

Đền Cuông nằm trên quốc lộ 1A , thuộc xã Diễn An , huyện Diễn Châu , tỉnh Nghệ An , cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía Bắc , được xây dựng trên lưng chừng núi Mộ Dạ , là đền thờ An Dương Vương.

Đền Cuông trong chuyến du lịch Cửa Lò của chúng tôi

Rời xa Cửa Lò rì rào tiếng gió biển. Chúng tôi đi về nơi An Dương Vương đang nghỉ ngơi.Tài liệu xưa cho rằng , tên Đền Cuông do ngày xưa trên núi Mộ Dạ có nhiều chim công , tiếng địa phương gọi là cuông , từ đó hình thành nên tên Đền Cuông. Truyền thuyết về Đền Cuông thì rất nhiều , nhưng phổ biến nhất có lẽ là câu chuyện về An Dương Vương. Sau khi bắt đầu làm vua , An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc , dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa , trị vì đất nước trong 50 năm [ từ năm 257 đến năm 208 TCN ]. Năm 208 trước công nguyên , do mất cảnh giác , Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công , phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền , phía Bắc chân núi Mộ Dạ.

Để hoài tưởng công ơn của Thục An Dương Vương , dân chúng vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ngài ở Cửa Hiền. Ở đó còn có ngôi mộ con gái vua Mỵ Châu. Chuyện kể rằng , tuy đã có miếu thờ , nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống , có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ , nhiều người cho đó chính là vong hồn của vua Thục muốn yên ngự trên sườn núi nên đã lập đền thờ và rước vong hồn Ngài về đó thờ phụng.

Ðền Cuông là một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia và cũng là một danh thắng mà bất kể ai đã đến sẽ khó quên bởi sự kết hợp giữa kiến trúc và cảnh trí tự nhiên. Kiến trúc đền theo kiểu chữ “Tam”. Thượng điện đặt bàn thờ Thục An Dương Vương , qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt bàn thờ Cao Lỗ , tướng giúp vua chế tạo nỏ thần.

Đền có ba tòa. Tòa trung điện xây theo kiểu chồng diêm tám mái , còn các tòa khác trong đền đều có kiến trúc bốn mái , đầu đao cong vắt. Tòa nào cũng đồ sộ , cột to , thành dày với hoa văn , tứ linh trỗ tinh xảo. Trên các cột có nhiều câu đối , thơ đề bằng chữ Hán của các quan tư , danh nho thời trước.

Xung quanh Đền Cuông , những ngọn núi , những tảng đá đều mang tên những truyền thuyết , những huyền thoại về Thục An Dương Vương. Tảng đá bàn cờ là nơi Thục An Dương Vương ngồi đánh cờ với Thần Kim Quy. Tảng đá gạo dưới chân núi Mộ Dạ trông như một khối gạo đông lại. Tục truyền từ Cổ Loa vào đến đây , Thục An Dương Vương phát gạo , cho binh lính về nhà làm ăn sinh sống. Số gạo còn lại đông thành tảng đá đó. Núi Cờ , núi Kiếm , núi Áo , núi Mão , núi Gươm , núi Đầu Cân… mỗi núi mang tên một vật trên mình của Thục An Dương Vương.

Lễ hội Đền Cuông vào ngày 15/2 hàng năm cũng là một trong những hội lễ nổi tiếng ở nước ta , lôi cuốn khách thập phương về tham gia.

Đến Đền Cuông ,du khách không thể bỏ qua một đặc sản chỉ có ở đây , đó là trà lá vung. Dưới chân núi có một gia đình chăm làm nghề hái lá vung trên núi về phơi khô bán cho khách. Có người cho rằng , lá vung có khả năng chữa các bệnh như đau bao tử , cao huyết áp… Mặc dù  biết có đúng không nhưng uống rất ngon.

Hôm ấy , chúng tôi đến Đền Cuông vào buổi chiều , sau khi tham quan đền chúng ta ngồi lại quán dưới chân đền để nghe kể về những câu chuyện xưa và thưởng thức chén trà lá vung. Trong buổi chiều mùa hè , vị trà ngon , không khí trong lành , êm đềm , Đền Cuông,Cửa Lò đã để lại trong mỗi người chúng tôi những hồi ức rõ rệt khó quên!

Tham khảo tour Du lịch Cửa Lò 3 ngày 2 đêm.

Bạn đọc cũng quan tâm:

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

Đền Cuông - Cử Hiền - Nghệ An:

Đền toạ lạc tại núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 30km về phía bắc. Đền nằm cạnh quốc lộ 1A. Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương, niên đại khởi dựng đền Cuông đến nay vẫn chưa xác định được chính xác. Đền đã được trùng tu nhiều lần. Diện mạo ngôi đền hiện nay là lần trùng tu vào năm 1916. Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc. Trên sườn núi Mộ Dạ hiện nay có một rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Dưới chân núi phía Bắc là biển Cửa Hiền, nơi có huyền thoại khi An Dương Vương cùng đường, thần Kim Quy đã hiện lên rẽ nước, đưa Ngài về cõi vĩnh hằng, nơi có miếu mộ của nàng công chúa Mỵ Châu. Đền có kiến trúc kiểu chữ “tam”. Tam quan đồ sộ rêu phong cổ kính, cổng giữa ba lầu. Toà trung điện kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, có ban thờ Cao Lỗ là vị tướng đã giúp vua Thục chế tác nỏ thần. Các toà khác đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình khác của đền đều đồ sộ, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp chạm tinh tế, toát lên vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương. Đền Cuông hiện có nhiều di vật quí: trống, chiêng, tượng thờ... và các tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, câu đối với nội dung ghi nhớ công đức vua Thục An Dương Vương. Bãi biển vùng Cửa Hiền bằng phẳng. Trên bãi biển nhô lên hàng vạn hòn đá có hình thù giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, đây là khu vực duy nhất trên đất Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng về mùa hè.

Lễ hội đền Cuông diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng 2 âm lịch. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống như đánh đu, đấu vật, chọi gà, cờ người, đấu bóng chuyền, cầu lông, leo núi.... ; ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt pháo bông, đèn hoa.

[Nguồn: saigontoserco.com]

Theo tục lệ của người dân, cũng như căn cứ vào sử sách, thì Đền Cuông [huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An] là nơi chôn cất và thờ An Dương Vương. Ngôi đền này như những câu chuyện thế sự trùng lặp đến kỳ lạ.

 Truyền thuyết kể rằng, khi bị Triệu Đà dàn kế cướp đi nỏ thần, An Dương Vương đã cùng con gái là Mỵ Châu phi ngựa về phương Nam.

Cái giá của sự chủ quan

Năm 257 trước CN, Thục Phán, thủ lĩnh người Âu Việt hợp nhất Văn Lang vào đất nước mình, gọi tên nước là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa [huyện Đông Anh, Hà Nội]. Cũng như các triều vua Hùng trước, Thục An Dương Vương không chịu bang giao với nhà Chu [Trung Quốc]. Năm 221 trước CN, Tần Thủy Hoàng đánh thắng nhà Chu, lên ngôi Hoàng đế. Đến năm 218, Tần Thủy Hoàng đưa 50 vạn quân chia làm năm đạo dưới quyền tống chỉ huy của danh tướng Đồ Thư, tiến xuống đánh Bách Việt [các bộ tộc ở phương Nam]. Các lạc tướng Việt suy tôn Thục An Dương Vương làm thủ lĩnh chung chỉ huy cuộc kháng chiến.Người Việt thực hiện kháng chiến kéo dài trong vòng 10 năm. Lương thực ngày càng cạn kiệt, thủy thổ không phù hợp, quân Tần đói khổ, ốm đau, mệt mỏi, chán nản… Thục An Dương Vương nhân cơ hội tổ chức phản công giết chết Đồ Thư. Mất tướng chỉ huy, quân Tần như rắn mất đầu tháo chạy về nước. Sau chiến thắng đó, An Dương Vương được tôn vinh và sau đó ông xây thành Cổ Loa.Cổ Loa vừa là một kinh thành, vừa là một căn cứ phòng ngự bộ binh và thủy binh có thể phối hợp nhịp nhàng, vừa là căn cứ xuất phát tấn công. Một công trình kiến trúc quy mô lớn, dựa theo địa hình, lấy một khúc sông làm hào, lấy gò đất cao đắp thêm thành lũy. Truyền thuyết kể rằng, An Dương Vương xây được thành Cổ Loa là nhờ có thần Kim Quy giúp. Sau khi hoàn thành, thần còn ban cho vua cái móng, để làm vũ khí phòng khi kẻ thù xâm lược. Sau này, Cao Lỗ chế ra nỏ thần, bắn một phát chết hàng loạt quân địch. Ông còn chế mũi tên đồng, huấn luyện cho hàng vạn quân lính sử dụng.Vào cuối đời Tần, Triệu Đà gốc Hán chiếm cứ Uất Lâm [Quý Huyện – Quảng Tây], Nam Hải [Quảng Châu – Quảng Tây], Tượng Quận [Quảng Tây], lập nước Nam Việt, xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung. Triệu Đà mấy lần đem quân sang đánh Âu Lạc nhưng đều bị thất bại nên lập kế cầu hòa. Thục An Dương Vương không những chấp nhận mà sau đó còn gả con gái Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con trai Triệu Đà. Trong việc này, Cao Lỗ có can ngăn, nhưng An Dương Vương không nghe mà còn xử tệ. Cao Lỗ sau đó bỏ ra khỏi thành. Trọng Thủy ở trong cung đánh cắp lẫy nỏ thần về báo vua cha. Triệu Đà cất quân đánh, quân Thục thua to. An Dương Vương lên ngựa cho Mỵ Châu ngồi sau chạy vào Nghệ An.

Lần theo những truyền thuyết

Thành Cổ loa


Thục An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa, nhưng con cả thì lại vào trấn thủ ở xứ Nghệ. Hoàng tử xây thành ở miền núi phía Tây, nay là huyện Quỳ Châu [Nghệ An]. Nhờ uy danh của vua Thục, các chúa Mường đều nhất nhất tuân lệnh Hoàng tử, huy động người dân ngày đêm xây thành đắp lũy. Cũng bởi vì có người nhà, nên khi bị Triệu Đà xâm lược và cướp nước, An Dương Vương đã cùng con gái thẳng tiến về xứ Nghệ với ý đồ tập hợp lại lực lượng, hy vọng sẽ có ngày đem quân trở lại phía Bắc. Xung quanh câu chuyện này, có không ít truyền thuyết gắn với những địa danh tồn tại cho đến tận bây giờ.Theo truyền thuyết, huyện Diễn Châu [tỉnhNghệ An] là nơi lưu truyền vô số các ảnh xạ của truyền thuyết về An Dương Vương. Nơi đây, vị vua này đã kết thúc sự nghiệp hào hùng của mình, nhưng hào quang về sự nghiệp ấy, về con người ấy và ngay cả dư chấn của nỗi uất hận ngàn thu về sự cả tin để “Nỏ thần vô ý trao tay giặc - Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” [thơ Tố Hữu] vẫn còn vọng mãi muôn đời sau. Đọc lại những mẩu truyện trong dòng truyền thuyết An Dương Vương, có thể thấy rõ đoạn kết là cao trào của bi kịch mất nước, cũng là điểm thắt nút của bi kịch tình yêu. Có lẽ bởi là nơi diễn ra hồi kết nghiệt ngã của cuộc đời những nhân vật lịch sử [mà trước hết cũng là những con người cụ thể, có tình yêu, có niềm kỳ vọng và có cả những khờ khạo, ngây thơ…] cho nên huyện Diễn Châu [Nghệ An] trở thành một địa danh tỏa phát nhiều ảnh xạ về truyền thuyết An Dương Vương, tiếp nối mạch truyền thuyết này từ địa danh Hòa An [Cao Bằng] và Cổ Loa [Đông Anh, Hà Nội].Về sự ra đi của An Dương Vương, nhân dân nơi đây kể rằng: vị vua này cùng công chúa Mỵ Châu mải miết phóng ngựa thật nhanh qua xứ Thanh đi về phía đất Nghệ. Một cơn gió ngược chiều thổi mạnh đã làm rơi chiếc mũ của bậc đế vương. Công chúa Mỵ Châu bèn lấy khăn của mình trùm lên đầu cho phụ vương. Ngựa dừng chân ở đỉnh một quả đồi thấp và dài nối liền hai dãy núi: dãy Đại Hải và dãy Đại Vạc. Hai dãy núi này tạo thành một eo biển. Tưởng đây là đất dừng chân, nào ngờ, tiếng vó ngựa quân Triệu Đà đã thấy dồn dập phía sau lưng. Bỗng nhiên, An Dương Vương thấy từ phía chân núi có một cụ già đi tới. Vua than thở: “Sao ta chạy đến đâu giặc cũng dò được đường đuổi theo ta?” Cụ già đáp: “Thưa bệ hạ, vì giặc ở ngay sau lưng bệ hạ đó thôi!”. An Dương Vương rút kiếm, ngoảnh đầu nhìn Mị Châu. Mặc nàng khóc lóc, thề nguyền, ông chém đầu Mỵ Châu rồi men theo chân dãy Đại Hải, đến một quả núi cuối cùng thì thấy ba mặt đều là biển cả mênh mông, sóng cồn dữ dội. Gió từ ngoài khơi thổi vào hất tung chiếc khăn trên đầu Thục An Dương Vương và trùm lên đỉnh ngọn núi. An Dương Vương cùng đường, ngửa mặt lên trời mà than: “Cơ đồ của ta đến đây là hết!”. Nói đoạn, nhà vua gieo mình xuống biển. Về sau, quả núi đó được nhân dân đặt tên là núi Đầu Cân [nghĩa là cái khăn bịt đầu], nay thuộc ranh giới 2 huyện Diễn Châu và Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An. Dân làng cũng lập một miếu nhỏ thờ Thục An Dương Vương dưới chân núi.

Ẩn hiện bóng dáng vị vua huyền thoại...

Trong truyền thuyết dân gian, phía đông núi Mộ Dạ, có một tảng đá tròn với những màu sắc rất kỳ lạ. Tảng đá có những hạt màu đỏ, vàng, đen, trắng xen kẽ nhau trông như những hạt gạo. Dân gian gọi đó là tảng đá gạo. Bằng niềm tin mãnh liệt vào câu chuyện Thục An Dương Vương từng lưu bóng trên mảnh đất quê hương mình, người dân Diễn Châu cho rằng, tảng đá gạo là dấu vết của số gạo nuôi quân của An Dương Vương.Tục lệ cúng tế ở Nghệ An còn in dấu vết của truyền thuyết An Dương Vương. Nhân dân ta thường dùng vàng mã trong cỗ bàn cúng tế. Vàng mã có loại là những tờ giấy gió hình vuông, ở giữa quét nhũ vàng hay nhũ bạc cũng hình vuông, gọi là vàng giấy. Người dân xứ Nghệ còn có loại vàng vó, làm bằng nan tre gập lại thành khối vuông, dán giấy vàng hay đỏ ghép xen kẽ nhau. Mỗi khối là một thỏi.Năm mươi thỏi ghép lại thành hình một khối chữ nhật gọi là một thớt. Tương truyền rằng, quân tướng của Thục An Dương Vương hộ tống nhà vua vào đến đây, sau khi vua chết, họ ở lại và truyền nghề làm vàng vó cho dân. Ngày nay, ở một số vùng, các phường hội làm vàng vó cúng tổ sư là: “Thục An Dương Vương chi Quân tướng” [nghĩa là: quân tướng của vua Thục An Dương Vương]. Khi tìm hiểu rộng ra ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, phần lớn các tỉnh miền Bắc chỉ làm vàng giấy, riêng ở Cổ Loa thì có tục làm vàng vó.

Như vậy, có thể thấy, dòng truyền thuyết về An Dương Vương trên mảnh đất Nghệ An đã thu hút vào nó không chỉ những câu chuyện về các nhân vật chính trong truyền thuyết mà ngay cả những mẩu chuyện về vết tích quân tướng của vua Thục lưu lại nơi đây. Đó có thể là chuyện về một hiện vật kỳ lạ [như chuyện tảng đá gạo], hoặc là chuyện về một phong tục, một nghề nghiệp như câu chuyện vàng vó. Niềm tin về sự hiện diện của Thục Phán An Dương Vương trên quê hương mình thuở xa xưa đã ăn sâu vào tâm khảm những người dân xứ Nghệ. Dù là chuyện làm ăn, dù là chuyện phong tục, dù là để lý giải những hiện tượng kỳ lạ của tự nhiên, họ đều nhìn thấy ẩn hiện phía sau là bóng dáng vị vua huyền thoại ấy...

Tác giả bài viết: Vĩnh Xuân

Nguồn tin: Báo Pháp Luật & Xã Hội

Video liên quan

Chủ Đề