Điều kiện xây dựng nhà máy thủy điện

Ngày hỏi:10/04/2020

Công ty có dự án thủy điện 3,5 MW, công ty đang làm các thủ tục liên quan đến môi trường để thực hiện dự án. Cho hỏi dự án này công ty tôi phải ĐTM hay lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Xin cảm ơn!

  • [ảnh minh họa]

  • Căn cứ Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định:

    STT

    Dự án

    Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

    Đối tượng thuộc cột 3 phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

    Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

    27.

    Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phong điện, quang điện, thủy điện

    Trên diện tích từ 200 ha trở lên đối với nhà máy phong điện, quang điện

    Tất cả các nhà máy thủy điện có công suất từ 02 MW trở lên.

    Tất cả các dự án thủy điện có chuyển nước sang lưu vực khác.

    Không

    Trên diện tích từ 50 ha đến dưới 200 ha đối với nhà máy phong điện, quang điện

    Các nhà máy thủy điện có công suất dưới 02 MW.

    Không thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường.

    => Như vậy, căn cứ quy định trên thì dự án có công suất từ 2 MW phải thực hiện đánh giá tác động môi trường [ĐTM], do đó dự án của bạn có công suất 3,5 MW nên phải ĐTM.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ!

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


09:41, 05/05/2018

Nghị định 08/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 15/01/2018. Theo đó, Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện được quy định trước đó tại Nghị định 137/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, theo Khoản 8 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, thủy lợi, địa chất, môi trường hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

- Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy thủy điện.

- Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:

  • Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên;
  • Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên;
  • Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên;
  • Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên.

Theo đó, Nghị định này đã bãi bỏ một số điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện tại Nghị định 137/2013/NĐ-CP, cụ thể:

- Bãi bỏ quy định về điều kiện tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP: "Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy thủy điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế - tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường".

- Bãi bỏ quy định về điều kiện tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP: "Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết bị thủy công, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thủy công, thủy văn, thủy năng, khí tượng thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật, kết cấu, tổ chức thi công công trình nhà máy thủy điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy thủy điện".

- Bãi bỏ quy định về điều kiện tại Khoản 4 Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP: "Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thiết kế dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương".

Xem thêm các nội dung liên quan tại: Nghị định 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/01/2018. 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

03/Th12/2014 2:36 chiều

            1. Toàn bộ quá trình thực hiện dự án:

            a. Quá trình thực hiện dự án:

            Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn được khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 2004 và hoàn thành tháng 03 năm 2012 với quy mô của dự án là 33MW, với hai tổ máy, trong đó mỗi tổ máy có công suất 16,5MW. Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 538,484 tỷ đồng [ Quyết định số: 32/HS-HĐQT-QĐ ngày 28/08/2005] và đã được điều chỉnh lên: 833,09 tỷ đồng [Quyết định số: 24/HS-HĐQT-QĐ ngày 08/06/2009].

              Quá trình xây dựng được khởi công thực hiện từ năm 2004 và thời điểm cao trào nhất là năm 2007 và năm 2008. Trong quá trình xây dựng đó có nhiều sự thay đổi như: Thay đổi về nhân sự, thay đổi về tỷ lệ góp vốn của các cổ đông, thay đổi công tác thiết kế một số hạng mục công trình cho phự hợp với điều kiện địa chất và địa hình thực tế của khu vực, thay đổi về nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát thi công.

             Sau nhiều năm nỗ lực quản lý, thực hiện và giám sát, đến tháng 1 năm 2011 Tổ máy số 01 đó hòa vào lưới điện Quốc Gia và tháng 4 năm 2011 Tổ máy số 02 cũng hoàn thành và đưa vào vận hành sử dụng. Đồng hành với công tác vận hành phát điện thì công tác đầu tư xây dựng vẫn được tiếp tục nhằm hoàn thiện các hạng mục công trình còn dang dở. Đến tháng 3 năm 2012, công tác xây dựng công trình chính thức được hoàn thành, Công ty tập trung vào công tác vận hành phát điện thương mại và tiến hành quyết toán dự án hoàn thành với tổng số hợp đồng thực hiện của dự án là 150 hợp đồng, giá trị quyết toán sau khi kiểm toán là 811 tỷ đồng.

       Toàn cảnh nhà máy Thủy điện Hương Sơn

   b. Nhận xét quá trình thực hiện dự án:

            – Trong suốt quá trình thực hiện đầu tư dự án, Công ty cổ phần thủy điện Hương Sơn luôn chấp hành các thủ tục xây dựng, giám sát và thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước; luôn chấp hành đúng các trình tự pháp lý về quản lý đầu tư do Nhà nước quy định.

            – Công tác quản lý vốn, tài sản trong quỏ trình đầu tư: Vốn để thực hiện xây dựng dự án bao gồm 30% vốn góp của các cổ đông và 70% cũn lại là vốn vay của các tổ chức tín dụng. Tất cả vốn được thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Khi tiến hành giải ngân cho các đơn vị thi công thì các cổ đông tiến hành góp vốn theo tỷ lệ vào hệ thống của Ngân hàng và tiến hành vay ngân hàng theo tỷ lệ đó ký kết. Tất cả vốn được thanh toán đúng mục đích cho công tác đầu tư xây dựng dự án. Toàn bộ tài sản hình thành trong quá trình đầu tư được quản lý theo tiêu chuẩn của Việt Nam và được đánh giá và kiểm kê hàng năm, mỗi năm 2 lần.

            c. Đánh giá quá trình thực hiện dự án:

            – Công tác đầu tư xây dựng dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn thực tế đó kéo dài hơn 2 năm so với kế hoạch đó đề ra ban đầu, dẫn tới việc phải hiệu chỉnh tổng mức đầu tư và tổng dự toán công trình. Làm tăng chi phí quản lý, chi phí lãi vay và chi phí xây dựng dẫn đến khó khăn trong quá trình vận hành phát điện.

            – Công trình nằm ở vùng giáp biên giới hai nước Việt Nam và Lào nên công tác an ninh được thắt chặt, các thủ tục phục vụ thi công như điều động nhõn lực, thủ tục vận chuyển vật liệu nổ phải thực hiện trong thời gian dài và kỹ lưỡng hơn so với các dự án khác.

            – Dự án có sự chuyển tiếp qua nhiều lãnh đạo Công ty kéo theo sự thay đổi lớn về nhân sự, dẫn đến việc thất lạc và thiếu sót một số hồ sơ, văn bản pháp lý ảnh hưởng đến công tác quyết toán dự án.

            – Nhiều nhà thầu không đủ năng lực thi công và chưa thật sự nhiệt tình với công việc làm tiến độ thi công kéo dài, Chủ đầu tư phải ký kết thêm với nhiều nhà thầu để đáp ứng công việc. Việc thay đổi nhà thầu tư vấn giám sát cũng dẫn đến số hợp đồng và các thủ tục pháp lý liên quan tăng lên đáng kể.

            – Địa hình phức tạp: Địa hình thi công xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Hương Sơn dốc quanh co hiểm trở, là khu vực biên giới Việt Lào chịu sự giám sát an ninh của cả hai Quốc gia nờn việc huy động xe máy, thiết bị chịu sự quản lý chặt chẽ của các cấp.

            – Điều kiện khí hậu khắc nghiệt: Thường xuyên có lũ quét, đặc biệt cơn lũ cuối năm 2010 tại khu vực Hà Tĩnh cũng như tại khu vực dự án thủy điện Hương Sơn làm công tác thi công bị gián đoạn, giao thông bị tắc nghẹn trong thời gian dài.

            – Đường vận hành kéo dài dẫn đến công tác vận chuyển vật liệu khó khăn và tốn kém hơn về thời gian và tiền bạc.

            – Tong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010, lói suất ngân hàng tăng đột biến làm phá vỡ kế hoạch tín dụng ban đầu.

            – Chi phí khu vực Việt Lào đắt đỏ làm tăng chi phí vật liệu, nhiên liệu và nhân công.

         2. Tổng hợp các kết quả thực hiện đạt được của dự án:

         a. Kết quả thực hiện các nội dung đã được phê duyệt:

            Tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng công trình, song dự án cũng đã hoàn thành và đi vào vận hành kinh doanh, mang lại công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động cũng như một khoản thu lớn nộp ngân sách Nhà nước;

            * Kết quả và mức độ đạt được của các nội dung đó phê duyệt:

            – Mục tiêu: Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành Nhà máy thủy điện và sản xuất kinh doanh điện. Đến thời điểm hiện tại công tác đầu tư xây dựng đã hoàn thành. Công tác quản lý vận hành nhà máy thủy điện và sản xuất kinh doanh điện được thực hiện bắt đầu từ tháng 01 năm 2011. Tuy nhiên qua 02 năm vận hành kết quả sản xuất kinh doanh không đạt được như kế hoạch đề ra. Sản lượng điện chỉ đạt được 70% đến 75% so với kế hoạch ban đầu.

           – Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy có công suất lắp máy là 33MW với 02 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 16,5 MW. Đã thực hiện đúng theo quy mô được phê duyệt ban đầu.

            – Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy điện Hương Sơn phê duyệt là 833,09 tỷ đồng. Giá trị xây dựng hoàn thành sau khi quyết toán và kiểm toán là 811 tỷ đồng không vượt so với tổng mức đầu tư đã được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy điện Hương Sơn phê duyệt.

            – Tiến độ thực hiện dự án: Tiến độ ban đầu đã được phê duyệt là 05 năm bắt đầu từ năm 2005 và kết thúc năm 2009 nhưng do có sự thay đổi về thành phần và tỷ lệ góp vốn của các cổ đông, mặt khác điều kiện địa chất địa hình cung như khí hậu của vùng xây dựng dự án khắc nhiệt dẫn đến tiến độ thi công kéo dài đến tháng 03 năm 2012 mới hoàn thành.

            – Khối lượng và chất lượng công trình: Toàn bộ các hạng mục công trình thi công đều đáp ứng đúng theo yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn của Nhà nước đề ra. Công tác thi công được thực hiện theo hồ sơ thiết kế và một số hạng mục có sự điều chỉnh theo điều kiện địa chất địa hình của khu vực. Các thay đổi đã có thiết kế bổ sung và lập dự toán bổ sung.

          b. Kết quả thực hiện về tài chính và hiệu quả của dự án sau thực hiện đầu tư:

            – Các lần điều chỉnh tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được điều chỉnh từ 538,484 tỷ đồng lên 833,091 tỷ đồng. Nguyên nhân thay đổi bởi các lý do sau:

            + Do trong giai đoạn lập báo cáo của dự án ban đầu chưa chính xác, theo phương án dự tính ban đầu thì thời gian thi công dự án chỉ trong 4 năm nhưng thực tiễn điều kiện địa hình, địa chất , khí hậu tại khu vực dự án rất phức tạp đẫn đến tiến độ thi công kéo dài làm tăng lương tối thiểu, tăng giá ca máy thi công và vật liệu đầu vào.

           + Do biến động giá năm 2008 làm tăng nguồn vật liệu đầu vào, tăng chi phí vận chuyển, chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu từ đấu thầu sang chỉ định thầu và từ đơn giá cố định sang đơn giá theo thời điểm thi công.

            + Do thay đổi thiết kế: Điều kiện địa chất phức tạp để đảm bảo kết cấu của công trình các cấp có thẩm quyền đã thống nhất điều chỉnh thiết kế như hiệu chỉnh cửa nhận nước, tuyến đường hầm, tuyến đường ống áp lực và công trình chuyển nước Nậm Luông.

            + Thay đổi về chế độ chính sách do chính phủ quy định, về chế độ tiền lương cơ bản và các khoản phục cấp.

            + Chậm tiến độ thi công: Do năng lực một số nhà thầu không đáp ứng được theo yêu cầu, Chủ đầu tư đã phải thay thế các nhà thầu khác.

       – Nguồn vốn: Bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng là 70% và vốn góp của các cổ đông là 30%. Công ty đã vay của 03 tổ chức tín dụng với các tỷ lệ khác nhau và với tỷ lệ lãi suất thay đổi. Vốn góp của các cổ đông bao gồm 04 cổ đông chính là Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Khoáng Sản và Thương mại Hà Tĩnh, Tổng công ty cơ khí xây dựng, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông.

       – Các thông số và hiệu quả dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt:

       – Hiệu quả của dự án mang lại: Tạo công ăn việc là cho 72 người lao động tại công ty và một số cơ quan khác liên quan. Đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước và địa phương.

       c. Tác động của dự án đối với Chủ đầu tư, ngành và vùng:

     – Công ty cổ phần thủy điện Hương Sơn đã được cấp diện tích đất 263,23 ha cho 02 dự án nhà máy thủy điện Hương Sơn và nhà máy thủy điện Hương Sơn 2, hiện tại đã sử dụng 166,21 ha cho công tác xây dựng dự án Hương Sơn 1.

     – Toàn bộ đất được cấp đều được sử dụng cho mục đích xây dựng Nhà máy thủy điện. Diện tích đất được cấp Công ty đã tiến hành cắm mốc ranh giới.

     – Thủy điện Hương Sơn được xây dựng trên vùng sát biên giới Việt – Lào nên không có dân cư sinh sống không phải thực hiện công tác định canh, định cư cho dân. Việc sử dụng và quản lý đất đai được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng quy cách, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

     – Với dung tích hồ nhỏ thủy điện vận hành chủ yếu dựa vào áp lực của nước, nên không làm thay đổi lớn đến lưu lượng dòng chảy đổ về sông. Mặt khác còn góp phần điều tiết dòng chảy trong mùa mưa lũ.

     – Tuyến đường điện kéo dài 50 km từ nhà máy đến huyện Đức Thọ có đi qua một số hộ dân và diện tích đất nông nghiệp. Công ty đã phối hợp chặt chẽ với ủy ban các cấp làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại hoa màu cho các hộ dân bị ảnh hưởng./.

                               Nguồn: Bản cáo bạch –  [Thư ký HĐQT].

Video liên quan

Chủ Đề