Dưới thời Lê sơ Vì sao Nho giáo chiếm địa vị độc tôn

Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử là “con trời”.

Trong khi đó, từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nửa vào trong tay nhà vua

=> Tư tưởng cho Nho giáo rất phù hợp với yêu cầu này. Chính vì thế, Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng và chiếm vị trí độc tôn.

Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?

Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?

Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là Trạng Lường?

Hay nhất

+50

Vì ở thời Lê nho giáo rất phát triển và được ưa chuộng hơn,trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê sơ là nho giáo, phật giáo cùng các tôn giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng như suy tàn.

Vì ở thời Lê nho giáo rất phát triển và được ưa chuộng hơn,trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê sơ là nho giáo, phật giáo cùng các tôn giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng như suy tàn. Dưới thời Lê Thánh Tông, năm 1461 ban hành sắc lệnh “chùa quán nào không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới”. Thời Lê sơ, muốn làm tăng nhân, nhà sư phải thi nhiều cuộc thi tuyển chọn lựa, phải làu thông kinh sử và tuổi tác trên năm mươi. Những cấm đoán của nhà nước như ban hành các đạo luật hạn chế phật giáo phát triển .

Thời Lê Sơ tư tưởng tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là?

A. Đạo giáo

B. Phật giáo

C. Nho giáo

D. Thiên chúa giáo

Đáp án đúng C

Thời Lê Sơ tư tưởng tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là Nho giáo, được coi trọng và trở thành quốc giáo, là nội dung chủ yếu trong giáo dục và thi cử, nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là C do:

– Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ thời Bắc thuộc, những hoạt động xã hội mang màu sắc Nho giáo như việc mở các trường học dạy kinh điển Nho gia, tiến hành các nghi thức cúng tế thần linh… đã xuất hiện.

– Nhưng mãi đến thời Lê, Nho giáo mới thực sự xác lập một cách vững chắc và có ảnh hưởng một cách toàn diện đến xã hội Đại Việt.

– Vào nửa đầu TK XV, từ khi bắt đầu thiết lập nhà nước trung ương tập quyền, các vua Lê đã từng bước xây dựng một quốc gia độc lập trên nền của hệ tư tưởng Nho giáo, trong đó rất chú trọng đến việc xây dựng luật và vận hành xã hội theo luật.

Qua một số bộ luật, các điều giáo huấn và một số hương ước hiện còn lưu giữ được, chúng ta nhận thấy rất rõ nhiều điều luật, điển chế mang đậm nét tư tưởng của Nho giáo như Quốc triều hình luật, còn được gọi là Luật Hồng Đức, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư.

– Nho giáo thời Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết Tống Nho. Học thuyết này do các nhà nho đời Tống xây dựng trên cơ sở học thuyết của Khổng Tử nhằm phục vụ yêu cầu phát triển mới của chế độ phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ.

– Các vua Lê rất chú ý đến việc xây dựng hệ thống điển chế pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa lễ và pháp. Nhà nước đưa lễ vào luật, luật và lễ hỗ trợ nhau tạo ra một xã hội hướng Nho. Trong những bộ luật đó có nhiều điều đề cao vấn đề lễ của Nho gia, bao gồm các lễ giáo và nghi lễ.

Nhìn chung, vấn đề lễ rất được coi trọng, bởi hình thái ý thức này giúp khuôn mẫu hóa và ổn định các hành vi đạo đức, lối sống của con người, khiến xã hội đi vào trật tự, dễ quản lý. 

vì các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. ngay nền giáo dục lấy nho giáo làm nền giáo dục chính , sách giáo khoa lấy tử thư ngũ kinh làm giáo án , Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc từ giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đầy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ.

=> Đạo nho phát triển và đạo phật và đạo giáo bị hạn chế

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

vì các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. ngay nền giáo dục lấy nho giáo làm nền giáo dục chính , sách giáo khoa lấy tứ thư ngũ kinh làm giáo án , Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc tử giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. 
Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ

=> Đạo nho phát triển và đạo phật và đạo giáo bị hạn chế

nhớ tick mk ^^