Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Giải bài tập phần phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải sách giáo khoa Toán lớp 8

Kiến thức cần nhớ:

1. Hai quy tắc biến đổi phương trình

a) Quy tắc chuyển vế

Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

b) Quy tắc nhân với một số

Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0

2. Giải phương trình bậc nhất một ẩn

a) Định nghĩa

Phương trình ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a # 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn

b) Cách giải:

Bước 1: Chuyển vế ax = -b

Bước 2: Chia hai vế cho a : 

Bước 3: Kết luận nghiệm:  

Ta có thể trình bày ngắn gọn như sau:

ax + b = 0 <=> ax = -b <=> 

Vậy tập nghiệm của phương trình là  

ĐỀ BÀI:

Bài 6 trang 9 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

Tính diện tích của hình thang ABCD (h.1) theo x bằng hai cách:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

1) Tính theo công thức S = BH x (BC + DA) : 2;

2) S = SABH + SBCKH + SCKD. Sau đó sử dụng giả thiết S = 20 để thu được hai phương trình tương đương với nhau. Trong hai phương trình ấy, có phương trình nào là phương trình bậc nhất không?

Bài 7 trang 10 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:

a) 1 + x = 0;     b) x +  = 0       c) 1 – 2t = 0;

d) 3y = 0;         e) 0x – 3 = 0.

Bài 8 trang 10 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

Giải các phương trình:

a) 4x – 20 = 0;                        b) 2x + x + 12 = 0;

c) x – 5 = 3 – x;                       d) 7 – 3x = 9 – x.

Bài 9 trang 10 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm:

a) 3x – 11 = 0;           b) 12 + 7x = 0;               c) 10 – 4x = 2x – 3.

Xem thêm: Mở đầu về phương trình  Toán lớp 8 tại đây ! 😛

 HƯỚNG DẪN – BÀI GIẢI – ĐÁP SỐ:

Bài 6 trang 9 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Gọi S là diện tích hình thang ABCD.

1) Theo công thức

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Ta có: AD = AH + HK + KD

=> AD = 7 + x + 4 = 11 + x

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

2) Ta có: S = SABH + SBCKH + SCKD.

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Vậy S = 20 ta có hai phương trình:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Cả hai phương trình không có phương trình nào là phương trình bậc nhất.

Bài 7 trang 10 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

a) 1 + x = 0 là phương trình bậc nhất vớ a= 1 , b = 1.

b) x +  = 0 không phải là phương trình bậc nhất

c) 1 – 2t = 0 là phương trình bậc nhất  với a = -2 , b =1 .

d) 3y = 0 là phương trình bậc nhất  với  a= 3, b = 0.

e) 0x – 3 = 0 không phải là phương trình bậc nhất

Bài 8 trang 10 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

a) 4x – 20 = 0 <=> 4x = 20 <=> x = 5

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5.

b) 2x + x + 12 = 0 <=> 2x + 12 = 0

<=> 3x = -12 <=> x = -4

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = -4

c) x – 5 = 3 – x <=> x + x = 5 + 3

<=> 2x = 8 <=> x = 4

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 4

d) 7 – 3x = 9 – x <=> 7 – 9 = 3x – x

<=> -2 = 2x <=> x = -1

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -1.

Bài 9 trang 10 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Nghiệm gần đúng là x = 3,67.

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Nghiệm gần đúng là x = -1,71.

c) 10 – 4x = 2x – 3 <=> -4x – 2x = -3 – 10

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Nghiệm gần đúng là x = 2, 17.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 Toán lớp 8, tài liệu bao gồm 2 trang, tuyển chọn các bài tập phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 có lý thuyết giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Xem thêm

Phương trình bậc nhất một ẩn là một trong những dạng toán cơ bản, giúp cho người học toán có một tư duy tốt sau này. Hôm nay Kiến xin gửi đến các bạn về một số bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn . Bài gồm 2 phần phần : Đề và hướng dẫn giải . Các bài tập đa số là cơ bản để các bạn có thể làm quen với phương trình hơn. Các bạn cùng tham khảo với Kiến nhé

I. Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn ( Đề )

Bài 1:  phương trình 2x – 1 = 3 có nghiệm duy nhất là ?

A. x = – 2.   B. x = 2.
C. x = 1.   D. x = – 1.

Bài 2: Nghiệm của phương trình

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
+ 3 = 4 là?

A. y = 2.   B. y = – 2.
C. y = 1.   D. y = – 1.

Bài 3: Giá trị của m để phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = – 1 là ?

A. m = 3.   B. m = 1.
C. m = – 3   D. m = 2.

Bài 4: Tập nghiệm của phương trình – 4x + 7 = – 1 là?

A. S = { 2 }.   B. S = { – 2 }.
C. S = {

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
}.   D. S = { 3 }.

Bài 5: x =

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
là nghiệm của phương trình nào dưới đây?

  1. 3x – 2 = 1.
  2. 2x – 1 = 0.
  3. 4x + 3 = – 1.
  4. 3x + 2 = – 1.

Bài 6: Giải phương trình:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

A. x = 2     B. x = 1
C. x = -2     D. x = -1

Bài 7: Tìm số nghiệm của phương trình sau: x + 2 – 2(x + 1) = -x

A. 0     B. 1

C. 2     D. Vô số

Bài 8: Tìm tập nghiệm của phương trình sau: 2(x + 3) – 5 = 4 – x

A. S = {1}     B. S = 1
C. S = {2}     D. S = 2

Bài 9: Phương trình sau có 1 nghiệm

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
  là phân số tối giản. Tính a + b

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Bài 10: Phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn số x ?

  1. 2x + y – 1 = 0
  2. x – 3 = -x + 2
  3. (3x – 2)2= 4
  4. x – y2+ 1 = 0

Bài 11: Phương trình nào dưới đây không là phương trình bậc nhất?

  1. 2x – 3 = 2x + 1
  2. -x + 3 = 0
  3. 5 – x = -4
  4. x2+ x = 2 + x2

II. Bài tập phương trình bậc nhất một ẩn ( Hướng dẫn giải )

Câu 1:

Hướng dẫn giải:

Ta có: 2x – 1 = 3 ⇔ 2x = 1 + 3 ⇔ 2x = 4

⇔ x =

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
⇔ x = 2.

Vậy nghiệm là x = 2.

Chọn đáp án B.

Câu 2:

Hướng dẫn giải:

Ta có:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
+ 3 = 4

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
= 4 – 3

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
= 1

⇔ y = 2.

Vậy nghiệm của phương trình của y là 2.

Chọn đáp án A.

Câu 3:

Hướng dẫn giải:

Phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = – 1

Khi đó ta có: 2.( – 1 ) = m + 1 ⇔ m + 1 = – 2 ⇔ m = – 3.

Vậy m = – 3  là đáp án cần phải tìm.

Chọn đáp án C.

Câu 4:

Hướng dẫn giải:

Ta có: – 4x + 7 = – 1 ⇔ – 4x = – 1 – 7 ⇔ – 4x = – 8

⇔ x =

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
⇔ x = 2.

Vậy S = { 2 }.

Chọn đáp án A.

Câu 5:

Hướng dẫn giải:

+ Đáp án A: 3x – 2 = 1 ⇔ 3x -3= 0 ⇔ x = 1 → Loại.

+ Đáp án B: 2x – 1 = 0 ⇔ 2x -1= 0 ⇔ x =

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập
→ Chọn.

+ Đáp án C: 4x + 3 = – 1 ⇔ 4x = – 4 ⇔ x = – 1 → Loại.

+ Đáp án D: 3x + 2 = – 1 ⇔ 3x = – 3 ⇔ x = – 1 → Loại.

Chọn đáp án B.

Câu 6:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Chọn đáp án A

Câu 7:

Hướng dẫn giải:

Ta có: x + 2 – 2(x + 1) = -x

⇔ x + 2 – 2x – 2 = -x

⇔ -x = -x (luôn đúng)

Vậy phương trình sẽ có vô số nghiệm.

Chọn đáp án D

Câu 8:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Câu 9:

Giải phương trình bậc nhất ax+b=0 bài tập

Câu 10:

Hướng dẫn giải:

Đáp án A:chắc chắn không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì nó có hai biến x, y.

Đáp án B: là phương trình bậc nhất vì x – 3 = -x + 2 ⇔ 2x – 5 = 0 có a = 2 ≠ 0.

Đáp án C: chắc chắn không phải phương trình bậc nhất vì bậc của x là mũ 2.

Đáp án D: chắc chắn không phải phương trình bậc nhất một ẩn vì có hai biến x và biến y.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11:

Hướng dẫn giải:

Đáp án A: 2x – 3 = 2x + 1 ⇔ (2x – 2x) – 3 – 1 = 0 ⇔ 0x – 4 = 0 có a = 0 sẽ không là phương trình bậc nhất 1 ẩn

Đáp án B: -x + 3 = 0 có a = -1 ≠ 0 nên là phương trình bậc nhất.

Đáp án C: 5 – x = -4 ⇔ -x + 9 = 0 có a = -1 ≠ 0 nên là phương trình bậc nhất.

Đáp án D: x2 + x = 2 + x2 ⇔ x2 + x – 2 – x2 = 0 ⇔ x – 2 = 0 có a = 1 ≠ 0 nên là phương trình bậc nhất.

Phương trình gồm nhiều phương trình khác nhau. Phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình bậc nhất hai ẩn, phương trình bậc hai…. Kiến đã soạn một số bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn, nhằm giúp các bạn cũng cố lại lý thuyết, nhận biết về phương trình bậc nhất. Các bạn hãy đọc thật kỹ để có thêm kiến thức sau này vận dụng vào bài thi và kiểm tra nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường học tập