Hay khóc gọi là gì

SKĐS - Chảy nước mắt hay thường được gọi là khóc là phản ứng tự nhiên của con người nên dường như không ai chú ý đến lợi ích hay coi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về việc khóc chảy nước mắt và có những khám phá về lợi ích của nó với sức khỏe con người.

Lợi ích của việc khóc

Mọi người có thể cố gắng ngăn những giọt nước mắt nếu họ thấy chúng như một dấu hiệu của sự yếu đuối nhưng khoa học cho rằng làm như vậy có thể có nghĩa là bỏ lỡ một loạt các lợi ích. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lợi ích của  khóc:

Có tác dụng tự làm dịu: Khi khóc, con người có thể tự điều hòa cảm xúc của chính mình như bình tĩnh hơn hay giảm được căng thẳng. Một nghiên cứu năm 2014 tại Mỹ cho thấy rằng, khóc có thể có tác động một cách trực tiếp, nhẹ nhàng đến người khóc do hoạt động này kích hoạt hệ thần kinh giao cảm giúp con người thư giãn.

Cấu tạo tuyến tiết nước mắt, ống lệ đạo trong mắt.

Nhận được sự ủng hộ từ người khác: Cũng như tác dụng tự làm dịu, khóc có thể giúp con người nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh. Khi khóc, cá nhân người đó nhận được hỗ trợ hay ủng hộ từ những người xung quanh. Đây được gọi là lợi ích giữa các cá nhân hoặc xã hội.

Giúp giảm đau: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngoài việc tự làm dịu, những giọt nước mắt cảm xúc tiết ra oxytocin và endorphins. Những hóa chất này làm cho người khóc cảm thấy tâm trạng tốt hơn và cũng có thể giảm bớt cả đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Bằng cách này, khóc có thể giúp làm giảm đau và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc.

Nâng cao tâm trạng: Khóc có thể giúp nâng cao tinh thần của con người và làm cho họ cảm thấy tốt hơn. Cũng như giảm đau, oxytocin và endorphins có thể giúp cải thiện tâm trạng. Đó là lý do tại sao chúng thường được gọi là hóa chất “cảm thấy tốt”.

Giải tỏa chất độc và giảm căng thẳng: Khi con người khóc để thích ứng với căng thẳng thì trong nước mắt có chứa một số hormon căng thẳng và các hóa chất khác. Do vậy, các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng khóc có thể làm giảm mức độ của các hormon này trong cơ thể và điều này có thể làm giảm căng thẳng.

Nếu thường xuyên khóc, không kiểm soát được hoặc không có lý do để khóc có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Giúp ngủ ngon hơn: Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2015 phát hiện ra rằng khóc có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Mặc dù khóc có cùng hiệu quả nâng cao giấc ngủ ở người lớn hay không thì chưa được nghiên cứu nhưng với các hiệu ứng tự làm dịu, nâng cao tâm trạng và giảm đau khi khóc cũng có thể giúp một người ngủ dễ dàng hơn.

Chống lại vi khuẩn: Khóc giúp diệt vi khuẩn và giữ cho đôi mắt sạch sẽ vì nước mắt có chứa chất lỏng gọi là lysozym - một loại hormon có trong sữa mẹ và nước bọt. Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2011 cho thấy lysozym có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và tiêu diệt vi khuẩn có mặt trên đường nước mắt chảy qua.

Cải thiện tầm nhìn: Những giọt nước mắt cơ bản được phóng thích mỗi khi một người chớp mắt giúp giữ cho đôi mắt ướt và ngăn màng nhày khỏi bị khô. Viện Mắt Quốc gia Mỹ giải thích, hiệu quả bôi trơn của nước mắt cơ bản giúp mọi người thấy rõ hơn bởi khi màng nhày bị khô, tầm nhìn có thể trở nên mờ.

Khi nào khóc là dấu hiệu một vấn đề về sức khỏe?

Khóc vì phản ứng với những cảm xúc như buồn, vui, thất vọng… là bình thường và có một số lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu khóc rất thường xuyên, không kiểm soát được hoặc không có lý do gì rõ ràng hay bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thì có thể là dấu hiệu trầm cảm. Bên cạnh biểu hiện khóc bất thường, các dấu hiệu trầm cảm khác bao gồm lo lắng liên tục, các vấn đề về tiêu hóa không cải thiện với điều trị, gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi hoặc ra quyết định, cảm thấy bi quan hoặc vô vọng, gặp khó khăn khi ngủ hoặc ngủ quá nhiều…, người bệnh cần đi khám để được điều trị thích hợp.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác nguyên là Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bác đã điều trị thành công nhiều bệnh nhi non tháng có cân nặng và tuổi thai thấp từ 800 gram và 28 tuần thai trở lên, các bệnh nhi suy hô hấp nặng phải thở máy xâm nhập.

Khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi, thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm.

Mỗi đêm trẻ thường bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, không chịu ngủ yên, hoặc có những trẻ đang ngủ thỉnh thoảng lại giật mình tỉnh dậy, khóc thét. Trẻ khóc đêm hay ưỡn người, trán vã nhiều mồ hôi, da trẻ thường nhợt nhạt, người uể oải, mệt mỏi hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, chán ăn, tiểu tiện dài, trong, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt và rêu lưỡi trắng mỏng. Biểu hiện của trẻ là khóc dữ dội đồng thời kèm theo dấu hiệu toàn thân trở nên đỏ ửng, lưng cong lại, tay nắm chặt còn hai chân cò về phía bụng căng cứng, đó là dấu hiệu của những cơn đau.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề:

  • Khóc kéo dài nhiều hơn ba giờ/ ngày
  • Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần
  • Khóc hơn ba tuần/tháng.

Trẻ khóc dạ đề, hay khóc đêm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, không những thế còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tâm lý và giấc ngủ của những người khác trong gia đình do phải thức đêm, ngủ không đủ giấc dẫn tới mệt mỏi, lo âu và ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau.

Theo các chuyên gia ở khoa nhi, cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học cụ thể nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm, và cũng chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

2. Vì sao trẻ khóc dạ đề?

Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không gây đau, nhưng đột nhiên vì một lý do nào mà gây nên nhu động ruột tăng lên không đều, dẫn tới đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì ngừng.

Khóc dạ đề thường do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ như: ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hay trước lúc đi ngủ đùa nghịch quá độ làm cho thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Trẻ khóc dạ đề có khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ.

Tuy nhiên cần phân biệt trẻ khóc đêm, khóc dạ đề với các chứng khóc đêm thông thường khác gây khóc to, kéo dài trong đêm ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bị đau: các nguyên nhân gây đau ở trẻ gồm có loét miệng, đau tai hoặc da bị dị ứng do mặc tã thô. Qua tiếp xúc da giữa mẹ và bé nếu thấy da nóng, cần kiểm tra xem bé khóc có phải do bệnh như sốt, tiêu chảy, nôn ói,... Trong trường hợp này cần đưa bé đến cơ sở y tế, bởi vì ở nhóm tuổi trẻ sơ sinh bị sốt và gồm các biểu hiện nêu trên, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
  • Trẻ mọc răng gây nên sốt và ngứa
  • Tã hoặc quần áo mặc cho bé quá chật làm cho bé khó chịu, tã bẩn, phân gây ra kích ứng da, nếu không được làm sạch có thể gây đau rát làm cho trẻ quấy khóc.
  • Trẻ bị đói hoặc khát: thông thường, trẻ sơ sinh bú liên tục và thời gian các lần ăn cũng rất gần trong giai đoạn tăng trưởng. Đến khoảng 3 tháng tuổi, khoảng cách giữa các lần bú sẽ từ 2 đến 4 giờ. Trẻ quấy khóc nhiều trong đêm có thể do trẻ bú chưa đủ no.
  • Trẻ khóc do các giấc ngủ không trọn: trẻ quấy khóc trong đêm cũng có thể do muốn được ngủ, vì vậy cần đặt em bé ở một vị trí êm ái, thông thoáng giúp cho em bé dễ dàng đến với giấc ngủ.
  • Trẻ ăn sữa quá no khiến cho bụng trẻ bị đầy hơi, đó cũng là nguyên nhân gây nên khó chịu kéo dài khiến cho em bé phải thể hiện qua tiếng khóc.

Trẻ có thể khóc nhiều do các giấc ngủ không trọn vẹn

  • Đau bụng: khoảng cách bình thường về thời gian và mức độ khóc trong ngày so với những trẻ sơ sinh khác, nếu tâm trạng sức khỏe của em bé luôn luôn ổn định vào ban ngày nhưng lại thường quấy khóc kéo dài vào ban đêm, thì đó là dấu hiệu của đau bụng. Đây cũng có thể là phản ứng của em bé sau một ngày dài với những tác động từ người thân và môi trường... nguyên nhân chính của khóc kéo dài trong những giai đoạn đầu sau sinh. Sau ba tháng tuổi hiện tượng này sẽ biến mất.
  • Trẻ bị mệt do người thân có những động tác mạnh: khi vui đùa với trẻ người thân không may có những tác động lắc mạnh bởi sự thay đổi đột ngột ở môi trường chung quanh.
  • Bị dị ứng với thực phẩm có trong khẩu phần ăn của mẹ: các loại thực phẩm như trứng, sữa và các loại hạt, lúa mì có trong chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần của sữa mẹ. Những thực phẩm này đôi khi có thể gây ra phản ứng đối với hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ, gây nên đau bụng, tiêu chảy, táo bón,... Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với những protein có trong sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác được tiêu thụ bởi người mẹ, nếu trẻ còn đang bú mẹ khiến cho trẻ thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Còn nếu em bé đã uống sữa bột nên thay thế bằng loại sữa khác có công thức không gây dị ứng. Các triệu chứng dị ứng protein sữa bò ở trẻ em gồm có: quấy khóc và có lẫn máu trong phân khi đại tiện.

3. Phương pháp điều trị chứng khóc dạ đề

Ôm bé vào lòng hay đặt bé nằm cạnh mẹ để làm giảm sự khó chịu của bé

Các triệu chứng khóc dạ đề, khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh đều ít nhiều gây ra lo lắng, bối rối cho các ông bố, bà mẹ và đặc biệt khi em bé khóc vào các buổi chiều, tối hoặc về đêm. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia y khoa, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, trong các trường hợp trẻ bú tốt, không bị giảm cân, và trẻ vẫn phát triển bình thường, thì điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ là các mẹ phải giữ bình tĩnh và thoải mái, làm giảm sự khó chịu của bé bằng cách thể hiện sự yêu thương để bé cảm nhận được như:

  • Ôm bé vào lòng hay đặt bé nằm cạnh mẹ để bé được cảm nhận nhịp tim và hơi ấm từ người mẹ truyền sang.
  • Mẹ nhẹ nhàng hát ru em bé bằng những bài hát ru hoặc cho em bé nghe các bản nhạc dịu dàng.
  • Đặt em bé nằm ngủ trong một không gian êm ái, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Trong một trường hợp ngoại lệ, có thể cho bé làm quen với những tiếng ồn có âm lượng nhẹ.
  • Thường xuyên massage, xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân và vùng bụng cho em bé bằng các loại tinh dầu thảo mộc...
  • Tránh những tâm trạng căng thẳng ở mẹ khi cho bé bú, vì nghĩ rằng nguyên nhân khóc ở bé do đói, đồng thời cũng không nên ép bé ăn quá no nếu bé có những hành động có tính phản đối. Bởi ăn quá no sẽ khiến bé khóc vì đầy hơi hoặc đau bụng.
  • Không được tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, nếu không có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhi.

Tóm lại, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không cần phải chữa trị đặc hiệu, trừ khi các bà mẹ nhận thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ ví dụ như: khóc kéo dài gần 4 giờ, khóc có kèm theo sốt, nôn mửa, tiêu chảy, tiêu ra máu, trẻ có biểu hiện mệt lả, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngược lại, nếu sau những cơn khóc kéo dài, mà trẻ trở lại bình thường, vui, khỏe, bú tốt, thì các bà mẹ cần yên tâm và cố gắng trấn tĩnh chờ cho 3 tháng đầu đời của bé dần trôi qua.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu bé có những triệu chứng bất thường, hãy đặt lịch ngay để được tư vấn và chăm sóc chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hướng dẫn quấn ổ cho trẻ sơ sinh

Bạn sẽ bất ngờ khi biết vì sao bác sĩ dốc ngược bé sau khi cắt rốn

XEM THÊM:

  • Các cách khắc phục tình trạng quấy khóc ở trẻ
  • Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng của trẻ sau sinh [Colic]
  • Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Những điều cần biết

Chủ Đề