Hiện tượng giao thoa là gì

Thế nào là 2 sóng kết hợp?

Hiện tượng giao thoa sóng là:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Chọn câu đúng. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng

Điều kiện có giao thoa sóng là gì?

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

Video thí nghiệm giao thoa ánh sáng với nguồn sáng laze với ba mầu cơ bản vàng, đỏ, xanh

browser not support iframe.

Phóng to vùng giao thoa ánh sáng, quan sát ta thấy các vân sáng [vân mầu] được ngăn cách với nhau bằng những khoảng tối [vân tối]

Mô tả thí nghiệm giao thoa ánh sáng [thí nghiệm khe Yâng [Young]] 

Nguồn sáng chiếu vào một khe hẹp [mục đích để lấy được tia sáng có kích thước nhỏ] tia sáng này bị nhiễu xạ [phát tán rộng ra] chiếu vào hai khe S1S2 cách nhau một khoảng a. Tại một màn quan sát cách hai khe S1S2 một khoảng D ta thu được các hệ vân sáng, vân tối xen kẽ nhau.

Hiện tượng trong vùng hai chùm sáng gặp nhau lại có những vạch tối chứng tỏ tại đó ánh sáng triệt tiêu nhau, những vạch sáng là những chỗ ánh sáng từ hai nguồn tăng cường lẫn nhau => hai nguồn sáng phát sinh hiện tượng giao thoa hay nói cách khác ánh sáng có tính chất sóng.

Vị trí các vân sáng, vân tối trên màn quan sát

Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp, hoặc 2 vân tối liên tiếp được gọi là khoảng vân i

Từ công thức tính khoảng vân ta có thể suy ra được công thức tính bước sóng của ánh sáng λ = ia/D 

khoảng vân i, khoảng cách giữa hai nguồn a; khoảng cách từ nguồn đến màn quan sát D là các giá trị có thể đo được bằng thực nghiệm => ta có thể xác định được bước sóng của các ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Thông qua thí nghiệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng thực nghiệm thu được kết quả sau

Bảng mầu sắc ánh sáng đơn sắc ứng với bước sóng

Trong vùng nhìn thấy ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng từ 380nm đến 750nm,  mỗi một ánh sáng đơn sắc có bước sóng xác định sẽ ứng với một màu đơn sắc nhất định như bảng trên. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng là sự tổng hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc trong vùng nhìn thấy đó là lý do xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng khi chiếu ánh sáng trắng [ánh sáng mặt trời] qua lăng kính, hoặc hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa.

Các màu đơn sắc khi chiếu trồng lên nhau tại một điểm sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau gọi là sự pha trộn màu sắc như bảng dưới.

Quá trình hòa trộn màu sắc trong tự nhiên

Khi ánh sáng đơn sắc truyền từ chân không hoặc không khí vào các môi trường khác nhau thì tần số của ánh sáng là không đổi chỉ có vận tốc của ánh sáng trong các môi trường đó là thay đổi.

Thí nghiệm ánh sáng dùng trong khe Yâng [Young] là ánh sáng đơn sắc nếu là ánh sáng trắng ta cũng thu được các hệ vân sáng tối xen kẽ nhau, nhưng phức tạp hơn rất nhiều, tuy nhiên vân trung tâm vẫn là vân sáng [cụ thể là ánh sáng trắng]

Video thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng:

browser not support iframe.

Điều kiện để có giao thoa ánh sáng:

Hai nguồn phát ánh sáng là hai nguồn kết hợp, hai sóng ánh sáng là hai sóng kết hợp:

  • Hai nguồn phải phát ra ánh sáng có cùng bước sóng
  • Hiệu số pha dao động của hai nguồn phải không đổi theo thời gian

Nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng quan sát được trong tự nhiên

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, kết hợp với khúc xạ ánh sáng tạo nên hiện tượng giống như có ba mặt trời

Nguồn: yahoo.edu.vn

Trang chủ » Lớp 12 » Giải sgk vật lí 12

Câu 1: SGK Vật lí 12 [trang 45]:

Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì?

Bài làm:

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn tăng cường lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn triệt tiêu nhau.

=> Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu 1 trang 45 sgk vật lý 12, giải câu 1 bài 8 vật lí 12 , Lý 12 câu 1 trang 45, Câu 1 trang 45 bài giao thoa sóng

Lời giải các câu khác trong bài

Trong kì thi THPT quốc gia, giao thoa sóng là một chuyên đề chiếm khá nhiều câu hỏi. Không chỉ gồm những câu hỏi khó lấy điểm 10, mà chuyên đề này còn gây không ít khó khăn bởi những câu hỏi lý thuyết hóc búa. Vậy giao thoa sóng là gì? Để làm tốt bài tập giao thoa sóng cần phải nắm vững những kiến thức nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

Giao thoa sóng là gì?

Giao thoa sóng là quá trình hai sóng gặp nhau tạo thành những điểm tăng cường nhau và những điểm triệt tiêu lẫn nhau gọi là giao thoa sóng. Quá trình giao thoa sóng chỉ xảy ra khi các sóng đều là sóng kết hợp.

Bạn đang xem: Giao thoa sóng là gì? Bài tập giao thoa sóng

Điều kiện sóng kết hợp phải là:

  • Có cùng phương
  • Có cùng tần số
  • Có độ lệch pha không đổi theo thời gian

Độ lệch pha không đổi theo thời gian tức là pha không chứa biến số t. Đó là cách nhớ đơn giản nhất, dễ hiểu nhất.

Khái niệm nguồn kết hợp và sóng kết hợp

Quá trình giao thoa sóng chỉ xảy ra khi các sóng đều là sóng kết hợp. Sóng kết hợp là sóng được tạo ra bởi các nguồn kết hợp.

Khái niệm: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. Định nghĩa trên được áp dụng trong cả sóng cơ lẫn sóng ánh sáng.

Hiện tượng giao thoa sóng

Khái niệm giao thoa sóng là sự kết hợp hai hoặc là nhiều sóng ở không gian. Trong đó, sẽ tạo ra những điểm cực đại giao thoa [sóng tăng cường] và điểm cực tiểu giao thoa [triệt tiêu nhau].

Giả sử ta có 2 nguồn sóng với phương trình dao động là:

Khi đó điểm M bất kì sẽ nhận được sóng do 2 nguồn truyền với với phương trình như sau:

Khi đó, phương trình giao thoa tổng hợp tại M là:

Lưu ý rằng:

Bài tập trắc nghiệm lý thuyết giao thoa sóng

Câu 1. Điều kiện để có giao thoa sóng là gì? Chọn đáp án đúng trong các câu dưới đây:

A. Có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.

B. Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.

C. Có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.

D. Có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

Đáp án: B. Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.

Để trả lời câu này, bạn đọc chỉ cần nắm vững lý thuyết định nghĩa về nguồn kết hợp, sóng kết hợp là được.

Câu 2: Nêu hiện tượng sóng sẽ xảy ra khi một sóng mặt nước truyền đi gặp khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng. Chọn đáp án chính xác trong các phương án sau:

A. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.

B. Sóng gặp khe phản xạ trở lại.

C. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.

D. Sóng gặp khe rồi dừng lại.

Đáp án: C. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.

Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về hiện tượng giao thoa sóng. Hiện tượng giao thoa sóng sẽ xảy ra khi hai sóng tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm:

A. cùng tần số, cùng pha.

B. cùng tần số, ngược pha.

C. cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi.

D. cùng biên độ, cùng pha.

Đáp án: D. cùng biên độ, cùng pha.

Ở câu này, ta cần ghi nhớ lại điều kiện giao thoa sóng:

Quá trình giao thoa sóng chỉ xảy ra khi các sóng đều là sóng kết hợp. Sóng kết hợp là sóng được tạo ra bởi các nguồn kết hợp. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. Định nghĩa trên được áp dụng trong cả sóng cơ lẫn sóng ánh sáng.

Do đó, ta chọn ngay đáp án D nhé.

Câu 4. Dùng nguồn dao động với tần số 50Hz, khi đó đo khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm. Kích thước của bước sóng trên mặt nước sẽ là kết quả nào dưới đây:

A. λ = 1mm.

B. λ = 2mm.

C. λ = 4mm.

D. λ = 8mm.

Đáp án: C. λ = 4mm.

Ta có khoảng cách giữa 2 vân tối liên tiếp trên đường nối 2 tâm sóng là λ/2. Đề cho khoảng cách này là 2 mm, do đó bước sóng bằng λ = 2.2 = 4mm.

Câu 5. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:

A. Khi có hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.

B. Khi có hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.

C. Khi có hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.

D. Khi có hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.

Đáp án: D. Khi có hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.

Giao thoa sóng tạo nên các vân cực đại và cực tiểu. Không tạo thành các đường thẳng cực đại, đồ thị chính xác ở đây là đường hypebol.

Bài tập giao thoa sóng rất đa dạng và chia thành nhiều mức độ. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp giải đều phải dựa trên những nền tảng kiến thức trong bài viết này. Mong rằng, sau bài viết bạn có thể hiểu rõ giao thoa sóng là gì cũng như những công thức quan trọng trong quá trình giải bài tập.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề