Hình ảnh so sánh trong bài đất quý đất yêu

Câu hỏi :

Trong bài văn Đất quý ,đất yêu.từ câu” trên mảnh đất này đến dù chỉ là một hạt cát nhỏ “ có mấy hình ảnh so sánh

Lời giải 1 :

Có `1` hình ảnh so sánh là : "Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý"

Thảo luận

Lời giải 2 :

- Có 1 hình ảnh so sánh - Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý.

- Nhân hoá + Đất Ê - ti - ô - pi - a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Yêu cầu tài liệu, báo lỗi nội dung

Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 1

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Soạn Tiếng Việt Lớp 3
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 2
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 3

Tập đọc: Đất quý, đất yêu

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Processing your rating...

Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{

errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}}

There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1013

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống

Tìm trong các câu in đậm những từ ngữ có nghĩa giống nhau. Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu. Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông. Quan sát và kể tên những cảnh vật được vẽ trong tranh. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Luyện từ và câu

Câu 1:

Tìm trong các câu in đậm những từ ngữ có nghĩa giống nhau.

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Gió bắt đầu thổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phát khắp rừng.

Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng.

(Theo Đoàn Giỏi)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu văn in đậm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những từ có nghĩa giống nhau là: im lặng, yên tĩnh, tĩnh lặng.

Câu 2

Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.

Sừng sững, chăm chỉ, vàng ruộm

  1. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chịu khó.
  1. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng rực màu lúa chín.
  1. Đi qua cánh rừng, một dãy núi hùng vĩ hiện ra trước mắt chúng tôi.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu để thay thế.

Lời giải chi tiết:

  1. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chăm chỉ.
  1. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng ruộm màu lúa chín.
  1. Đi qua cánh rừng, một dãy núi sừng sững hiện ra trước mắt chúng tôi.

Câu 3

Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông.

Mẫu: Vào mùa lúa chín, cánh đồng quê tôi như một tấm thảm vàng rực.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu.

Lời giải chi tiết:

- Dòng sông dài như một dải lụa.

- Dòng sông tĩnh lặng, mặt nước trong, sáng như gương.

- Cánh đồng lúa đung đưa theo gió như làn sóng dập dềnh.

Luyện viết đoạn

Câu 1:

Quan sát và kể tên những cảnh vật được vẽ trong tranh.

Hình ảnh so sánh trong bài đất quý đất yêu

Phương pháp giải:

Em quan sát các bức tranh để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các bức tranh diễn tả:

- Bạn nhỏ ngắm nhìn các bạn nhỏ bên ngoài chơi trên vỉa hè, đường phố tấp nập người qua lại

- Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi trước nhà

- Ruộng bậc thang ở vùng cao

- Bãi biển với bờ cát trắng và nước biển xanh mát.

Câu 2

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.

Gợi ý:

- Tên cảnh vật quê hương.

- Đặc điểm bảo quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật

- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật

- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Hè đến, em lại được về thăm quê. Quê em là một vùng ven biển. Bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch. Vào mỗi buổi chiều, em cùng với các anh chị ra biển chơi. Bờ biển mới rộng lớn làm sao. Gần bờ biển, nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn… mọc lên san sát nhau. Xe cộ đi lại tập nấp, phố xá đông đúc khách du lịch. Quê hương em đang ngày càng phát triển hơn. Em cảm thấy rất vui vì điều đó.

Bài tham khảo 2:

Quê hương nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Mỗi lần về thăm quê, em đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi hình ảnh cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên con đê đầu làng, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Phía xa xa, ông mặt trời mọc rồi lặn sau lũy tre xanh. Nhưng quê hương của em cũng ngày càng hiện đại hơn. Nhiều căn nhà to lớn, rộng rãi mọc lên. Những con đường cũng được xây dựng khang trang hơn. Những phương tiện giao thông cũng đi lại tấp nập hơn. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.

Câu 3

Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

Phương pháp giải:

Em trao đổi bài làm với các bạn tại lớp.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước.

Ví dụ:

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời đất nước bị chia cắt. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi Cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

(Theo Thụy Chương)

Từ ngữ

- Bến Hải: sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.

- Hiền Lương: cầu bắc qua sông Bến Hải.

- Đồi mồi: một loài rùa biển, mai có vân đẹp.

- Bạch kim: kim loại quý, màu trắng sáng.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc những bài đọc về quê hương, đất nước ở sách, báo, tạp chí,...

Lời giải chi tiết:

Em có thể tham khảo một số bài đọc như:

- Trên hồ Ba Bể

- Quê hương

- Quê tôi

  • Bài 18: Ôn chữ viết hoa V, X trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Viết tên riêng: Vạn Xuân. Viết câu: Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
  • Bài 18: Núi quê tôi trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Cùng các bạn hỏi – đáp về đặc điểm của những cảnh vật được vẽ trong tranh. Tìm trong bài câu văn: Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông. Tả ngọn núi vào mùa hè. Chọn từ ngữ có tiếng xanh phù hợp với từng sự vật được tả trong bài. Tìm trong bài những câu văn có hình ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào. Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê hương. Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Núi quê tôi.
  • Bài 17: Nghe - viết: Bản em trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Nghe – viết. Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông. Làm bài tập a hoặc b. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông. Chọn ươc hoặc ươt thay cho ô vuông. Tìm đọc bài văn, bài thơ viết về cảnh vật quê hương, đất nước Việt Nam.
  • Bài 17: Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Giới thiệu một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà em biết. Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Bài 17: Đất nước là gì? trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Nói 2 – 3 câu giới thiệu về đất nước mình. Ở 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước. Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào. Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đát nước không. Vì sao.