Hình chiếu cạnh có hướng chiếu như thế nào?

Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ:

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Đáp án khác

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

các hình chiếu có hướng như thế nào

Các câu hỏi tương tự

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2:Hình chiếu trong sách giáo khoa Công nghệ 8.

Bạn đang xem: Hướng chiếu của hình chiếu cạnh là

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:


KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- Học sinh hiểu thế nào là phép chiếu, hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu.

- Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.


Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 ngắn gọn

I. Khái niệm hình chiếu

Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

II. Các phép chiếu

- Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

- Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.

- Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm.

III. Các hình chiếu vuông góc

1. Các mặt phẳng chiếu

- Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

- Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng.

- Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

2. Các hình chiếu

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

IV. Vị trí các hình chiếu

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 8 Bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 8:Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b và c.

Trả lời

- Hình a: Các tia chiếu xuất phát từ một điểm xuyên qua các điểm của hình đến mặt phẳng chiếu.

- Hình b: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và song song với nhau đến mặt phẳng chiếu.

- Hình c: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 9:Quan sát các hình 2.3 và hình 2.4, cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

Trả lời

- Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng chiếu đứng, có hướng chiếu từ trước tới.


- Hình chiếu bằng nằm ở mặt phẳng chiếu bằng, có hướng chiếu từ trên xuống.

Xem thêm: Các Nhóm Động Vật Nào Sau Đây Có Hệ Tuần Hoàn Kín ? Động Vật Nào Sau Đây Có Hệ Tuần Hoàn Kín

- Hiếu chiếu cạnh nằm ở mặt phẳng chiếu cạnh, có hướng chiếu từ trái sang.

Câu hỏiCông nghệ 8Bài 2 trang 10:Em hãy quan sát hình 2.4 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

Trả lời

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

- Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng.

Soạn Bài 1 trang 10 ngắn nhất:Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Trả lời

Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó.

Soạn Bài 2 trang 10 ngắn nhất: Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

Trả lời

- Các phép chiếu: xuyên tâm, song song, vuông góc.

- Phép chiếu vuông góc: vẽ các hình chiếu vuông góc.

- Phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm: vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

Soạn Bài 3 trang 10 ngắn nhất: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.

Trả lời

- Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu bằng ở dưới hình chiều đứng trên bản vẽ.

- Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ.

Soạn Bài 4 trang 10 ngắn nhất: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2,3 [h.2.6].

a] Hãy đánh dấu [x] vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

b] Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Trả lời

Hình chiếu

Tên hình chiếu

1

Hình chiếu cạnh

2

Hình chiếu đứng

3

Hình chiếu bằng

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 2 tuyển chọn

Câu 1:Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:


A. hình chiếu

B. Vật chiếu

C. Mặt phẳng chiếu

D. Vật thể


Đáp án: A


Câu 2:Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A trên mặt phẳng. Vậy A A gọi là:

A. Đường thẳng chiếu

B. Tia chiếu

C. Đường chiếu

D. Đoạn chiếu


Đáp án: B


Câu 3:Có những loại phép chiếu nào?

A. Phép chiếu xuyên tâm

B. Phép chiếu song song

C. Phép chiếu vuông góc

D. Cả 3 đáp án trên


Đáp án: D.

Có các loại phép chiếu là xuyên tâm, vuông góc và song song.


Câu 4:Để vẽ các hình chiếu vuông góc, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Song song

B. Vuông góc

C. Xuyên tâm

D. Cả 3 đáp án trên


Đáp án: B


Câu 5:Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Vuông góc

B. Vuông góc và song song

C. Song song và xuyên tâm

D. Vuông góc và xuyên tâm


Đáp án: C

Vì phép chiếu song song và xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật


Câu 6:Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:

A. Một hướng


B. Hai hướng

C. Ba hướng

D. Bốn hướng


Đáp án: C


Câu 7:Có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Đáp án: B

Vì đó là mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh.


Câu 8:Có các hình chiếu vuông góc nào?

A. Hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu cạnh

D. Cả 3 đáp án trên


Đáp án: D

Vì theo ba hướng chiếu sẽ thu được ba hình chiếu tương ứng.


Câu 9:Để thu được hình chiếu đứng, hướng chiếu từ:

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Phải sang


Đáp án: A

Vì hướng chiếu từ trên xuống sẽ thu được hình chiếu bằng, hướng chiếu từ trái sang sẽ thu được hình chiếu cạnh, hướng chiếu từ phải sang sẽ không thu được hình chiếu.

Xem thêm: Soạn Văn Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự [Chi Tiết], Hướng Dẫn Soạn Bài Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự


Câu 10:Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng

C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng

D. Đáp án A và B đúng


Đáp án: C

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2:Hình chiếu trong SGK Công nghệ 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 8 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Phải sang

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Trên xuống

Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về hình chiếu dưới đây nhé!

Kiếm thức tham khảo về hình chiếu

1. Khái niệm về hình chiếu

Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.

2. Phân loại hình chiếu

Cách phân loại những hình chiếu thông thường như sau:

Hình chiếu thẳng góc:là loại hình biểu diễn đơn giản, hình dạng và kích thước của vật thể được bảo toàn, cho phép thể hiện một cách chính xác hình dạng, kích thước của vật thể. Những mỗi hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện được 2 chiều nên phải sử dụng nhiều hình chiếu để biểu diễn, đặc biệt là những vật thể phức tạp.

Thông thường có 3 hình chiếu phổ biến, bao gồm hình chiếu đứng [hướng từ mặt trước nhìn tới]. chiếu cạnh [hướng chiếu từ bên cạnh, bên phải nhìn sang bên trái], cuối cùng là chiếu bằng [hướng chiếu từ trên nhìn xuống dưới].

Ngoài ra thì cũng có thể dùng thêm 3 hình chiếu nữa, đó là nhìn từ dưới lên trên, nhìn từ trái sang phải, nhìn từ mặt sau đến mặt trước. Trong đó những tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, thể hiện các mặt của vật thể lên mặt phẳng chiếu.

Hình chiếu trục đo:bản chất củahình chiếunày thể hiện cả 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng chiếu, những tia chiếu song song với nhau, tùy theo phương chiếu là xiên góc hay là vuông góc, theo sự tương quan biến dạng của 3 chiều mà được phân ra các loại.

* Hình chiếu trục đo vuông góc

- Hình chiếu trục đo vuông góc đều ba hệ số biến dạng theo 3 trục bằng nhau

- Hình chiếu trục đo vuông góc cân hai trong 3 hệ số biến dạng bằng nhau từng đôi một

- Hình chiếu trục đo vuông góc lệch 3 hệ số biến dạng theo ba trục không bằng nhau

* Hình chiếu trục đo xiên góc

- Hình chiếu trục đo xiên góc đều

- Hình chiếu trục đo xiên góc cân

- Hình chiếu trục đo xiên góc lệch

Hình chiếu phối cảnh: sử dụng phép chiếu xuyên tâm, những tia chiếu hội tụ về tại một điểm gọi là điểm tụ. Dựa trên số lượng của điểm tự mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ hay 3 điểm tụ.

Ngoài ra, còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong, thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống, từ thấp từ dưới lên. Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến khoảng cách trông gần hơn về hướng người xem.

3. Các quy ước vẽ hình chiếu

Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước

– Khi muốn biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta phải thực hiện việc đặt vật thể hoặc là hình dung đặt vật thể theo nguyên tắc sau:

– Đặt vật thể sau cho khi biểu diễn lên hình chiếu đứng thì nó phải thể hiện được cơ bản về kết cấu và hình dạng của vật thể.

– Trên hình chiếu cạnh và chiếu bằng phải bổ xung được toàn bộ các kết cấu và hình dạng chưa thể hiện rõ ở hình chiếu đứng.

– Các kích thước được thể hiện trên các hình chiếu phải là kích thước thật.

– Hình dạng vật thể trên các hình chiếu không bị biến dạng sau phép chiếu.

Chọn số hình chiếu và loại hình chiếu thích hợp

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

- Hình chiếu chính [ hình chiếu đứng]

- Hình chiếu cạnh

- Hình chiếu bằng

Trong trường hợp ba hình chiếu trên không thể hiện được hết về kết cấu và hình dạng của vât thể ta có thể sử dụng thêm một số mặt cắt, một số hình cắt riêng phần, hình trích hoặc phóng to hay thu nhỏ để biểu diễn thêm cho hoàn thiện.

Cách ký hiệu hình chiếu cơ bản khi đặt sai vị trí quy định

Theo TCVN 5-78 quy định vị trí các hình chiếu thể hiện trên bản vẽ, nhưng khi bố trí các hình chiếu trên bản vẽ đôi khi ta không để theo quy định mà ta bố trí sao cho bản vẽ hợp lý. Trong trường hợp này ta phải ghi rõ trong bản vẽ hoặc trong khung tên bản vẽ.

Cách ghi kích thước hình chiếu vật thể

Việc ghi kích thước trên bản vẽ thể hiện chính xác độ lớn của vật thể, do đó kích thước này phải được chính xác, đầy đủ và rõ ràng nhất.

Gồm các loại kích thước sau:

- Kích thước định hình:là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cơ bản tạo thành vật thể.

- Kích thước định vị:là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học cơ bản. Chúng được xác định theo không gian ba chiều, mỗi chiều thông thường có một mặt hoặc một đường để làm chuẩn.

- Kích thước định khối:[ kích thước bao hay kích thước choán chỗ] là kích thước xác định ba chiều chung cho vật thể.

4. Hình chiếu phụ

Định nghĩa

Hình chiếu phụ là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng không song song với mặt phẳng chiếu cơ bản.

Ứng dụng

Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có bộ phận nào đó, nếu biểu diễn trên mặt phẳng chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dạng và kích thước.

Quy định

–Nếu hình chiếu phụ được biểu diễn ở vị trí liên hệ trực tiếp ngay cạnh hình chiếu cơ bản thì không cần ghi ký hiệu.

–Nếu hình chiếu phụ được đặt ở vị trí khác thì trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu bằng chữ chỉ tên hướng chiếu .

–Để tiện bố trí, các hình biểu diễn có thể xoay hình chiếu phụ về vị trí thuận tiện. Khi đó trên ký hiệu bằng chữ có vẽ thêm mũi tên cong để chỉ chiều xoay.

Video liên quan

Chủ Đề