Hồ sơ thanh tra nhân dân trường Tiểu học

Ban tư vấn pháp luật cho tôi hỏi hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trường học được quy định như thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân được quy định ra sao? Mong được tư vấn, cảm ơn!

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:

"Điều 66. Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước."

Theo đó, Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật.

Ban thanh tra nhân dân 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:

"Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
a] Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
b] Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
c] Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
d] Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
đ] Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
e] Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
g] Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.
..."

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân được quy định như trên.

Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 29. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân
1. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:
a] Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;
b] Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;
c] Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;
d] Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;
đ] Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị;
e] Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
g] Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;
h] Những việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước:
a] Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
b] Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; Nghị quyết của Hội nghị người lao động; kết quả đối thoại thường kỳ, đối thoại theo yêu cầu được ghi tại biên bản đối thoại;
c] Việc thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
d] Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
đ] Việc thực hiện hợp đồng lao động;
e] Việc thực hiện chính sách, chế độ của nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước; việc sử dụng các loại quỹ tại doanh nghiệp;
g] Việc giải quyết tranh chấp lao động;
h] Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp;
i] Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;
k] Những việc khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến Ban thanh tra nhân dân gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban thanh tra nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Hỏi về 2 nội dung liên quan đến thanh tra nhân dân trường THCS

CÂU HỎI 1: Kinh phí ban thanh tra nhân dân lấy từ nguồn nào?

Vì theo NĐ 159, Điều 28, khoản 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân [2. Chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện sau khi Ban chấp hành công đoàn cơ sở thông qua.]

Nhưng tại Điều 35. Tại khoản 5 NĐ 159/2016 NĐ-CP [Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước].

[5. Cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho Ban thanh tra nhân dân; bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.]

Hai điều này dường như mâu thuẫn nhau.

Điều 37. Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

CÂU HỎI 2:

Ở trường mình Thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch yêu cầu được giám sát 6 tháng/lần [yêu cầu tiến hành kiểm tra - giám sát ngay trong dịp hè]

Nội dung kế hoạch giám sát như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Nắm tình hình triển khai, thực hiện các nội dung nêu trên của nhà trường để đề xuất với lãnh đạo nhà trường và phòng chức năng liên quan khắc phục các tồn tại nếu có.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT:

1. Phạm vi giám sát: 6 tháng đầu năm 2021

2. Đối tượng giám sát:

Kết quả, quá trình thực hiện các nội dung đã nêu ở trên của các cá nhân, tổ chức, đơn vị chức năng có liên quan trong nhà trường.

III. NỘI DUNG GIÁM SÁT:

1. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội công chức - viên chức và quy chế dân chủ trong nhà trường.

2. Giám sát việc việc thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và giáo viên hợp đồng năm 2021.

3. Giám sát việc nâng lương định kỳ và nâng lương trước thời hạn năm học 2020 - 2021 [các văn bản quy định, hướng dẫn và hồ sơ có liên quan].

4. Giám sát việc thu, chi các khoản trong và ngoài ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai tài chính 6 tháng đầu năm 2021.

5. Giám sát việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021.

6. Giám sát tình hình thu chi quỹ phúc lợi công đoàn – quỹ đội năm học 2020 - 2021.

7. Giám sát việc chi trả chế độ cho giáo viên bồi dưỡng HSG, GV dạy ôn lớp 9.

8. Giám sát kế hoạch và việc thực hiện tổ chức, coi, chấm bài kiểm tra học kì II và kiểm tra lại năm học 2020 – 2021.

9. Giám sát việc thực hiện chỉ tiêu thi đua của viên chức, việc xét thi đua năm học 2020 – 2021 [ các văn bản quy định, hướng dẫn và hồ sơ có liên quan].

10. Giám sát người đứng đầu xem xét, giải quyết kiến nghị của ban thanh tra nhân dân.

IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT

1. Thời gian: Từ ngày 15 tháng 07 năm 2021 cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Địa điểm: Tại Phòng Kế toán trường THCS XXX

V. THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT:

1. Bà: Nguyễn Thị A - Trưởng Ban TTND - Tổ trưởng.

2. Bà: Trần Thị B - Ủy viên Ban TTND - Tổ viên – Thư kí.

3. Ông: Phùng Văn C - Ủy viên Ban TTND - Tổ viên.

VI. KINH PHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN GIÁM SÁT.

1. Kinh phí: được trả theo chế độ làm việc ngoài giờ và chi từ nguồn ngân sách hoạt động.

2. Các điều kiện đảm bảo cho việc giám sát:

Về cơ sở vật chất đủ ánh sáng, đủ bàn ghế cho đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ.

Về tài liệu: các bộ phận có liên quan cung cấp đầy đủ các tài liệu, hóa đơn, chứng từ, và thông tin khi tổ giám sát cần xác minh sự việc.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các biện pháp tổ chức thực hiện:

Ban thanh tra nhân dân thực hiện thông qua các biện pháp gồm:

- Tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin phản ánh từ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phản ánh trực tiếp về các nội dung trong phạm vi giám sát, sau đó đối chiếu với các quy định của pháp luật, quy định trong quy chế nội bộ để đánh giá việc thực hiện.

- Kiểm tra việc thu, chi ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, nhà giáo, người lao động thuộc phạm vi giám sát của ban thanh tra nhân dân.

- Trong quá trình thực hiện việc xác minh, ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.

2. Trách nhiệm thực hiện

Nghiêm túc, dân chủ và công bằng.

Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cán bộ, nhà giáo, người lao động như: có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách… thì lập biên bản và kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện giải quyết kiến nghị đó.

Để có cơ sở hoàn thành tốt các kế hoạch nêu trên, Ban TTrND rất mong sự ủng hộ nhiệt tình của Lãnh đạo nhà trường, Ban Chấp hành Công đoàn trường; sự hợp tác của các cá nhân, tổ chức, đơn vị chức năng có liên quan nhằm giúp Ban TTrND thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả và chất lượng cao.

Câu hỏi 2: Họ yêu cầu kiểm tra mọi chứng từ thu chi của nhà trường. Xin hỏi có đúng không? Tại sao? Vậy thanh tra phải giám sát như thế nào để đúng với chức năng và nhiệm vụ? Nội dung kế hoạch này có đúng không? Việc yêu cầu kiểm tra ngày trong dịp hè đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục là có đúng không?

TRẢ LỜI:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Bộ luật dân sự 2015;

- Luật thanh tra 2010;

- Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân;

- Thông tư 63/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của ban thanh tra nhân dân do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành;

- Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ năm 2017 về công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo quy định tại nghị định 159/2016/NĐ-CP do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành;

- Hướng dẫn 02/HD-CĐN năm 2018 về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành giáo dục do công đoàn giáo dục Việt Nam ban hành;

- Văn bản pháp luật khác;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật thanh tra 2010 quy định: Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Từng câu hỏi cua Qúy khách rất rõ ràng, vì vậy Luật Minh Khuê trả lời từng nội dung câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1: Kinh phí ban thanh tra nhân dân lấy từ nguồn nào?

Trả lời:

Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân đã có một điều quy định rất rõ về kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân.

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 159/2016/NĐ-CP:

Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.

Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định, bố trí trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, nguồn thu của đơn vị và số thu được để lại [nếu có]. [Khoản 3 Điều 3 thông tư 63/2017/TT-BTC]

Kết luận: Kinh phí hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập được cân đối từ kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đó.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc ban thanh tra nhân dân hoạt động được khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời thì cần có sự giám sát của công đoàn cơ sở. Vì vậy, Khoản 2 Điều 28 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định: Chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện sau khi Ban chấp hành công đoàn cơ sở thông qua.

Câu hỏi 2. Họ yêu cầu kiểm tra mọi chứng từ thu chi của nhà trường.

Xin hỏi có đúng không? Tại sao? Vậy thanh tra phải giám sát như thế nào để đúng với chức năng và nhiệm vụ? Nội dung kế hoạch này có đúng không? Việc yêu cầu kiểm tra ngày trong dịp hè đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục là có đúng không?

Trả lời:

Thứ nhất, về kế hoạch yêu cầu được giám sát 6 tháng/lần của Thanh tra nhân dân

Khoản 1 Điều 28 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định: Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Hội nghị người lao động trong doanh nghiệp nhà nước sự chỉ đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động.

Do đó, nếu kế hoạch giám sát 6 tháng/lần của thanh tra nhân dân phù hợp với Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức sự chỉ đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì kế hoạch này đúng quy định pháp luật, cụ thể phù hợp với Khoản 1 Điều 28 Nghị định 159/2016/NĐ-CP.

Thứ hai, Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân

Khoản 1 Điều 29 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;

- Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;

- Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;

- Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị;

- Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;

- Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, ban thanh tra nhân dân có quyền giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định phương thức để Ban thanh tra nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đó là: thu thập thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

Vì vậy, ban thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu kiểm tra các chứng từ thu chi của nhà trường để thực hiện quyền giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của nhà trường.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về Tư vấn về ban thanh tra nhân dân ”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề