Hoạt động dịch vụ phi tư vấn là gì năm 2024

Hoạt động đấu thầu sẽ được phân ra các lĩnh vực đấu thầu khác nhau. Mà dịch vụ tư vấn và phi tư vấn là một trong số đó, vậy, dịch vụ tư vấn và phi tư vấn được xác định như thế nào?

Dịch vụ tư vấn và phi tư vấn trong đấu thầu là gì?

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

  • Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
  • Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
  • Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Thẩm tra, thẩm định;
  • Giám sát;
  • Quản lý dự án;
  • Thu xếp tài chính;
  • Kiểm toán;
  • Đào tạo, chuyển giao công nghệ;
  • Các dịch vụ tư vấn khác.

Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

  • Logistics;
  • Bảo hiểm;
  • Quảng cáo;
  • Lắp đặt không thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình;
  • Nghiệm thu chạy thử;
  • Tổ chức đào tạo;
  • Bảo trì, bảo dưỡng;
  • Vẽ bản đồ;
  • Hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.

Hoạt động dịch vụ phi tư vấn là gì năm 2024

Dịch vụ tư vấn và phi tư vấn trong đấu thầu là gì? (Ảnh minh họa)

Điều kiện ưu đãi trong đấu thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn

Đối với đấu thầu quốc tế:

Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn bao gồm:

- Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh;

- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

Đối với đấu thầu trong nước:

Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn bao gồm:

- Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;

- Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;

- Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

Lưu ý: Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

Trên đây là giải đáp về Dich vụ tư vấn và phi tư vấn trong đấu thầu là gì? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Theo khoản 8 và khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về dịch vụ tư vấn và phi tư vấn trong đấu thầu như sau:

- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

+ Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;

+ Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;

+ Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Thẩm tra, thẩm định;

+ Giám sát;

+ Quản lý dự án;

+ Thu xếp tài chính;

+ Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;

+ Các dịch vụ tư vấn khác.

- Dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

+ Logistics;

+ Bảo hiểm;

+ Quảng cáo;

+ Lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 bao gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

+ Nghiệm thu chạy thử;

+ Tổ chức đào tạo;

+ Bảo trì;

+ Bảo dưỡng;

+ Vẽ bản đồ;

+ Hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.

2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu với gói thầu dịch vụ tư vấn

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu với gói thầu dịch vụ tư vấn theo Điều 40 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

(1) Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

(1.1) Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất;

(1.2) Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất;

(1.3) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;

(1.4) Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật.

Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

(2) Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật quy định tại (1.1), (1.2), (1.3) và (1.4) mục này thì sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật, trừ trường hợp quy định tại (1.4) mục này.

(3) Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.

3. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu với gói thầu dịch vụ phi tư vấn

Phương pháp đánh giá gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo Điều 39 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

(1) Phương pháp giá thấp nhất:

- Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

- Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng.

Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

(2) Phương pháp giá đánh giá:

- Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: Chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa

Hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

- Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

(3) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

- Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

- Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

(4) Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt.

Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].