Học trường nghề có chuyển trường được không

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp sinh viên đang học nhưng vì lý do thay đổi nơi cư trú hoặc do trường hợp khách quan khác mà không có khả năng theo học trường mà mình đang học những vẫn có nguyện vọng tiếp tục học ngành nghề mà mình đang theo đuổi. Chính vì vậy, có nhiều bạn muốn biết điều kiện chuyển trường đại học là gì? Vấn đề lưu ý khi chuyển trường. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời gian sinh viên đang học tập tại cơ sở đào tạo nếu gia đình muốn chuyển nơi cư trú hoặc vì lý do khách quan khác phải chuyển đến nơi khác sinh sống và làm việc thì để thuận lợi hơn trong học tập gia đình muốn cho con về học gần nhà thì phải đáp ứng điều kiện chuyển trường đại học như sau:

Sinh viên làm thủ tục chuyển trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học tập. Ví dụ, bạn là sinh viên năm 3 đang theo học ngành quản trị kinh doanh của trường Đại học X, có nguyện vọng chuyển sang trường đại học Y thì phải chuyển cùng ngành hoặc nhóm ngành kinh tế.

Điều kiện để được chuyển trường đại học này sang trường đại học khác là phải có sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Sinh viên cần đáp ứng những điều kiện trên thì mới được chuyển trường đại học. Bên cạnh đó, khi có nguyện vọng chuyển trường thì sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

  • Các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường mà trước đó đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh khi tuyển sinh.
  • Sinh viên có nguyện vọng chuyển trường mà có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến thì cũng không đủ điều kiện để chuyển trường.
  • Thông thường thì các sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa không được phép chuyển trường vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo vì nó là nền móng cơ bản cho các môn học sau.
  • Khi sinh viên muốn chuyển trường phải không bị xử lý kỷ luật nếu đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì không được chuyển trường theo quy định.

Khi đã đáp ứng các điều kiện để chuyển trường đại học thì sinh viên phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của trường. Việc chuyển trường được quy định trong văn bản nội bộ của từng trường cho nên các sinh viên muốn biết rõ cách thức chuyển trường thì nên đi đến Phòng Công tác sinh viên hoặc Phòng đào tạo để biết chính xác nhất.

Thông thường khi chuyển trường thì các sinh viên chuẩn bị theo các hồ sơ sau đây:

  • Các sinh viên nộp và điền và đơn xin chuyển trường theo mẫu.
  • Các sinh viên nộp học bạ bản chính của cấp học dưới.
  • Sao y bản chính bằng tốt nghiệp cấp học dưới
  • Các sinh viên nộp thêm bản sao giấy khai sinh của mình.
  • Giấy trúng tuyển đầu cấp theo quy định cụ thể của các trường công lập hoặc ngoài công lập.
  • Giấy giới thiệu chuyển trường đã được hiệu trưởng đồng ý do hiệu trưởng trường đại học nơi đi cấp.
  • Ngoài ra, các sinh viên nộp thêm các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh.
  • Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của gia đình sinh viên hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ
  • Đối với các sinh viên có gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nộp thêm giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh viên đang cư trú.
  • Công văn đồng ý tiếp nhận vào học của Trường sinh viên xin chuyển đến.
  • Các sinh viên nộp kèm bảng điểm học tập, rèn luyện của sinh viên [tính đến thời điểm chuyển trường].

Sau đó các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường nộp hộ sơ cho phòng Quản lý sinh viên tiếp nhận hồ sơ của sinh viên xin chuyển trường, trình Hiệu trưởng xem xét giải quyết.

Sau khi Hiệu trưởng trường chuyển đi và trường chuyển đến đồng ý, phòng Quản lý sinh viên tham mưu ra quyết định cho sinh viên chuyển trường.

Sinh viên được chuyển trường phải làm thủ tục thanh toán các khoản nợ, hoàn trả kinh phí đào tạo theo quy định [nếu có] và rút hồ sơ tại phòng Quản lý sinh viên.

Sinh viên nộp hồ sơ xin chuyển trường vào thời điểm 02 tuần trước khi vào học kì mới hay năm học mới tại Phòng Quản lý sinh viên của trường chuyển đến một bộ hồ sơ như sau:

  • Các sinh viên nộp và điền vào ơn xin chuyển trường, được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi.
  • Các sinh viên nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi hoặc giấy báo trúng tuyển và nhập học của sinh viên theo quy định của nhà trường
  • Sinh viên nộp bản chính các bảng điểm học tập của sinh viên tính đến thời điểm chuyển trường của trường chuyển đi khi làm thủ tục chuyển trường.
  • Ngoài ra các sinh viên nộp thêm một bộ hồ sơ gốc của sinh viên theo quy định.

Thông thường khi các sinh viên thực hiện chuyển trường sẽ được thực hiện khi hết thúc học kỳ 1 của năm học hoặc trong thời gian nghỉ hè trước khi khai giảng vào năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian tùy theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.

Khi nhận được hồ sơ của các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường thì hiệu trưởng trường đại học có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung nếu có, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến nhằm đảm bảo chương trình học theo quy định.

  • Thủ tục chuyển trường đối với học sinh tiểu học

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Điều kiện chuyển trường đại học là gì? Vấn đề lưu ý khi chuyển trường“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ logo; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Chuyển trường đại học có phải thi lại, học lại từ đầu không?

Thông thường khi các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường thì sẽ không phải thi lại hay học lại từ đầu mà chỉ học thêm các học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung nếu có nếu chưa kịp chương trình học giữa hai trường.

Có được chuyển trường khi ngành học ở trường mới khác với trường cũ?

Sinh viên làm thủ tục chuyển trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học tập chứ không được khác với ngành hoặc nhóm ngành đào tạo mà sinh viên đang theo học.

Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông: Cha mẹ hoặc người giám hộ gửi đơn xin chuyển trường cho hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến

THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG PHỔ THÔNG

Kiến thức của bạn:

      Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Quy định số 1533/QĐ-SGD&ĐT của Sở GD&ĐT Hà Nội quy định về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học phổ thông.

Nội dung tư vấn

1. Thời gian giải quyết

      Mỗi năm học chỉ giải quyết việc chuyển trường, tiếp nhận học sinh trong 2 đợt [trừ trường hợp đặc biệt]:

  • Đầu năm học: từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9
  • Giữa năm học: từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01.
  • Ngày giải quyết chuyển trường: sáng thứ ba, thứ năm [từ 8h30 đến 11h00].
  • Thời hạn trả kết quả: Sau 1 tuần kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\

     Theo Quy định 1533/QĐ-SGD&DT thì quy định chung thì thời gian giải quyết:

“A. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT

Mỗi năm học chỉ giải quyết việc chuyển trường, tiếp nhận học sinh trong 2 đợt [trừ trường hợp đặc biệt]:

– Đầu năm học: từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9

– Giữa năm học: từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01.

– Ngày giải quyết chuyển trường: sáng thứ ba, thứ năm [từ 8h30 đến 11h00].

-Thời hạn trả kết quả: Sau 1 tuần kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”

2. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

      Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến.

       Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do vào đơn và trả lại cho cha mẹ, người giám hộ học sinh, người nộp đơn.

      Bước 2: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường gửi đến hiệu trưởng trường học sinh đang học

      Hiệu trưởng trường học sinh đang học xem xét cấp giấy giới thiệu chuyển trường và cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.

      Bước 3: Cha mẹ học người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường nộp hồ sơ xin chuyển trường về Phòng quản lý và thông tin giáo dục, sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội

      Sở giáo dục sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

      Bước 5: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đến.

Thủ tục chuyển trường đối với học sinh

3. Hồ sơ xin chuyển trường

a. Đối với học sinh trong nước

  • Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của trường đến.
  • Hồ sơ học tập của học sinh gồm: Học bạ [bản chính], Bản sao giấy khai sinh, Bằng tốt nghiệp THCS.
  • Giấy giới thiệu chuyển trường do trường cũ cấp. Nếu là học sinh tỉnh ngoài chuyển đến phải có thêm: Giấy giới thiệu chuyển trường và giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 do Sở GD&ĐT cấp, học sinh chuyển vào hệ A trường công lập phải xuất trình hộ khẩu thường trú [hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương] kèm theo 1 bản photocopy.
  • Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp [nếu có].
  • Học sinh xin học lại phải có xác nhận của UBND xã, phường về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.

b. Đối với học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước:

  • Văn bằng: Phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp THCS tương đương bằng tốt nghiệp THCS của Việt Nam. Học sinh đã được học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc đã học ở Việt Nam.
  • Tuổi: Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.

*Chương trình học tập:

      Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.

       Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường THPT ở Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.

      Học sinh muốn vào trường chuyên biệt [trường chuyên, trường chất lượng cao] phải thực hiện theo Quy chế của trường chuyên biệt đó.

*Hồ sơ gồm:

  • Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, học bạ [bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt],
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài [bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt],
  • Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài [nếu có],
  • Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.

c. Đối với học sinh người nước ngoài

  • Văn bằng: Có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằn tốt nghiệp của Việt Nam quy định tại Luật Giáo dục của Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học.
  • Sức khỏe: Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam.
  • Tuổi: Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.

*Hồ sơ gồm có:

  • Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký,
  • Bản tóm tắt lý lịch, bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết [có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo],
  • Học bạ,
  • Giấy chứng nhận sức khỏe [do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam], ảnh cỡ 4×6 cm.

*Thời gian đào tạo:

– Được thực hiện như đối với công dân Việt Nam theo quy định của Luật Giáo dục.

*Ngôn ngữ học tập:

  • Trong thời gian học tập, học sinh người nước ngoài học các môn học bằng tiếng Việt như đối với học sinh Việt Nam. Học sinh chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khóa. Học sinh người nước ngoài được phép lựa chọn môn học ngoại ngữ có trong chương trình học và không trùng với ngôn ngữ đang sử dụng.

*Chế độ tài chính:

  • Theo hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa cơ sở đào tạo với tổ chức hoặc cá nhân tài trợ gửi đào tạo.

      Các trường có học sinh chuyển đi, chuyển đến phải kiểm tra kỹ hồ sơ của học sinh, thực hiện đúng các quy định trên; có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển trường [theo mẫu] cho học sinh chuyển đi; ghi ý kiến tiếp nhận vào đơn của học sinh chuyển đến. Nghiêm cấm lợi dụng việc chuyển trường để thay đổi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục chuyển trường đối với học sinh như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục chuyển trường đối với học sinh hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email tới địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.             

Liên kết tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề