Hội nghị cop là gì

1. Đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào giữa thế kỷ này, giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,50C

Theo Thỏa thuận Paris, lần đầu tiên, các quốc gia tham gia ký kết hiệp định này tại COP21 nhất trí cùng nhau thực thi các giải pháp để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới mức 20C và tối ưu nhất là 1,50C.

Tuy nhiên, các cam kết đưa ra ở Paris đã không đạt được như mục tiêu đề ra để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu ở mức 1,50C và cơ hội để đạt được điều này đang dần khép lại.

Do đó, COP26 kêu gọi các quốc gia cần đưa ra các mục tiêu giảm phát mạnh mẽ hơn nữa cho đến năm 2030, hướng tới trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Để hiện thực hóa mục tiêu tham vọng lâu dài này, các quốc gia cần: đẩy nhanh lộ trình cắt bỏ dần việc sử dụng than đá, hạn chế nạn phá rừng, tăng tốc chuyển đổi sang sử dụng các phương tiện giao thông chạy điện, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo.

2. Thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường tự nhiên

Khí hậu đã và đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi với nhiều tác động tàn phá hơn nữa, ngay cả khi thế giới vẫn đang nỗ lực cắt giảm lượng khí thải.

Những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất phải chịu rủi ro lớn nhất do biến đổi khí hậu, dù họ không phải là tác nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Bởi vậy, hành động mạnh mẽ để giải quyết vấn đề này và xây dựng khả năng phục hồi là yêu cầu cấp thiết, trước khi có thêm nhiều người mất đi sinh kế hoặc chính mạng sống của mình. COP26 kêu gọi cộng đồng quốc tế cần nhiều hành động hơn nữa, đoàn kết và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

COP26 đặt mục tiêu tạo điều kiện và khuyến khích các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái; cũng như xây dựng hệ thống phòng chống, cảnh báo thiên tai, phát triển cơ sở hạ tầng và nông nghiệp có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

3. Huy động tài chính cho lời hứa 100 tỷ USD

Để đạt được 2 mục tiêu đầu tiên nêu trên, COP26 nhấn mạnh các nước phát triển phải thực hiện được lời hứa từ năm 2009 rằng đến năm 2020 sẽ huy động ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải.

Các tổ chức tài chính quốc tế cũng cần phát huy vai trò hơn nữa trong vấn đề này, và thế giới cũng cần nỗ lực hướng tới việc giải phóng hàng nghìn tỷ USD tài chính ở cả khu vực công và tư nhằm bảo đảm mục tiêu phát thải ròng toàn cầu bằng 0.

Điều này bao gồm việc xây dựng các thị trường mới để thích ứng và giảm thiểu, đồng thời cải thiện số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận tài chính để hỗ trợ các cộng đồng trên khắp thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Đoàn kết vì mục tiêu khí hậu

Để vượt qua những thách thức của cuộc khủng hoảng khí hậu, COP26 đặt mục tiêu các nước cần thúc đẩy đàm phán tại hội nghị để đi đến những thỏa thuận, cam kết vì mục tiêu chung, giúp hiện thực hóa 3 mục tiêu kể trên và hướng tới việc chuyển đổi sang 1 nền kinh tế trung hòa carbon bền vững.

COP26 xây dựng mục tiêu:

- Hoàn thiện các quy tắc chi tiết để hiện thực hóa các cam kết của Thỏa thuận Paris

- Thúc đẩy giải pháp để giải quyết khủng hoảng khí hậu thông qua sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự

Trọng tâm của các cuộc đàm phán tại COP26 tập trung hoàn thiện các quy tắc cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Paris 2015, bao gồm các giải pháp để thúc đẩy thị trường carbon với mục tiêu cao hơn trong cả hành động để giảm thiểu phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, cần thúc đẩy đạt được 1 thỏa thuận với mục tiêu cao hơn trong những năm tới để bảo đảm cho tính khả thi của kế hoạch 1,50C. Các cuộc đàm phán tại COP26 đều dựa trên sự đồng thuận và thỏa thuận chung chỉ đạt được khi đàm phán không bỏ sót bất cứ vấn đề nào, đồng thời bảo đảm tiếng nói của các bên đều phải được lắng nghe. Do đó, COP26 đặt mục tiêu xóa bỏ các rào cản và ủng hộ tiếng nói của các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, bao gồm cả người dân bản địa và các cộng đồng đang phải đối mặt với khó khăn trong quá trình chuyển đổi khỏi các hoạt động gây phát thải cao.

Trước hết, COP là chữ viết tắt của Conference of parties, tức là hội nghị giữa các bên. Các bên ở đây là các quốc gia tham gia Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu [ CCNUCC ]. Từ năm 1995 đến nay, đại diện các quốc gia này vẫn họp lại mỗi năm và hội nghị năm nay là hội nghị lần thứ 21, cho nên mới được gọi tắt là COP21.

Hội nghị thế giới về khí hậu đầu tiên diễn ra vào năm 1979 tại Genève [ Thụy Sĩ ]. Vào năm đó, một Chương trình nghiên cứu khí hậu thế giới đã được khởi động, dưới trách nhiệm của Tổ chức Khí tượng Thế giới [ OMM], Chương trình Liên hiệp quốc về môi trường [ PNUE ] và Hội đồng Quốc tế các Liên hiệp Khoa học [ CIUS].

Đến năm 1988, Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu [ GIEC ] đã được hai cơ quan OMM và PNUE thành lập, với nhiệm vụ là đánh giá theo định kỳ hiện trạng những kiến thức của nhân loại về biến đổi khí hậu.

Trong bản báo cáo đầu tiên vào năm 1990, nhóm GIEC đã nhìn nhận trách nhiệm của con người trong việc làm cho bầu khí quyển Trái đất nóng lên. Dựa trên báo cáo này mà người ta đã soạn ra Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu [ CCNUCC ].

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro năm 1992 có thể nói là một bước có tính chất quyết định trong các cuộc thương thuyết quốc tế về khí hậu với việc ký kết hiệp định CCNUCC. Công ước này, có hiệu lực kể từ ngày 21/03/1994, đã được 195 quốc gia phê chuẩn cùng với Liên hiệp châu Âu. Mục tiêu của Công ước là giữ lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính ở mức ổn định để không làm đảo lộn một cách nguy hiểm hệ thống khí hậu của Trái đất.

Nhưng đến năm 1997, nghị định thư Kyoto lần đầu tiên mới ấn định cụ thể các chỉ tiêu cho những nước phát triển về giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính. Có hiệu lực từ năm 2005, nghị định thư Kyoto có giá trị cho thời kỳ 2008-2012.

Vào năm 2007, kế hoạch Bali đã đề ra lịch trình thương thuyết nhằm đạt đến một thỏa thuận tiếp nối nghị định thư Kyoto, mà như đã nói ở trên sẽ hết hạn vào năm 2012. Thỏa thuận này trên nguyên tắc phải được thông qua trễ nhất là vào tháng 12/2009.

Copenhague thất bại ê chề

Hội nghị COP15 ở Copenhague [ Đan Mạch ] năm 2009 đã thất bại, không đạt được thỏa thuận mới nào. Tuy vậy, hội nghị này đã thông qua được mục tiêu chung là giữ mức tăng nhiệt độ không quá 2°C. Các nước phát triển lúc ấy cũng đã cam kết từ đây đến năm 2020 sẽ huy động tổng cộng 100 tỷ đôla mỗi năm để giúp các nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu. Sau đó, hội nghị Cancun [ Mehicô ] năm 2010 đã cụ thể hóa mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 2° C với việc thành lập các định chế như Quỹ xanh về khí hậu.

Chính hội nghị Durban [ Nam Phi ] năm 2011 đã đề ra mục tiêu là đến năm 2015 tất cả các bên tham gia Công ước LHQ về khí hậu phải thông qua một thỏa thuận sẽ được thực hiện kể từ năm 2020.

Để tạm thời thay thế cho nghị định thư Kyoto, hội nghị Doha [ Qatar ] đã thông qua cam kết của nhiều nước công nghiệp cho thời kỳ thứ hai thực hiện nghị định thư này [ 2013-2020 ]. Hai hội nghị Vacxava [ Ba Lan ] 2013 và Lima [ Peru ] 2014 đã đạt được những bước cần thiết để chuẩn bị cho hội nghị COP21 ở Paris.

Trong một năm qua, đại diện của 195 quốc gia ký kết Công ước CCNUCC đã thường xuyên họp lại để cố đạt được một văn bản sẽ được thông qua ở thủ đô Pháp.

Ngay trước hội nghị này, hơn 60 bộ trưởng từ khắp thế giới đã đến Paris theo lời mời của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius để họp trù bị cho COP21 trong 3 ngày từ 08 đến 10/11 vừa qua. Ba ngày làm việc đó đã vượt qua thêm được một chặng quan trọng cho hội nghị tuần tới. Bây giờ cả thế giới đang chờ xem 147 lãnh đạo toàn họp tại Le Bourget có sẽ đạt được một thỏa thuận nào để cứu hành tinh của chúng ta khỏi các thảm họa khó lường hay không.

Bắt đầu trước một ngày để bảo đảm thành công

Về mặt chính thức thì hội nghị COP21 chỉ khai mạc vào thứ hai 30/11, nhưng trên thực tế hội nghị này sẽ bắt đầu ngay từ ngày Chủ nhật 29/11 lúc 17 giờ, tức là sớm hơn 24 tiếng đồng hồ, theo tin của tờ Le Monde.

Cụ thể, các thành viên của nhóm gọi là “Ad Hoc Working Group on the Durban Platform for Enhanced Action” [ ADP ], tức là “Nhóm cương lĩnh Durban cho một hành động tăng cường » sẽ họp lại ngày Chủ nhật. Nhóm làm việc này đã được hội nghị khí hậu Durban 2011 ủy nhiệm việc thương thuyết để làm sao đến năm 2015 đạt được một thỏa thuận toàn cầu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2°C.

Họp ngay từ Chủ nhật, như vậy là vào ngày khai mạc, các nhà thương thuyết có thể bắt tay vào việc ngay, chứ không chờ hết các bài phát biểu của các vị lãnh đạo thay phiên nhau lên diễn đàn suốt cả ngày. Bắt đầu trước một ngày, như vậy là các nhà thương thuyết có thể tận dụng khoảng thời gian ít ỏi của hội nghị, kết thúc ngày 11/12, để đúc kết kịp thời bản dự thảo hiệp định cho COP21. Các nhà thương thuyết càng có nhiều thời gian thì khả năng thành công càng cao.

Thật ra thì đại biểu của 195 quốc gia và của Liên hiệp châu Âu đã có mặt ở Paris từ nhiều ngày qua và từ trụ sở tổ chức UNESCO, họ thường xuyên liên lạc với nhau để trao đổi về các điểm chủ chốt của hiệp định.

Vào thứ bảy tuần này, 28/11, cũng tại UNESCO, các trưởng phái đoàn sẽ họp không chính thức với sự hiện diện của Ngoại trưởng Laurent Fabius, chủ tịch hội nghị COP21.

Có thể nói là sáu năm sau, các nhà thương thuyết về khí hậu vẫn còn bị ám ảnh bởi thất bại ê chề của hội nghị Copenhague 2009. Họ hy vọng là thế giới đã biết rút ra những bài học cần thiết để hội nghị Paris 2015 thành công.

Hội nghị COP21 có cơ may thành công là bởi vì so với thời điểm năm 2009, thế giới nay đã hiểu ra tính chất cấp thiết của việc chống biến đổi khí hậu. Nếu như vào năm 2009, hai quốc gia phát nhiều khí thải CO2 nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc đối đầu với nhau, thì nay hai cường quốc này đã bắt tay nhau chống biến đổi khí hậu.

Cũng khác với hội nghị Copenhague, các lãnh đạo 147 quốc gia đến Paris ngay từ ngày đầu tiên để thúc đẩy cuộc thương thuyết, chứ không đợi đến những ngày cuối mới tới hội nghị. Và cũng khác với hội nghị Copenhague, từ mấy tháng trước hội nghị Paris, các nước trên thế giới đã loan báo cụ thể những đóng góp của từng nước về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính. Tổng cộng đã có đến 178 quốc gia công bố mức đóng góp của họ, cho dù những nỗ lực này chưa đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 2°C.

Tuy vậy, khả năng thất bại của COP12 không phải là không có : Làm thế nào đạt được đồng thuận cả thế giới về những mục tiêu chung ? Làm thế nào kiểm tra việc thực hiện các cam kết của các nước ? Làm sao giải quyết được vấn đề chia sẻ trách nhiệm giữa các nước công nghiệp phát triển, các nước đang nổi lên và các nước đang phát triển ?
 

Video liên quan

Chủ Đề