Hợp đồng xây dựng có phải là hợp đồng thương mại không

Việc xác định một hợp đồng là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mai có ý nghĩa khá quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia vì luật điều chỉnh cho 2 loại hợp đồng này là khác nhau. việc xác định đó là loại hợp đồng nào là do bản chất của hợp đồng quyết định [chủ thể, mục đích ký kết] chứ không phải do ý trí chủ quan của người ký. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn lầm lẫn về vấn đề này, rất nhiều doanh nghiệp cứ hễ ký hợp đồng là ghi thẳng "Hợp đồng kinh tế' hoặc "Hợp đồng thương mại" và nghĩ rằng "nó" sẽ là hợp đồng thương mại.

1. Những điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại:

- Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;

- Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;

- Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

- Về hình thức của hợp đồng:

+ Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng miệng [thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp];

+ Hoặc bằng văn bản [được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm... [nhưng không có mục đích lợi nhuận]. Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ [như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...]. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao. Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.

+ Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận.

2. Những điểm khác nhau [nhằm phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh- thương mại]:

- Về chủ thể giao kết hợp đồng: Đối với hợp đồng dân sự: Chủ thể là các cá nhân, tổ chức [có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân]. Trong khi đó, đối với hợp đồng thương mại, chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh [thương nhân]. Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại [tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…] nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể.

- Về mục đích của hợp đồng: Hợp đồng dân sự nhằm mục đích tiêu dùng trong khi mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại. Việc xác định một hợp đồng có hay không mục đích kinh doanh thương mại có ý nghĩa đối với việc xác định văn bản pháp luật áp dụng điều chỉnh cho phù hợp [ví dụ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn hay Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…].

- Về một số điều khoản của hợp đồng: Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;…

- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Đối với tranh chấp thương mại phát sinh, nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên. Trong khi đó, đối với tranh chấp dân sự trọng tài không có thẩm quyền giải quyết mà các bên chỉ có thể đưa ra cơ quan tòa án.

- Một số giao dịch dân sự và giao dịch thương mại phổ biến đối với DN: Giao dịch dân sự: Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa…Giao dịch thương mại: Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa…

Trên đây là một số điểm giống và khác cơ bản giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại cũng như ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt 2 loại hợp đồng này./.

Chào cả nhà! Cho tôi được hỏi, theo TT06 có nói: hợp đồng xây dựng là "hợp đồng dân sự", nhưng trong thực tế khi ký Hợp đồng, nhiều khi lại ghi là "Hợp đồng kinh tế". hai loại hợp đồng này theo tôi hiểu là có khác nhau, nhất là khi xảy ra tranh chấp. Nếu có Bác nào hiểu rõ vấn đề này, xin chỉ bảo.

thanks!

Theo mình, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự mang nhiều yếu tố kinh tế.
Khi xảy ra tranh chấp được phân xử theo luật dân sự.

Last edited by a moderator: 23/7/09

Bạn đọc kỹ những từ in đậm trong đoạn sau nhé:
Theo Luật Thương mại [được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2006] quy định: Phạm vi điều chỉnh của Luật là các hoạt động thương mại [là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác] hay các hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân nhưng bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này; đối tượng áp dụng của luật là các thương nhân [bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật] hay các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại; hoạt động thương mại được áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan, hoạt động thương mại khác không được quy định trong Luật Thương mại và trong các Luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, theo quy định của Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, về việc thi hành Bộ luật Dân sựquy định của Luật Thương mại [đã nêu ở trên], thì kể từ ngày 1-1-2006, trong quan hệ kinh doanh, thương mại và các hoạt động khác…, khi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng thì không ghi “Hợp đồng kinh tế” hay “Hợp đồng Dân sự” như trước đây, chỉ cần ghi rõ tên hợp đồng cụ thể như: Hợp đồng mua bán hàng hóa hay mua bán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ… Tùy theo quan hệ giao dịch giữa các bên, căn cứ vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng của Luật Thương mại và các văn bản pháp luật liên quan, các bên phải xác định được căn cứ để ký kết hợp đồng theo văn bản pháp luật nào [Luật Thương mại hay Bộ Luật Dân sự] và đây cũng là một trong những cơ sở để Tòa án Nhân dân xem xét giải quyết tranh chấp hợp đồng khi có yêu cầu của các bên. [levinhxd tổng hợp từ báo chí] Tóm lại: - Các hoạt động ký kết mang tính thương mại [có giá trị tài chính] thì căn cứ theo Luật THương Mại và khi tranh chấp thì xử lý theo Luật TM và các nghị định CP, thông tư Bộ có liên quan - Các Hoạt động ký kết khác có luật thì áp dụng theo luật đó - Các Hoạt động ký kết khác không tuỳ chỉnh theo luật nào thì theo luật Dân sự

- Và tất nhiên Hợp đồng xây dựng sẽ ghi là "hợp đồng thi công xây dựng" [mẫu 2508 ngày 26/11/2007 của BXD] thực hiện theo quy định của Luật XD, Luật Thương Mại


Cũng gửi kèm bạn file 1 vài lưu ý khi ký kết hợp đồng do Thạc sĩ Nguyễn Việt Khoa, giảng viên Khoa Luật Kinh tế,Trường Đại học Kinh tế TP.HCM soạn!

  • Mot vai luu y khi ky ket HD -ThS NVK.doc

Last edited by a moderator: 23/7/09

Chào cả nhà! Cho tôi được hỏi, theo TT06 có nói: hợp đồng xây dựng là "hợp đồng dân sự", nhưng trong thực tế khi ký Hợp đồng, nhiều khi lại ghi là "Hợp đồng kinh tế". hai loại hợp đồng này theo tôi hiểu là có khác nhau, nhất là khi xảy ra tranh chấp. Nếu có Bác nào hiểu rõ vấn đề này, xin chỉ bảo.

thanks!

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng kinh tế [HĐKT] là loại hợp đồng được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, hiện nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã bị hủy bỏ nên không còn dùng từ HĐKT. Khi ký hợp đồng, bạn phải ghi rõ tên của hợp đồng theo nội dung công việc của hợp đồng, ví dụ hợp đồng thi công xây dựng công trình ABCD, chứ không ghi là hợp đồng kinh tế....

TT06 định nghĩa Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự là hoàn toàn phù hợp.

nó là thỏa thậun dân sự tuân theo 2 bộ luật là luật dân sựluật thương mại vì co tính chất mua bán thương mại và có sự thỏa thuận dân sự nữa và theo luật xây dựng vì có các quy định riêng về ngành nũa ban ạ

nó là thỏa thậun dân sự tuân theo 2 bộ luật là luật dân sựluật thương mại vì co tính chất mua bán thương mại và có sự thỏa thuận dân sự nữa và theo luật xây dựng vì có các quy định riêng về ngành nũa ban ạ

Thực ra tôi cũng đang băn khoăn về vấn đề này. Vì nếu chọn là hợp đồng dân sự hay thương mại thì sẽ khá khác nhau, ví dụ đơn giản như phạt hợp đồng 1. Theo Luật dân sự thì không qui định mức phạt cụ thể mà hai bên tự thỏa thuận. Vậy tại sao TT 06 vừa cho rằng HĐ trong XD là HĐ dân sự nhưng lại quy định mức phạt tối đa 12%? 2. Theo luật TM thì mức phạt tối đa chỉ là 8%- nếu theo cái này thì đa số HĐ hiện nay cũng đều vô hiệu 1 phần, vì đa số quy định là 10 -12%?

Có cao thủ nào giải đáp giùm cái x[x[x[

Theo Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/7/2010, tại điều 1.1 phần 1 đã quy định Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự.

Theo Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/7/2010, tại điều 1.1 phần 1 đã quy định Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự.

Bạn cần kiểm tra lại thông tin cho chính xác nhé!
KHông có TT 04/2010 ban hành 25/07/2010, và TT 04/2010/TT-BXD không đề cập về Hợp đồng trong XD mà chỉ hướng dẫn cách lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình!

Mình nhầm lẫn

Theo điều 1.1 Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/20007về hướng dẫn HD trong xây dựng

Tham gia trả lời Hợp đồng xây dựng là áp dụng luật nào

Hợp đồng Thi công Xây dựng là áp dụng 4 Luật: Luật Dân sự, Luật Xây dựng Luật Đấu thầu và Luật Sửa đổi;


Đó là áp dụng Thông tư 02/2010/TT-BKH&ĐT ngày 19/01/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư 04/2010/TT-BKH&ĐT ngày 01/02/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Hiên nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giới thiệu mẫu hợp đồng thi công xây dựng phía sau 02 Thông tư trên áp dụng từ ngày 15/3/2010 và 25/3/2010 là mới nhất;
Còn Mẫu hợp đồng theo Công văn số 2508/BXD-VP là cũ rồi. vì áp dụng Thông tư 06/2007/TT-BXD lúc đó còn áp dụng Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ và áp dụng Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ đã hết hiệu lực và 2 Nghị định mới thay thế là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
Mời các bạn tìm đọc các Luật, Nghị định và Thông tư mới nhé!

Hợp đồng Thi công Xây dựng là áp dụng 4 Luật: Luật Dân sự, Luật Xây dựng Luật Đấu thầu và Luật Sửa đổi;
Đó là áp dụng Thông tư 02/2010/TT-BKH&ĐT ngày 19/01/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư 04/2010/TT-BKH&ĐT ngày 01/02/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Hiên nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giới thiệu mẫu hợp đồng thi công xây dựng phía sau 02 Thông tư trên áp dụng từ ngày 15/3/2010 và 25/3/2010 là mới nhất;
Còn Mẫu hợp đồng theo Công văn số 2508/BXD-VP là cũ rồi. vì áp dụng Thông tư 06/2007/TT-BXD lúc đó còn áp dụng Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ và áp dụng Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ đã hết hiệu lực và 2 Nghị định mới thay thế là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
Mời các bạn tìm đọc các Luật, Nghị định và Thông tư mới nhé!

Các bác cho hỏi vậy các căn cứ để ký kết hợp đồng TCXD như vậy có đủ ko:
- Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Sửa đổi [nếu bên chủ đầu tư là UBND cấp xã thì căn cứ thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND ???] - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009; - Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009; - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010;

Tiếp theo thì cần các thông tư nào các bác bổ sung giúp em với.

Hợp đồng Thi công Xây dựng là áp dụng 4 Luật: Luật Dân sự, Luật Xây dựng Luật Đấu thầu và Luật Sửa đổi;

Số: 48/2010/NĐ-CP [FONT="]ngày 07 tháng 05 năm 2010 về hợp đồng trong XD, điều 2, khoản 1: Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sựđược thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.[/FONT]

Nghị định 48 chỉ áp dụng cho công trình có vốn nhà nước trên 30% nên không rõ:

- Công trình vốn nhà nước dưới 30% thì hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng gì?

- Nếu hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự thì khi xảy ra tranh chấp xử theo luật nào nếu vấn đề tranh chấp đấy quy định khác nhau ở 2 luật. Theo tôi hiểu thì bộ luật dân sự và luật XD có giá trị pháp lý ngang nhau.


Các bác cho hỏi vậy các căn cứ để ký kết hợp đồng TCXD như vậy có đủ ko:
- Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Sửa đổi [nếu bên chủ đầu tư là UBND cấp xã thì căn cứ thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND ???] - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009; - Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009; - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010;

Tiếp theo thì cần các thông tư nào các bác bổ sung giúp em với.


Không rõ công trình của bác là công trình gì, nếu là nghị định thì có thêm những văn bản sau:

- [FONT="]Nghị định số 49/2008/ND-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/ND-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
[/FONT]

- Nghị định số 83/2009/ND-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/ND-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Ngoài ra còn 1 loạt thông tư sau, bác xem cái nào cần thì đưa vào

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/ND-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 11/TT-BXD ngày 18/06/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng..

- Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị.

- Thông tư 19/2009/TT-BXD quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp và khu kinh tế.

- Thông tư 21/2009/TT-BXD quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư 27/2009/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. - Các thông tư về điều chỉnh giá hợp đồng

Last edited by a moderator: 22/7/10

- Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Sửa đổi [nếu bên chủ đầu tư là UBND cấp xã thì căn cứ thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND ???].

Nếu bên chủ đầu tư là UBND cấp xã thì " Có thể" thêm Luật tổ chức HĐND và UBND như bạn nói, vì nó liên quan tới nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính các cấp trong việc phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền của cấp mình! Trong trường hợp này căn cứ còn có thêm quyết định về phiên họp của UBND cấp đó về việc phê duyệt dự án... _____________

- Công trình vốn nhà nước dưới 30% thì hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng gì?

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 48/2010 quy định

[FONT="]Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các quy định tại Nghị định này.[/FONT]

Như vậy có nghĩa rằng với công trình vốn nhà nước dưới 30% thì việc áp dụng theo nghị định 48 là không có vấn đề gì. __________

Nếu hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự thì khi xảy ra tranh chấp xử theo luật nào nếu vấn đề tranh chấp đấy quy định khác nhau ở 2 luật. Theo tôi hiểu thì bộ luật dân sự và luật XD có giá trị pháp lý ngang nhau.

Việc xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng theo trình tự tố tụng của Luật TTDS. Luật dân sự và và luật xây dựng không có giá trị pháp lý ngang nhau như bạn nghĩ Luật dân sự là luật điều chỉnh các quan hệ xã hội "chung nhất"... phát sinh [ với Hiến pháp người ta chỉ dùng cụm từ " Là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất"]

Luật xây dựng là luật chuyên ngành, khi xảy ra tranh chấp thì quy phạm luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trước sau đó mới tới luật dân sự.

Việc xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng theo trình tự tố tụng của Luật TTDS. Luật dân sự và và luật xây dựng không có giá trị pháp lý ngang nhau như bạn nghĩ Luật dân sự là luật điều chỉnh các quan hệ xã hội "chung nhất"... phát sinh [ với Hiến pháp người ta chỉ dùng cụm từ " Là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất"]

Luật xây dựng là luật chuyên ngành, khi xảy ra tranh chấp thì quy phạm luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trước sau đó mới tới luật dân sự.

Tớ muốn hỏi thêm bác ở đâu quy định luật chuyên ngành được ưu tiên trước nhỉ?

Bây giờ có tình huống thế này, hợp đồng giữa CĐT và NT có điều khoản CĐT không phải trả lãi cho NT nếu chậm thanh toán. Trong luật XD thì quy định việc chậm thanh toán do 2 bên thỏa thuận với nhau và ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên luật dân sự quy định CĐT phải trả lãi cho NT. Như vậy NT có thể đòi CĐT trả lãi được không?

Tớ muốn hỏi thêm bác ở đâu quy định luật chuyên ngành được ưu tiên trước nhỉ?

Bây giờ có tình huống thế này, hợp đồng giữa CĐT và NT có điều khoản CĐT không phải trả lãi cho NT nếu chậm thanh toán. Trong luật XD thì quy định việc chậm thanh toán do 2 bên thỏa thuận với nhau và ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên luật dân sự quy định CĐT phải trả lãi cho NT. Như vậy NT có thể đòi CĐT trả lãi được không?

Điều 4 Luật Thương mại quy định: Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 305 [khoản 2] Bộ Luật dân sự quy định: Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.


Ở đây CĐT và NT đã thỏa thuận không trả lãi nếu chậm thanh toán thì cứ đúng theo thỏa thuận trong HĐ mà làm. Vì ở nội dung này, luật ưu tiên thỏa thuận của các bên trước, nếu không thỏa thuận mà sau đấy cãi nhau thì mới tuân thủ quy định trên.

Điều 4 Luật Thương mại quy định: Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 305 [khoản 2] Bộ Luật dân sự quy định: Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Ở đây CĐT và NT đã thỏa thuận không trả lãi nếu chậm thanh toán thì cứ đúng theo thỏa thuận trong HĐ mà làm. Vì ở nội dung này, luật ưu tiên thỏa thuận của các bên trước, nếu không thỏa thuận mà sau đấy cãi nhau thì mới tuân thủ quy định trên.

Luật có thứ tự ưu tiên cao hơn hợp đồng. Theo tôi hiểu thì nếu hợp đồng có điều khoản này trái với luật pháp của Việt nam thì điều khoản đó sẽ vô hiệu. Vì thế căn cứ vào luật dân sự nhà thầu vẫn có thể đòi được lãi suất còn căn cứ vào luật XD thì không. Tình huống giả định ở đây là việc chậm thanh toán của CĐT gây thiệt hại cho nhà thầu, VD chậm tiến độ, không có tiền trả lương, bảo hiểm cho công nhân....

Để làm sáng tỏ phần nào các thắc mắc của ACE trong mục này tôi thấy có lẽ chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu các vấn đề sau đây:1. Hợp đồng dân sự là gì?
2. Tại sao nói hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự?
3. Tại sao nói hợp đồng xây dựng là hợp đồng thương mại?
4. Tại sao nói hợp đồng xây dựng là hợp đồng kinh tế?
5. Các nội dung của hợp đồng xây dựng [là cái ACE đang bàn] phải tuân theo qui định của những luật nào? nếu một hoặc một số vấn đề của hợp đồng mà có nhiều luật qui định khác nhau [chứ giống nhau thì êm rồi] thì theo qui định của luật nào?
6. Một số nội dung cần thỏa thuận và đưa vào hợp đồng xây dựng mà luật không qui định cụ thể thì phải làm sao?
1. Tìm hiểu về vấn đề thứ nhất: Hợp đồng dân sự là gì?
Bạn Minhtuong đã trả lời rồi: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự [Điều 388 Bộ luật dân sự- Khái niệm hợp đồng dân sự].
Lại phải tìm hiểu tiếp: vậy quyền, nghĩa vụ dân sự là gì? Điều 280 Luật dân sự: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể [sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ] phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác [sau đây gọi chung là bên có quyền]”. Còn quyền dân sự thì không thấy định nghĩa trong luật, cá nhân tôi cứ hiểu ngược lại qui định trên: quyền dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể [sau đây gọi chung là bên có quyền] có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.
2. Tại sao nói hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự? Chiếu theo định nghĩa trên thì rõ ràng hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự rồi còn gì.
3. Tại sao nói hợp đồng xây dựng là hợp đồng thương mại?
Thành thực mà nói tôi cũng chưa tìm ra luật nào có định nghĩa khái niệm hợp đồng thương mại. Chỉ thấy khái niệm hoạt động thương mại quy định trong luật thương mại [Điều 3] “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tôi tự hiểu: hợp đồng thương mại là sự thoả thuận giữa các bên tham gia hoạt động thương mại về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên nhằm mục đích sinh lợi.
4. Tại sao nói hợp đồng xây dựng là hợp đồng kinh tế?
Điều này bạn Minhtuong cũng đã giải thích rất rõ ràng rồi: “Hợp đồng kinh tế [HĐKT] là loại hợp đồng được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, hiện nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã bị hủy bỏ nên không còn dùng từ HĐKT”. Vậy điều này qui định ở đâu [nói có sách mách có chứng chớ]. Thì đây, bạn levinhxd đã dẫn chứng quá cụ thể còn gì:“Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, về việc thi hành Bộ luật Dân sựquy định của Luật Thương mại” qui định: kể từ ngày 1-1-2006, trong quan hệ kinh doanh, thương mại và các hoạt động khác…, khi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng thì không ghi “Hợp đồng kinh tế” hay “Hợp đồng Dân sự” như trước đây, chỉ cần ghi rõ tên hợp đồng cụ thể như: Hợp đồng mua bán hàng hóa hay mua bán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ…”. Hì, không thể nào rõ ràng hơn được nữa, cứ vậy mà làm thôi. Quên cái tên “Hợp đồng kinh tế” đi nhé. Mà công nhận cái quán tính gọi “Hợp đồng kinh tế” này nó sống dai phết, nhỉ. Đảm bảo nhiều anh chị em làm hợp đồng không thể nào thuyết phục được sếp mình bỏ tên gọi này đâu nhé.
5. Các nội dung của hợp đồng xây dựng [là cái ACE đang bàn] phải tuân theo qui định của những luật nào? tại sao? nếu một hoặc một số vấn đề của hợp đồng mà có nhiều luật qui định khác nhau [chứ giống nhau thì êm rồi] thì theo qui định của luật nào?
Hai za, cái này dài dòng phết đây ACE ạ.
5.1. Các luật phải theo:
5.1.a. Phải tuân theo [nói cách khác là phải chịu sự điều chỉnh của] luật dân sự. Vì sao? Vì tại Điều 1 luật dân sự qui định rồi: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động [sau đây gọi chung là quan hệ dân sự]”.
Hợp đồng xây dựng rõ là quan hệ kinh doanh, thương mại rồi nhé [thú thực tôi cũng không phân biệt được rõ lắm 2 khái niệm này], vậy thì phải theo bác luật dân sự là chắc rồi còn gì.
5.1.b. Phải chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại. Vì sao? Vì Điều 1 Luật Thương mại qui định phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại là: ”1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Lại hỏi, thế nàol à hoạt động thương mại? Thì đây Điều 3 Luật Thương mại - Giải thích từ ngữ - nói rằng: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Thế hoạt động xây dựng có phải là hoạt động thương mại không? Nghĩa là có vì mục đích sinh lợi không? chắc chắn không phải vì từ thiện rồi, vậy thì nhớ phải tuân thủ luật thương mại nhé.
5.1.c. Phải tuân thủ luật xây dựng. Vì sao? Các bác ngâm kíu tiếp nhé. Điều 1 Luật xây dựng - Phạm vi điều chỉnh – qui định: “Luật này quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng”. Thêm tí cho nó rõ hơn nhé. Điều 2 Luật xây dựng qui định: “Đối tượng áp dụng: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Nếu các bác đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thì còn phải tuân thủ Nghị định 48/2010 và các thông tư hướng dẫn nghị định này nhé, và các thông tư trước đây mà giờ này vẫn chưa biết đã hết hiệu lực hay chưa.
5.1.d. Phải tuân thủ luật đấu thầu nếu là dự án xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Cái này nhiều người quen thuộc quá rồi, em xin phép không trích dẫn luật nữa nhé.
Bây giờ điểm lại các luật phải tuân thủ gồm có:
1. Luật dân sự;
2. Luật thương mại;
3. Luật xây dựng;
4. Luật đấu thầu.
5.2. Nếu một hoặc một số vấn đề của hợp đồng mà có nhiều luật qui định khác nhau [chứ giống nhau thì êm rồi] thì theo qui định của luật nào?
Đối với hợp đồng xây dựng chúng ta đang đề cập ở đây trước hết phải áp dụng luật thương mại. Vì sao? Điều này qui định ở đâu? Điều 4 Luật thương mại qui định như sau: “Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan :
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”.
Đây là điều luật rất quan trọng qui định luật nào phải áp dụng cho hợp đồng và thứ tự ưu tiên khi áp dụng các luật. Rất rõ ràng, may quá.

Như vậy bây giờ tôi hiểu như sau:


  • Hoạt động xây dựng trong hợp đồng xây dựng giữa CĐT và nhà thầu là hoạt động thương mại nên phải tuân theo luật thương mại và pháp luật có liên quan.
  • Hoạt động xây dựng trong hợp đồng xây dựng giữa CĐT và nhà thầu là hoạt động thương mại đặc thù, ở đây là hoạt động xây dựng, được qui định trong luật xây dựng thì phải tuân thủ luật xây dựng trước tiên.
  • Hoạt động xây dựng trong hợp đồng xây dựng giữa CĐT và nhà thầu không được quy định trong luật xây dựng, luật thương mại và trong các luật khác [tôi chẳng biết luật khác nào cả] thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
Vậy thứ tự ưu tiên áp dụng bây giờ là:
  • Luật xây dựng;
  • Luật thương mại;
  • Luật dân sự.
Quả thật còn cái luật đấu thầu tôi không biết xếp nó vào đâu. Ai biết vui lòng chỉ giúp tôi.
[còn nữa]

Last edited by a moderator: 16/9/10

[tiếp theo]Bây giờ tôi xin đề cập đến vấn đề phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có vi phạm hợp đồng.
Trước hết là tìm hiểu khái niệm định, nghĩa về phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Luật xây dựng, kể cả nghị định 48/2010: không thấy có định nghĩa hay giải thích về vấn đề này.
Luật thương mại qui định về phạt như sau: Điều 300 Luật Thương mại “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Như vậy điều luật này giải quyết 2 nội dung quan trọng: 1. phạt là gì? [là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng], 2. khi nào thì được/bị phạt? [chỉ khi có thoả thuận phạt trong hợp đồng].
Luật thương mại qui định về bồi thường thiệt hại như sau: Điều 302 Luật thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.
Như vậy luật thương mại đưa ra định nghĩa rất rõ ràng về phạt và bồi thường thiệt hại.
Luật dân sự qui định về phạt vi phạm như sau: Điều 422 Luật Dân sự “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Nội dung cũng giống như qui định của luật thương mại đã trích dẫn ở trên.
Luật dân sự qui định về bồi thường thiệt hại như sau: “Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”.
Tóm lại:
- Luật xây dựng không có định nghĩa, giải thích về 2 khái niệm phạt và bồi thường thiệt hại khi có vi phạm hợp đồng;
- Luật thương mại có định nghĩa, giải thích về 2 khái niệm phạt và bồi thường thiệt hại khi có vi phạm hợp đồng;
- Luật dân sự có định nghĩa, giải thích về 2 khái niệm phạt và bồi thường thiệt hại khi có vi phạm hợp đồng;
Như vậy trong hợp đồng xây dựng mà chúng ta đang bàn, chúng ta sẽ hiểu về khái niệm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hai theo qui định tại luật thương mại, theo như thứ tự áp dụng luật đã nêu ở trên.
Vậy là xong phần khái niệm, định nghĩa.
Bây giờ tìm hiểu tiếp các nội dung: phạt vi phạm hơp đồng như thế nào? Khi nào được/bị phạt? phạt bao nhiêu là đúng? bồi thường thiệt hại là gì? Khi nào phải bồi thường? bồi thường bao nhiêu?
Cũng theo trình tự như trên, trước hết xem luật xây dựng qui định ra làm sao về việc này.
Điều 110 Luật xây dựng qui định: “Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng”.
Như vậy khi thấy Luật xây dựng qui định là “Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng” thì tôi hiểu câu này là: chỉ được phạt và thưởng khi có thỏa thuận trong hợp đồng, không có thì quên đi, không thưởng không phạt gì hết.
Cũng vậy, khi thấy Luật xây dựng qui định là “Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm” thì tôi hiểu là: nội dung phạt/thưởng không quá 12% giá trị hơp đồng vi phạm/làm lợi này chỉ áp dụng đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước [và đương nhiên phải có qui định trong hợp đồng]. Nhưng nguồn vốn nhà nước chiếm bao nhiêu thì mới được [hay phải] áp dụng điều khoản này? Điều này được trả lời trong NĐ 48/2010: 30% vốn nhà nước trở lên. Nghĩa là vốn nhà nước dưới 30% thì không phải áp dụng đâu nhé.
Đó là đối với công trình có vốn nhà nước, vậy công trình không dùng vốn nhà nước thì sao? Thì thoải mái muốn phạt bao nhiêu thì phạt à? Cái này sẽ tìm hiểu trong phần sau.
Đó là qui định về phạt vi phạm hợp đồng, thế còn bồi thường thiệt hại thì luật xây dựng qui định như thế nào? Điều 120 Luật xây dựng qui định: “Xử lý vi phạm. 1. …Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại”. Túm lại ta chỉ cần nhớ 1 điều ngắn gọn là: vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
Bây giờ tìm hiểu xem luật thương mại quy định về phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như thế nàu nhé.
Xin lặp lại nội dung đã nêu ở trên: Luật thương mại qui định về phạt như sau: Điều 300 “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”. Qui định gần giống luật xây dựng, nghĩa là muốn phạt thì phải thỏa thuận trong hợp đồng.
Vậy phạt bao nhiêu? Điều 301 Luật thương mại qui định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Như vậy là rõ nhé, nếu là hoạt động thương mại thì phạt vi phạm hợp đồng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Lưu ý cái này: giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm nhé, chứ không phải giá trị hợp đồng bị vi phạm. Cái này không cẩn thận câu chữ thì dễ tranh chấp lắm.
Tiếp, qui định về bồi thường thiệt hại trong luật thương mại.
Điều 302 luật thương mại qui định: “Bồi thường thiệt hại:
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.
Khi nào thì phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?
Điều 303 luật thương mại qui định:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.
Bồi thường bao nhiêu? Quay lại qui định tại Điều 302 luật thương mại đã nêu trên: “2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Cái này tôi hiểu là thực tế bị thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.
Bây giờ tìm hiểu tiếp về qui định phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo luật dân sự:
Điều 422 luật dân sự qui định: “1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận”.
Về bồi thường thiệt hại: Luật dân sự nêu rất nhiều các trường hợp phải bồi thường thiệt hại nhưng tôi không tìm thấy điều khoản nào của luật dân sự qui định phải bồi thường bao nhiêu nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
Như đã đề cập ở trên, phạt vi phạm chỉ thực hiện khi có thỏa thuận trong hợp đồng, không thỏa thuận thì không được/bị phạt. Vậy đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì sao? phải có thỏa thuận trong hợp đồng về bồi thường thiệt hại thì mới được yêu cầu bồi thường? hay là vẫn có quyền đồi bồi thường thiệt hại ngay cả khi không thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng? Thực sự mà nói, tôi không thấy điều khoản nào qui định thật rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên hãy cùng xem lại qui định ở điều 303 luật thương mại “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”. Từ qui định này, tôi hiểu rằng: khi có đủ 3 yếu tố qui định trong điều 303 này thì có quyền đòi bồi thường thiệt hại, bất kể các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hay không.
Vấn đề tiếp theo, khi đã có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì có được quyền thỏa thuận về bồi thường thiệt hại nữa hay không? Điều 307 luậ thương mại qui định: “1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Vậy là rất rõ ràng rồi.
Tuy nhiên vấn đề này luật dân sự lại qui định hơi khác. Điều 422 luật dân sự qui định: “3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.
Như vậy chúng ta thấy theo qui định của luật dân sự thì bên bị vi phạm hợp đồng không thể đòi bồi thường thiệt hại nếu không thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, trong khi luật thương mại cho phép điều này. Ở đây xuất hiện vấn đề: cùng một vấn đề [đòi bồi thường thiệt hại] nhưng 2 luật dân sự và thương mại qui định khác nhau. Như đã nói ở trên, hợp đồng xây dựng mà chúng ta đang bàn phải áp dụng luật thương mại trước vì đây là hoạt động thương mại.
Còn vấn đề thứ 6 thì ai biết chỉ giúp tôi với vì tôi không biết. Với lại chỗ nào tôi chưa đúng mong ACE chỉ giúp nhé. Xin cám ơn.

Last edited by a moderator: 15/9/10

Lâu lâu mới vào đọc giaxaydung, thấy bài viết của bạn bảo trung hay và nhiều thông tin. Đề tài này trước đây mình nhớ trên giaxaydung cũng đã tranh luận một lần rồi. Hầu hết mình ủng hộ ý kiến bảo trung, nhưng thử trao đổi thêm một số điểm:

1] Tất cả hoạt động xây dựng có phải là hành vi thương mại kg?


5.1b... Thế hoạt động xây dựng có phải là hoạt động thương mại không? Nghĩa là có vì mục đích sinh lợi không? chắc chắn không phải vì từ thiện rồi, vậy thì nhớ phải tuân thủ luật thương mại nhé.

Cũng có trường hợp hoạt động xây dựng không "sinh lợi" [profit], đó là tự xây dựng cho mình.

2] Điều kiện bồi thường:


Tuy nhiên hãy cùng xem lại qui định ở điều 303 luật thương mại “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”. Từ qui định này, tôi hiểu rằng: khi có đủ 3 yếu tố qui định trong điều 303 này thì có quyền đòi bồi thường thiệt hại, bất kể các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hay không.

Cái này mình không hiểu diễn giải như thế nào, tức là phải có 3 điều đó mới phát sinh bồi thường [điều kiện cần và đủ], hay là cứ có 3 điều đó thì phát sinh bồi thường còn có thể có các trường hợp bồi thường khác [ví dụ consequential loss]. Một hợp đồng cho phép bồi thường thiệt hại gián tiếp có bị coi là phạm luật kg?

3] Có quy định phạt mà không có quy định bồi thường:


Điều 422 luật dân sự qui định: “3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Như vậy chúng ta thấy theo qui định của luật dân sự thì bên bị vi phạm hợp đồng không thể đòi bồi thường thiệt hại nếu không thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, trong khi luật thương mại cho phép điều này.

Mình thấy chỗ này nếu đúng như bạn nói là lỗi nghiêm trọng của hệ thống pháp luật, "phạt" bản chất chỉ mang tính trừng phạt, còn "bồi thường" là mang tính trả về trạng thái ban đầu; tại sao không cho người không có lỗi không được trả về trạng thái ban đầu? phạt làm sao đủ được? như vậy là tưởng thưởng người vi phạm à? Như bạn nói, "phải" và "nên" áp dụng luật thương mại trong trường hợp này. Nói thêm một chút: Việc đưa "phạt" vào hợp đồng thương mại cũng có nhiều tranh cãi. Đáng lẽ chỉ có nhà nước mới "phạt" để giáo dục người dân thôi, còn đối tác với nhau "phạt" để làm gì? chỉ cần bồi thường trả về trạng thái ban đầu là đủ. Nên theo tôi được biết thì các nước Anh Mỹ cấm "phạt" trong hợp đồng thương mại. Tất nhiên luật họ phát triển nên bồi thường dễ, chứ ở ta bồi thường khó thì theo tôi "phạt" cũng là một hình thức quá độ hợp lý. Áp dụng cả 2 là hợp lý.

4] Vấn đề 6. Một số nội dung cần thỏa thuận và đưa vào hợp đồng xây dựng mà luật không qui định cụ thể thì phải làm sao?


Mình kg hiểu ý bạn trong vấn đề này lắm, nhưng theo mình hiểu là: "được làm những gì mà pháp luật không cấm, nhưng không được trái các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam". Chính cái vế sau mới khó

Theo khái niệm Hợp đồng kinh tế là bao trùm tất cả hợp đồng khác. nói cách khác hợp đồng khác đều thuộc hợp đồng kinh tế. Nên trong thực tế hầu như các hợp đồng ký kết đều để là hợp đồng kinh tế. vì nó đã bao hàm hợp đồng kia, người ký hợp đồng không cần phải phân biệt chi tiết ra là hợp đồng gì vì nhiều trường hợp khó có thể tách riêng biệt nên để hợp đồng kinh tế cho nhanh. thank

Hi V?ng N?m ? G?c Khu?t C?a Ng? C?t

Video liên quan

Chủ Đề