Hay kể một câu chuyện vệ hành trình thám hiểm của một nhà thám hiểm phát kiện mà em đã được học

Trong năm tháng từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1947, bà đã chinh phục những đỉnh núi đầu tiên của Kedarnat, Satopanth, Kalindi Peak [phía đông bắc], Balbala và Nanda Ghunti, đồng thời khám phá khối núi Chaukhamba – một nhóm các đỉnh núi cao hơn 6.000 và 7.000 mét.

Để hỗ trợ hành trình này, Rolex đã tặng cho mỗi thành viên trong nhóm một chiếc đồng hồ Oyster Perpetual để đeo trong suốt chuyến thám hiểm. Những chiếc đồng hồ luôn đồng hành cùng họ, chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt mà không bao giờ khiến họ thất vọng. Khi trở lại, những nhà leo núi đã báo cáo về độ kín nước, độ chính xác và sự tiện lợi của chiếc đồng hồ với khả năng tự lên dây cho bộ máy thông qua Perpetual rotor. “Những chiếc đồng hồ Rolex mà chúng tôi đang đeo đều có thời gian chính xác đáng kinh ngạc. Chúng rất hữu ích và thật hạnh phúc khi có chúng. Việc chúng tôi không cần phải lên dây hay chỉnh giờ vô cùng tuyệt vời,” André Roch, hướng dẫn viên đoàn thám hiểm, từ trại căn cứ Gangotri, viết vào ngày 7 tháng 7 năm 1947.

Tại hội chợ đồng hồ năm 1948 sau khi nhóm nhà thám hiểm trở về, Rolex đã tổ chức một buổi trưng bày giới thiệu những chiếc đồng hồ hiện diện trong chuyến phiêu lưu huyền thoại, được đặt trên phông nền trang trí miêu tả những đỉnh núi đã leo.

Ngày 5/3, một nhóm tìm kiếm từ tổ chức từ thiện Falklands Maritime Heritage Trust đã phát hiện xác tàu Endurance của nhà thám hiểm huyền thoại người Ireland gốc Anh Ernest Shackleton, khoảng 100 năm sau khi nó đắm ở biển Weddell tại vùng Nam Cực. Phát hiện này khiến câu chuyện sống sót thần kỳ sau khi mắc kẹt gần hai năm của đoàn thám hiểm Shackleton được chú ý trở lại.

Ernest Shackleton và 26 thành viên thủy thủ đoàn lên con tàu HMS Endurance rời đảo Nam Georgia ở phía nam Đại Tây Dương tới Nam Cực vào ngày 5/12/1914, cùng một người trốn theo tàu, 69 con chó và một con mèo có tên Chippy. Mục tiêu của trưởng đoàn thám hiểm Shackleton là thiết lập một căn cứ trên bờ biển Weddell ở vùng Nam Cực.

Hai ngày sau khi rời Nam Georgia, tàu Endurance tiến vào vùng băng trôi, hàng rào băng dày bao quanh Nam Cực. Trong vài tuần sau đó, con tàu phải tìm cách rẽ qua lớp băng để tiến về phía nam. Tuy nhiên, tới ngày 18/1/1915, một cơn bão đã đẩy các tảng băng trôi về phía đất liền và khiến chúng nén chặt vào nhau.

Tàu Endurance bị kẹt cứng giữa các tảng băng ở biển Weddell. Thomas Orde-Lees, một trong những thủy thủ trên tàu, mô tả nó "đông cứng như quả hạnh nhân giữa thanh sôcôla". Họ không thể làm gì khác ngoài việc làm quen với tình hình và chờ đợi mùa đông qua đi.

Đoàn thám hiểm của Ernest Shackleton chụp ảnh dưới mũi tàu Endurance ở biển Weddell, Nam Cực. Ảnh: Đại học Cambridge.

Alexander Macklin, một trong những bác sĩ trên con tàu, kể rằng Shackleton "không tỏ ra tức giận hay để lộ chút thất vọng nào dù là nhỏ nhất. Ông ấy bình tĩnh nói rằng chúng tôi phải trải qua mùa đông ở đây, giải thích những rủi ro và khả năng có thể xảy ra, cũng như không bao giờ đánh mất sự lạc quan".

Tuy nhiên, vào một đêm đông, Shackleton tâm sự riêng với thuyền trưởng Frank Worsley rằng "con tàu không thể tồn tại ở đây. Nó có thể tồn tại vài tháng, vài tuần và thậm chí chỉ vài ngày, nhưng sẽ bị biển băng nuốt chửng".

Trong khoảng thời gian đấu tranh giữa việc từ bỏ Endurance và nhìn biển băng dần nhấn chìm con tàu, đoàn thủy thủ đã phải tận dụng những đồ dự trữ nhiều nhất có thể, đồng thời bỏ đi tất cả những gì có thể làm tăng trọng lượng hoặc tiêu tốn nguồn tài nguyên, như các cuốn kinh thánh, sách, quần áo, dụng cụ và một số đồ kỷ niệm. Con mèo Chippy và một số con chó nhỏ bị bắn trước sự tiếc nuối của mọi người.

Họ định đi bộ qua biển băng để về đất liền, nhưng kế hoạch bị hủy bỏ sau khi những người đàn ông chỉ có thể di chuyển được hơn 12 km trong 7 ngày. "Không còn lựa chọn thay thế ngoài việc dựng trại trên lớp băng và kiên nhẫn chờ đến khi điều kiện trở nên thuận lợi hơn để tìm cách thoát khỏi nơi này", Shackleton đã viết trong nhật ký.

Ernest Shackleton [phải] nấu ăn trước lều tại vùng Nam Cực năm 1915. Ảnh: Đại học Cambridge.

Lớp băng từ từ trôi dần về phía bắc và tới ngày 7/4/1916, những đỉnh núi phủ tuyết trắng của đảo Clarence và đảo Voi hiện ra, khiến họ tràn ngập hy vọng.

Ngày 9/4, lớp băng đã bị tách ra. Shackleton lập tức ra lệnh phá trại và hạ những chiếc thuyền nhỏ được chuẩn bị sẵn xuống biển, bỏ lại con tàu Endurance. Cuối cùng họ đã được giải phóng khỏi lớp băng dày và giờ "kẻ thù" mới là đại dương bao la. Những con thuyền nhỏ chao đảo giữa đại dương, khiến những thủy thủ dũng cảm nhất cũng phải cuộn tròn người để chống chịu với sóng gió và những cơn say sóng.

Thuyền trưởng Worsley đã lèo lái những con thuyền vượt qua sóng gió và sau 6 ngày lênh đênh trên biển, họ chỉ còn cách đảo Voi gần 50 km. Những thủy thủ đã kiệt sức. Worsley không ngủ trong suốt 80 tiếng. Một số người kiệt quệ vì say sóng, trong khi số khác lả đi vì bị kiết lỵ.

Hành trình cuối của tàu Endurance và vị trí tìm thấy xác tàu đắm. Đồ họa: BBC.

Frank Wild, chỉ huy thứ hai trong đoàn của Shackleton, cho biết "ít nhất một nửa số thủy thủ không còn tỉnh táo". Tuy nhiên, họ quyết tâm chèo thuyền tiến về phía mục tiêu. Tới ngày 15/4, họ cuối cùng cũng đặt chân tới đảo Voi.

Đây là lần đầu tiên họ đứng trên đất liền kể từ khi rời Nam Georgia 497 ngày trước. Nhưng thử thách với họ chưa dừng lại. Khả năng có ai đó thấy và giải cứu họ ở đây là rất thấp, nên sau 9 ngày nghỉ ngơi và chuẩn bị, Shackleton, Worsley và 4 người khác lên chiếc thuyền cứu sinh James Caird để tìm kiếm sự giúp đỡ từ một trạm săn cá voi ở Nam Georgia, cách đó gần 1.300 km.

16 ngày sau đó là khoảng thời gian họ phải chống đỡ với sóng gió dữ dội. "Con thuyền liên tục bị quăng quật trong những con sóng lớn dưới bầu trời xám xịt. Mỗi đợt nước biển dâng giống như một kẻ thù cần phải vượt qua", Shackleton ghi lại.

Ngay cả khi họ đã tiến rất gần bờ, sóng gió lại một lần nữa hất họ văng ra xa. Khi gió dịu đi, họ mới có thể vào bờ. Tuy nhiên, mưa bão đã khiến con thuyền đi chệch hướng và họ đã tới phía bên kia của hòn đảo. Shackleton, Worsley và Tom Crean đã phải đi bộ 36 tiếng qua núi trên con đường chưa ai từng đặt chân để tới trạm săn cá voi.

Tóc tai xơ xác và bạc màu, khuôn mặt xám xịt, ba người xuất hiện trước sự bất ngờ của những người ở trạm săn cá voi. Một thợ săn cá voi người Na Uy vẫn nhớ như in giây phút ba người đàn ông đứng trước mặt quản lý trạm Thoralf Sorlle.

"Người quản lý hỏi 'các anh là ai vậy?'. Người đàn ông đứng giữa nói khẽ ' tôi tên Shackleton'. Tôi đã quay đi và khóc", người này kể.

Đoàn thám hiểm hạ thủy thuyền James Caird để 6 người trong nhóm đến trạm săn cá voi tại Nam Georgia tháng 4/1916. Ảnh: Royal Geographical Society.

Sau khi hội ngộ với ba người còn lại của nhóm, Shackleton hướng tới mục tiêu duy nhất: giải cứu 22 người còn lại trên đảo Voi. Tuy nhiên, cuộc giải cứu cũng không dễ dàng.

Nhóm Shackleton lên một con tàu nhưng nó gần cạn nhiên liệu giữa đường khi họ đang cố vượt qua những tảng băng trôi, buộc họ phải trở lại đảo Falkland, ở Nam Đại Tây Dương. Chính phủ Uruguay sau đó điều một tàu cứu hộ đến đảo Voi, nhưng cũng bị cản trở bởi những tảng băng.

Trong khi đó, tại đảo Voi, Frank Wild, người mà Shackleton giao nhiệm vụ quản lý nhóm, hàng ngày đều thông báo mọi người chuẩn bị sẵn sàng hành lý và nói "trưởng đoàn có thể trở về hôm nay". Những thành viên trong đoàn ngày càng trở nên thất vọng và nghi ngờ, một số từ bỏ niềm hy vọng được cứu.

"Không có ích gì khi tự lừa dối bản thân thêm nữa", Orde-Lees, một trong những thành viên đoàn thám hiểm, viết trong nhật ký.

Nhưng Shackleton không bao giờ có suy nghĩ bỏ rơi những thành viên trong đoàn. Ông đã kiếm được một con tàu khác tên Yelcho từ Chile để tiếp tục nhiệm vụ giải cứu đoàn. Cuối cùng, ngày 30/8/1916, hành trình gian khổ của đoàn thám hiểm đã kết thúc khi họ đón được đoàn thủy thủ trên đảo Voi. 20 tháng sau khi bắt đầu hành trình tới Nam Cực, tất cả thành viên trong đoàn thám hiểm đều sống sót và trở về an toàn.

Tuy nhiên, con tàu Endurance đã mãi mãi nằm lại dưới đáy đại dương ở vùng Nam Cực. Mặc dù các nhà tìm kiếm đã xác định được vị trí của xác tàu, nó sẽ không được trục vớt vì nó được bảo vệ theo Hiệp ước Nam Cực.

Ernest Shackleton chưa bao giờ chạm tới Cực Nam hoặc băng qua Nam Cực như điều ông mong muốn. Về sau, Shackleton quyết định thực hiện thêm một chuyến thám hiểm Nam Cực cùng một số đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, ngày 5/1/1922, Shackleton đã qua đời vì đau tim trên con tàu của ông ở đảo Nam Georgia, khi ở tuổi 47.

Sau khi Shackleton qua đời, Wild đã đưa con tàu hướng về Nam Cực. Nhưng sau một tháng không tìm cách đi qua biển băng trôi, họ đổi hướng tới đảo Voi. Đứng từ boong tàu, họ dùng ống nhòm nhìn lại nơi mà rất nhiều người trong số họ đã sống những ngày trong sợ hãi và cả hy vọng.

"Một lần nữa tôi nhìn thấy những gương mặt cũ, những giọng nói cũ, những người bạn cũ ở khắp nơi", Macklin viết. "Nhưng tôi không thể diễn tả hết những gì mình cảm thấy".

Sau đó, họ quay về phía bắc và trở về nhà.

Thanh Tâm [Theo History]

Video liên quan

Chủ Đề