Hướng dẫn chữa lật sơ mi cổ chân năm 2024

Đối với những người hay chơi thể thao đặc biệt là bóng đá thì lật cổ chân hay còn gọi là "lật sơ mi", là một chấn thương rất thường gặp, với biểu hiện là bàn chân lật vào trong và xuất hiện tình trạng sưng nề, tạo cảm giác đau, khó di chuyển. Vậy lật cổ chân do đá bóng là gì? Triệu ứng và cách chăm sóc, điều trị như thế nào chúng ta hãy cùng trung tâm y học thể thao Starsmec tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

1. Chấn thương lật cổ chân do đá bóng là gì?

Lật sơ mi cổ chân hay còn là lật cổ chân, là tình trạng đứt hoặc rách dây chằng bao quanh cổ chân. Khi khám bệnh có thể được bác sĩ chẩn đoán là bong gân. Chấn thương này khá phổ biến ở những người chơi thể thao đặc biệt là bóng đá. Nguyên nhân chủ yếu thường do khởi động không kỹ hoặc vận động trật nhịp, khiến họ phải tạm dừng hoạt động hoặc không thể tham gia vào trận đấu.

Hướng dẫn chữa lật sơ mi cổ chân năm 2024

2.Chấn thương lật cổ chân do đá bóng biểu hiện như thế nào?

Bạn để ý, khi bị chấn thương lật cổ chân do đá bóng thì trong giai đoạn đầu sẽ thấy có biểu hiện như:

◾ Bầm tím và sưng đỏ: Đây là triệu chứng dễ nhận biết do có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

◾ Đau: Các cơn đau xuất hiện khi bạn chạm vào mắt cá chân và nhận thấy rõ ràng hơn khi chỗ chấn thương phải chịu một lực tác động lên.

◾ Vận động bị hạn chế: Đau và sưng nề ở cổ chân làm vận động đi lại bị hạn chế.

Điều quan trọng cần lưu ý, khi bị chấn thương lật cổ chân do đá bóng thì trong giai đoạn đầu này nếu không kịp thời xử lý tốt thì chấn thương sẽ để lại cơn đau dai dẳng, dẫn đến lỏng cổ chân mãn tính và rất khó để điều trị.

3. Những dạng chấn thương lật cổ chân do đá bóng nào thường xảy ra?

Khi tham gia trận đá bóng, có 2 dạng chấn thương lật cổ chân thường gặp:

◾ Lật bên trong cổ chân (bàn chân quay vào trong): Là tình trạng mà dây chằng bên ngoài bị đứt, thường bắt đầu với dây chằng sên-mác trước. Đứt dây chằng cấp độ 2, cấp độ 3 sẽ khiến khớp mất vững mạn tính và có xu hướng tổn thương ngày càng nặng thêm. Lật bàn chân trong gây vỡ vòm xương sên, có thể kèm theo tổn thương dây chằng cổ chân.

◾ Lật ngoài cổ chân (bàn chân xoay ra phía ngoài): Khi khớp bên trong phải chịu một lực tác động mạnh, mắt cá chân trong sẽ gãy thay vì đứt dây chằng bởi dây chằng delta rất khỏe. Tuy nhiên, dây chằng cũng có thể bị đứt khi xoay ngoài. Tình trạng này cũng tạo lực lên các khớp ngoài, lực nén thường kết hợp với gấp cổ chân có thể khiến đầu xa xương mác bị gãy, hoặc dây chằng khớp chày mác dưới syndesmosis bị rách (đứt dây chằng cổ chân cao). Ngoài ra, lật ngoài cổ chân tạo một lực truyền xuống dọc xương mác làm chỏm xương mác gần khớp gối bị gãy (gãy Maisonneuve).

Điều quan trọng bạn cần lưu ý sau khi phục hồi bạn cần phải cẩn thận hơn trong các hoạt động. Tại vì nếu bị đứt dây chằng tái diễn có thể dẫn đến mất vững khớp cổ chân và gây thêm nhiều tổn thương khác

4. Điều trị và chăm sóc chấn thương lật cổ chân do đá bóng như thế nào?

Nếu không may bị lật cổ chân do đá bóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

◾ Khi vừa bị lật cổ chân nên trận việc đá bóng lại và chườm đá khoảng 10 - 20 phút nhằm giảm sưng tấy và tránh dây chằng bị giãn. Đây là phương pháp tối ưu nhất ngay lúc ban đầu.

◾ Tiếp đến nên cố định chân bằng cách quấn khăn mềm.

◾ Gác chân lên cao và không nên đi lại trong 2 ngày đầu.

◾ Tích cực chườm đá, ngâm chân bị đau vào xô nước đá với mức nước cao đến ống đồng, mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút, mỗi ngày 3 lần.

◾ Kiên trì ngâm chân, hạn chế đi lại và tránh vận động mạnh thì sẽ sớm phục hồi trong 2 - 3 ngày nếu chấn thương nhẹ.

◾ Tập một số bài tập phục hồi như vịn tay vào tường, xoay nhẹ cổ chân,nhún nhẹ chân, mỗi ngày tập khoảng 10 phút.

◾ Khi ngủ nên kê chân cao khoảng 30cm.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp sơ cứu ban đầu và chấn thương nhẹ. Đối với chấn thương nặng bạn nên đến bác sĩ để được điều trị thích hợp. Ngoài trị liệu y khoa, bạn cũng nên kết hợp ăn uống để nhanh hồi phục. Nên tránh một số thực phẩm dễ gây đau nhức và làm chấn thương lâu lành như: rau muống, thịt gia cầm, xôi nếp,... Đồng thời, không nên xoa bóp dầu nóng hay rượu thuốc trong khi cố định chân, vì như vậy vết thương có thể sưng tấy to hơn. Cũng không nên kéo nắn hay bó thuốc bắc để tránh bị rách cơ bên trong hay nhiễm trùng da. Tuy nhiên khi chấn thương đã khỏi hẳn, bạn nên cuốn băng chuyên dụng để tránh tái phát.

Mục đích của việc điều trị chấn thương lật cổ chân do đá bóng là giúp bạn giảm sưng và đau, dây chằng có quá trình chữa lành và chức năng mắt cá chân được phục hồi.

Để biết thêm chi tiết về việc điều trị và chăm sóc khi bị chấn thương lật cổ chân do đá bóng. Mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.

Giãn dây chằng cổ chân bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi khi bị chấn thương dây chằng cổ chân Tổn thương mức độ nhẹ: Tuy bị đau nhưng người bệnh vẫn đi lại được, giãn dây chằng chân nhẹ có thể hồi phục sau 4-6 tuần. Tổn thương mức độ trung bình: Cổ chân sưng to, đi lại khó khăn, có dấu bầm tím ngoài da, thời gian phục hồi khoảng 4-8 tuần.

Lật cổ chân nên kiêng ăn gì?

Nên tránh một số thực phẩm dễ gây đau nhức và làm chấn thương lâu lành như: rau muống, thịt gia cầm, xôi nếp,... Đồng thời, không nên xoa bóp dầu nóng hay rượu thuốc trong khi cố định chân, vì như vậy vết thương có thể sưng tấy to hơn.

Người bị lật cổ chân sau bao lâu thì đi được?

Lật cổ chân bao lâu thì khỏi? Thời gian lành tùy thuộc vào mức độ chấn thương (giãn, rách, đứt dây chằng) và phương pháp điều trị và phục hồi chức năng. Thông thường, những trường hợp nhẹ cần 3 - 5 tuần để kiểm soát các triệu chứng và 2 - 3 tháng để khớp cổ chân hồi phục hoàn toàn sau chấn thương.

Chân bị lật sơ mi bao lâu thì khỏi?

Mức độ 1 (lật sơ mi cổ chân nhẹ): Đối với trường hợp này thì dây chằng bị kéo dãn và có rách ở mức độ rách < 25%. Biểu hiện của mức độ này là đau vừa, sưng tấy nhẹ, không bầm và có thể đi lại nhẹ nhàng được. Thời gian hồi phục từ 4-6 tuần.