Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Nhiều bạn đặt vấn đề với tôi là: Không cần học sửa mainboard, chỉ cần biết cách đo đạt và xác định chính xác main hư và hư ở chổ nào mà thôi. <-- Đó chính là lý do có bài viết này.

Yêu cầu trình độ: Vọc sỹ.

Tối thiểu: phải biết xài VOM kim hoặc số tùy.

Bắt đầu:

  1. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích nguồn đầu nhé):

1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO...

2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) : chân nào không quan trọng nhưng nếu cắm nguồn vô mà không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc mà nguồn chạy <-- Lỗi tự kích nguồn.

3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3:

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt động và chắc chắng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam.

4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO) 5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.

II. Kích nguồn: <-- Kích không được nguồn thì kiểm kỹ lại các bưới trên và tự kết luận main hư gì nhé.

III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp:

1. Đo Nguồn RAM:

DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như hình phải có 2V5:

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

DDR2: Phải có 1V8

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

DDR3: Chân 51 phải có 1V5

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM.

2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1

Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu tit tit, cắm RAM vào im re nhưng cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc). Thường chạy IC RT9173, W83310...

3. Nguồn chipset (có khi chung nguồn AGP/PCIx):

Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức nóng rang (thậm chí nóng đến chết tươi luôn).

4. Nguồn Vcore cấp cho CPU:

Đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn mainboard không chạy.

Nếu chỉ dùng VOM thì đến đây là kết thúc. Chúc các vọc sỹ thành công chuẩn đoán bệnh mainboard với VOM.

Nếu bạn đang dự định nâng cấp CPU cho máy tính và muốn chắc chắn về việc xác định mainboard và chipset nào được hỗ trợ trên thiết bị của bạn, điều này giúp tránh tình trạng mua CPU không tương thích với mainboard. Hôm nay, Techcare – Đơn vị sửa chữa laptop tại Đà Nẵng sẽ cung cấp cho bạn một số cách đơn giản nhất để kiểm tra main máy tính của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chọn mua CPU phù hợp với hệ thống của mình.

Kiểm tra trực tiếp trên mainboard

Cách đầu tiên, được đánh giá là một phương pháp trực quan nhất mà Techcare – Dịch vụ sửa chữa laptop tại Đà Nẵng muốn chia sẻ, là kiểm tra trực tiếp trên mainboard. Thông thường, những chi tiết như số hiệu, model và các thông tin liên quan khác thường được nhà sản xuất in chữ rõ trên bề mặt mainboard. Tất nhiên, vị trí in thông tin này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất cụ thể của mainboard.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Xem thêm: Cách kiểm tra lịch sử máy tính Xem thêm: Cách kiểm tra DirectX Xem thêm: Kiểm tra chính tả tiếng Việt trong Word Xem thêm: Cách kiểm tra Win 10 đã Active chưa

Kiểm tra main máy tính bằng Command Prompt

Việc mở case máy tính để kiểm tra main máy tính có thể gặp khó khăn và mất đi thời gian của bạn. Vì vậy, phương pháp kiểm tra main máy tính bằng Command Prompt dưới đây sẽ đơn giản hóa quy trình đáng kể. Đồng thời, nó giúp tiết kiệm thời gian so với việc thực hiện kiểm tra trực tiếp trên phần cứng.

Bước 1: Bạn gõ lệnh CMD vào ô search trên thanh taskbar

Bước 2: Sau đó, sẽ có một chương trình dòng lệnh được hiển thị. Bạn gõ vào lệnh: wmic baseboard get product,Manufacturer và nhấn enter

Bước 3: Các thông số tại dòng Manufacturer và Product sẽ là thông tin của mainboard của máy tính.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Kiểm tra main máy tính bằng thông tin hệ thống (System Information)

Nếu bạn không muốn sử dụng Command Prompt, bạn có thể thực hiện kiểm tra main máy tính bằng System Information. Phương pháp này không chỉ giúp bạn kiểm tra main máy tính mà còn cung cấp thông tin chi tiết về các thành phần khác như CPU, RAM, HDD, và nhiều thông tin khác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà Techcare chia sẻ để bạn thực hiện:

Bước 1: Bạn hãy vào ô search trên thanh taskbar rồi gõ vào dòng lệnh System Information.

Bước 2: Tại mục “system information”, khi bạn di chuyển xuống phía dưới sẽ có 2 dòng:

• Baseboard manufacturer sẽ cho bạn biết thương hiệu của mainboard mà bạn đang sử dụng.

• Baseboard product sẽ cho biết chipset cùng với tên model của mainboard bạn đang sử dụng.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Chú ý: Phương pháp này có thể không hiệu quả đối với tất cả người dùng, vì có một số trường hợp thông tin không được hiển thị đầy đủ trong phần “System Information“. Do đó, bạn có thể tham khảo một số cách khác để kiểm tra main máy tính.

Kiểm tra main máy tính bằng phần mềm CPU-Z

Giải pháp cuối cùng mà Sửa chữa laptop Đà Nẵng Techcare muốn chia sẻ đến các bạn là kiểm tra main máy tính bằng phần mềm CPU-Z. Đây là một công cụ giúp bạn kiểm tra thông tin chi tiết về phần cứng trên máy tính. Mặc dù có nhiều phần mềm khác có khả năng thực hiện điều này, nhưng CPU-Z không chỉ là miễn phí mà còn mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất. Dưới đây là cách sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra main máy tính:

Bước 1: Bạn hãy tải về máy phần mềm CPU-Z bằng cách truy cập vào đường dẫn sau đây:

https://drive.google.com/file/d/1EtEo6O7kNpKs-1ppejk3RTNcWueURs9D/view

Bước 2: Sau khi đã tải phần mềm về máy thành công. Bạn hãy nhấn đúp chuột vào file setup rồi bắt đầu cài đặt.

Bước 3: Bạn chọn vào icon CPU-Z bên ngoài màn hình desktop.

Bước 4: Bạn chuyển sang tab Mainboard để tiếp tục.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Kiểm tra main máy tính bằng phần mềm GPU-Z

GPU-Z là một ứng dụng kiểm tra nguồn máy tính, mang lại khả năng cung cấp thông tin chi tiết về bộ xử lý và card đồ họa. Nó không chỉ giúp người dùng xem xét các thông số kỹ thuật của hệ thống mà còn cung cấp một cái nhìn chi tiết và chính xác về model, GPU, mã sản phẩm, tốc độ xử lý, và nhiều thông tin khác liên quan đến máy tính.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

  • Hỗ trợ xem thông tin chi tiết phần cứng máy tính, đảm bảo rằng người dùng có cái nhìn toàn diện về các thành phần của hệ thống.
  • Cung cấp các thông tin về card màn hình. Ngoài việc hiển thị thông tin về bộ xử lý, GPU-Z còn cung cấp đầy đủ thông tin về card màn hình, giúp người dùng hiểu rõ về khả năng và đặc tính của card đồ họa.
  • Giúp bạn xem thông tin và theo dõi tình hình hoạt động của các thành phần phần cứng trên máy tính, giúp người dùng đánh giá được hiệu suất thực tế và tình trạng làm việc của hệ thống.
  • Kiểm tra các thông số của card màn hình nhanh chóng, chính xác.
    Link Download phần mềm GPU-Z:
https://drive.google.com/uc?export=download&id=14g7Vljsbgcvmsf066UC20k96eRRZyM2o

Kiểm tra main máy tính bằng phần mềm Speccy

Speccy, một phần mềm kiểm tra thông tin của PC và laptop, là phiên bản hoàn chỉnh với đầy đủ tính năng cơ bản cần thiết. Được phát triển bởi nhóm sáng tạo của CCleaner, Speccy không chỉ mang lại giao diện trực quan và dễ sử dụng, mà còn cung cấp thông tin chi tiết về phần cứng và tình trạng hoạt động của hệ thống.

Tận dụng kinh nghiệm từ CCleaner, Speccy giúp người dùng nhanh chóng theo dõi thông số kỹ thuật và hiểu rõ về hiệu suất của PC hoặc laptop. Điều này giúp họ quản lý và duy trì thành phần quan trọng của máy tính một cách hiệu quả.

Hướng dẫn dùng đầu dò kiểm tra mainboard

Thông tin của mainboard trên Speccy sẽ được thể hiện ở tab Motherboard.

Link Download phần mềm Speccy: https://drive.google.com/uc?export=download&id=1xulWMhlBus_UasGliwwL07USRMs_HB4R

Như vậy, bạn đã được kiểm tra các thông tin liên quan đến bo mạch chủ một cách kỹ lưỡng. Từ nhà sản xuất, mã máy, đến các số liệu khác liên quan đến bo mạch chủ, tất cả đã được xác minh một cách chi tiết.

Gần đây, Techcare – Hệ thống sửa chữa laptop Đà Nẵng đã chia sẻ một số phương pháp kiểm tra đơn giản nhất về main máy tính. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công những phương pháp này và có thể biết được thông số chi tiết trên bo mạch chủ máy tính của mình. Chúc bạn thành công!