Huyện minh long cách quảng ngãi bao nhiêu km

Muốn tận hưởng mùa hè mà không phải bon chen lên tàu ra Lý Sơn, du khách có thể đến biển Sa Huỳnh, Mỹ Khê hoặc tắm thác Trắng, tham quan núi thiêng Thiên Ấn.

Nhắc đến Quảng Ngãi du khách thường nghĩ ngay tới Lý Sơn, tuy nhiên mảnh đất miền Trung này còn có rất nhiều điểm đến thú vị khác để du khách khám phá.

Núi Thiên Ấn – sông Trà

Người Quảng Ngãi có câu ca mô tả rất lãng mạn về hai địa danh này là “Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em” [đường lên núi cỏ tranh mọc đầy]. Núi Thiên Ấn là đệ nhất thắng cảnh và cũng là “núi thiêng” của đất Quảng Ngãi. Xe đi đến chân núi từ ngã ba đầu cầu Trà Khúc trên quốc lộ 1A, rẽ quốc lộ 24B về hướng Đông thêm 10 phút là tới.

Đường đi lên đỉnh núi xoắn ốc nên từ trên nhìn xuống sẽ thấy phong cảnh thành phố Quảng Ngãi bao la từ dòng Trà Khúc uốn lượn cho tới những cánh đồng, làng mạc và núi đồi. Tới đỉnh núi, du khách có thể tham quan ngôi chùa Phật với chiếc giếng cổ sâu 20 m, và thăm mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Thác Trắng

Dưới chân thác có một hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm m2, nước xanh biếc và trong lành, mát lạnh. Ảnh: Instagram

Thác thuộc xã Thanh An, huyện Minh Long, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 23 km về hướng Tây Nam. Bao quanh thác là vùng đồi núi trập trùng, ngập tràn màu xanh của cây lá nên khung cảnh rất nên thơ, trong lành và tĩnh lặng. Thác Trắng cao chừng hơn 40 m, những dòng nước tuôn trào tung bọt trắng xóa các ghềnh đá phía dưới.

Nước đổ xuống hồ dưới chân thác rồi chảy theo con suối rộng chừng 20 m, nhấp nhô đá, chảy quanh co trong thung lũng trước khi hợp với các khe suối khác. Trong hồ nước dưới chân thác còn có nhiều cá niêng, một loại đặc sản được nhiều du khách ưa thích.

Vào tháng 7, thời điểm nắng nóng cực độ, thác Trắng là nơi “trú ẩn” thích hợp hơn bất cứ điểm nào ở Minh Long. Du khách có thể tham quan, tổ chức ăn uống, vui chơi, bơi lội trong hồ, tắm thác…

Biển Mỹ Khê

Bãi biển này nằm trên quốc lộ 24B, thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, cách thành phố Quảng Ngãi 12 km về phía Đông. Trải dài 7 km, biển Mỹ Khê rộng rãi, cát mịn, độ dốc thoải và được che chắn kín đáo.

Ngoài các hoạt động du lịch biển, du khách có thể tham quan khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ cách đó không xa. Quảng Ngãi đã có quy hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342 ha để xây dựng khu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi như các khách sạn, khu cắm trại…

Biển Sa Huỳnh

Cảnh biển Sa Huỳnh. Ảnh: quangngaichannel

Bãi biển Sa Huỳnh cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía Nam. Du khách có thể chỉ mất 45 phút nếu xuất phát từ bến xe Quảng Ngãi. Bãi biển trải dài chừng 6 km, đáy biển thoải không có đá ngầm nên rất an toàn, thích hợp để du khách tắm vào mùa hè.

Cách bến cảng Sa Huỳnh chừng 500 m về phía Đông Bắc là cánh đồng muối nổi tiếng. Người dân làm muối từ tháng 4 đến tháng 7 và bắt đầu công việc từ sáng sớm. Ngoài tận hưởng mùa hè ở biển, trải nghiệm làm diêm dân, du khách còn có thể thăm đầm An Khê cách trung tâm thị trấn Sa Huỳnh 2 km về phía Bắc. Do nằm sát đường quốc lộ nên chỉ cần đứng ven đường là có thể ngắm được phong cảnh đầm.

Thành cổ Châu Sa

Thành cổ Châu Sa là thành lũy được người Chăm Pa xây từ thế kỷ 9 nhằm bảo vệ mặt Nam của kinh đô Trà Kiệu. Thành thuộc địa phận xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 7 km về phía Đông Bắc. Thành được xây đắp bằng đất gồm thành nội và thành ngoại. Hiện dấu tích chỉ còn 3 km, bờ thành rộng 4 m, cao 6 m với chu vi khoảng 4 km. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm ra nhiều hiện vật gốm cổ, tháp cổ Gò Phố [cách thành 500 m]… Năm 1994, thành cổ Châu Sa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Vùng biển Bình Châu

Khác với những nơi có bãi biển cát mịn trải dài và du khách thỏa sức tắm thì Cổ Châu lại là vùng biển ẩn chứa dấu tích của miệng núi lửa cổ, tạo nên nét đặc biệt hiếm. Các nhà khoa học nhận định miệng núi lửa này có niên đại khoảng 11 triệu năm. Sau 3 tháng khảo sát những chuyên gia này còn tìm thấy dưới đáy vùng biển là “nghĩa địa tàu cổ đắm”, đảo đá trầm tích cùng nhiều rạn san hô màu sắc.

Minh Long là huyện miền núi nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, có tọa độ địa lý trải dài từ 14,90 đến 15,2 0 vĩ Bắc, từ 108,330 đến 108,45 0 kinh Đông.

Minh Long có vị trí khá thuận lợi, từ trung tâm huyện lỵ Minh Long đến trung tâm các huyện lân cận tương đối gần: Minh Long cách Thành phố Quảng Ngãi 30 km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Nghĩa Hành khoảng 20 km. Cách Ba Điền huyện Ba Tơ 12 km; cách Sơn Kỳ – Sơn Hà 18 km; đến chợ Chùa 20 km; cách khu kinh tế Dung Quất 65 km, cách khu công nghiệp Tịnh Phong 35 km và cách khu công nghiệp Phổ Phong 66 km. Minh Long còn nằm trên trục nối liền các xã phía Bắc Ba Tơ – Nghĩa Hành – Thành phố Quảng Ngãi – Khu kinh tế Dung Quất. Với vị trí này cho phép Minh Long giao lưu kinh tế, văn hoá, hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng so với các huyện miền núi khác, đồng thời cũng tạo ra cho Huyện cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.689,69 ha, chiếm 4,2 % tổng diện tích toàn tỉnh Quảng Ngãi với 5 đơn vị hành chính [5 xã] đều là xã vùng cao của tỉnh.

Minh Long nằm giữa hai dãy núi tương đối cao nối liền với các dãy núi phía Đông tỉnh Kon Tum và Gia Lai, hai dãy núi chạy ngang theo hướng Đông – Đông bắc và Tây- Tây nam huyện đâm ra đồng bằng ven biển nên địa hình Minh Long trở thành thung lũng hẹp, song địa hình không bằng phẳng mà khá phức tạp do có nhiều đồi núi cao dốc, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, cản trở việc đi lại vào mùa mưa lũ giữa các xã với trung tâm huyện lỵ như Long Môn, Thanh An, Long Mai và Long Sơn.

Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình Minh Long có độ cao tương đối lớn, cao trình từ 50m đến 1.126m so với mực nước biển. Hướng đất thấp dần từ Tây sang Đông [nghiêng từ phíaTây Bắc xã Long Môn, Thanh An và thấp dần xuống phía Đông Nam xã Long Mai, Long Sơn], đỉnh cao nhất cao 1.126 mét [núi Đá Vách], 1085m [ngọn Mum thuộc xã Long Môn] là hai trong những ngọn núi cao phía Tây bắc của tỉnh], điểm thấp nhất 17,5 mét thuộc xã Long Sơn, với nếp đứt gãy của hệ thống sông Phước Giang đã tạo nên các cấu trúc địa hình như sau:

– Khối núi cao phía Tây Bắc huyện Minh Long, ngăn cách huyện Minh Long với huyện Sơn Hà, độ dốc địa hình > 25O

Cấu trúc địa hình núi thấp, độ cao tuyệt đối từ 150 – 1.126, 8 mét, các đỉnh cao trên 1000 mét, do bị chia cắt bởi các sông suối tạo nên 2 khối núi lớn và một dãy núi thấp như sau:

– Khối núi cao phía Tây Nam huyện Minh Long, ngăn cách huyện Minh Long với huyện Ba Tơ, độ dốc địa hình > 25.O

– Dãy núi thấp phía Đông và Đông Nam của huyện Minh Long, ngăn cách giữa huyện Minh Long với huyện Ba Tơ và huyện Nghĩa Hành, độ dốc địa hình > 15O

Cấu trúc địa hình thung lũng, được cấu tạo bởi các thung lũng thượng lưu và trung lưu các dòng sông và ngòi suối, có thể phân ra 4 vùng địa hình thung lũng như sau:

– Thung lũng có dạng lòng chảo, khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phân bố ở khu vực trung tâm huyện bao gồm địa bàn các xã: Thanh An, Long Mai, Long Hiệp và Long Sơn. Độ cao trung bình từ 80m – 20 m, thấp dần theo hướng Nam – Bắc.

– Thung lũng hẹp Gò Tranh, Yên Ngựa, phân bố dọc theo suối Đá thuộc xã Long Sơn. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 80m – 25m, thấp dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.

– Thung lũng hẹp làng Trê, phân bố dọc theo các suối Tam Dinh và suối Bờ Lang của xã Long Môn, độ cao trung bình từ 500 mét 450 mét thấp dần theo hướng Đông – Tây.

Khí hậu – Thung lũng làng Ren, phân bố dọc theo suối Nước Lác thuộc xã Long Môn. Địa hình thung lũng có dạng lòng chảo nhỏ, độ cao trung bình từ 500 mét 450 mét thấp dần theo hướng Đông -Tây.

Minh Long nằm trong vùng gió mùa nhiệt đới có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, có sự ảnh hưởng của biển.

] Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, cao nhất là 37,50C và thấp nhất là 11,30C. Biên độ nhiệt dao động khá lớn giữa ngày và đêm và các tháng trong năm. Tháng nóng nhất [tháng 5] có nhiệt độ trung bình 34,7oc, tháng lạnh nhất [tháng 1] nhiệt độ trung bình 18,8oc. So với nền nhiệt độ vùng đồng bằng có những khác biệt đó là: nền nhiệt độ trung bình thấp hơn nhưng giá trị cực đại cao hơn và cực tiểu thấp hơn; Tổng lượng bức xạ trong năm trung bình đạt 143,3 Kcalo/cm2, thấp hơn so với trung bình của tỉnh là 145 Kcalo/cm2, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của các miền khí hậu khác trong cả nước.

] Lượng mưa: lượng mưa trung bình trong năm là 2.985 mm, lượng mưa cao hơn vùng đồng bằng, biên độ dao động từ 1.000 – 3.500 mm.

Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất 725,9 mm [tháng 11]

Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 33,8 mm [tháng 2]

] Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm đạt từ 2000 – 2700 giờ.

Lượng nắng thấp nhất là vào mùa mưa [tháng 9 đến tháng 1].

Lượng nắng thấp thứ nhì từ tháng 1 đến giữa tháng 4 do xuất hiện sương mù làm giảm thấp cường độ chiếu sáng của mặt trời, một đợt sương mù kéo dài nhiều nhất từ 25 – 30 ngày. Sương mù ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sâu, dày và dịch bệnh phát triển, giảm quang hợp của cây trồng, làm năng suất cây trồng giảm sút.

Lượng nắng cao nhất trong năm từ tháng 4 đến cuối tháng 8, cường độ chiếu sáng của mặt trời thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời ánh sáng tạo ra nguồn năng lượng phong phú cho các trạm pin mặt trời, cung cấp điện sinh hoạt cho đồng bào các vùng cao, vùng xa. Thời gian này thích hợp với cây trồng nhiệt đới và nửa nhiệt đới, các loại cây lâu năm như chuối, dứa, cam, chanh, nhãn, vải…

] Gió: Gió mạnh và bão ảnh hưởng ít hơn đến huyện Minh Long. Hướng gió thịnh hành theo địa hình Đông Bắc – Tây Nam, tốc độ trung bình từ 2,5 – 3m/giây. Thỉnh thoảng có những cơn lốc mạnh gây ngã đổ hoa màu cây cối và nhà cửa, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong Huyện. Chế độ gió như trên thuận lợi cho phát triển các trạm điện nhỏ.

] Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 60%, độ ẩm tuyệt đối cao nhất 95%, độ ẩm tuyệt đối thấp nhất 55%.

Nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng và độ ẩm không khí của huyện Minh Long trong năm đều phân bố không đều và phân theo hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Minh Long là huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.

Mùa khô từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch hàng năm, mùa khô khí hậu có nền nhiệt độ cao, độ ẩm rất thấp, gió mùa Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lượng bốc hơi, gây khô hạn nhanh đối với vùng đất trống và độ che phủ thấp. Mùa này lượng mưa thấp nên thường xảy ra nắng hạn, có khi khô hạn kéo dài.

Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng chín âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch hàng năm, độ ẩm tăng cao, lượng mưa lớn, liên tục và tập trung quy tụ vào 4 tháng cuối năm, nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11, [chiếm 50% lượng mưa cả năm], có ngày mưa lớn nhất đến 525 mm, mưa bão thường gây sạt lở núi ảnh hưởng đến các công trình giao thông và khu dân cư, gây lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở thung lũng, khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ, xói mòn đất nông nghiệp, rất có hại cho cây cối, đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân. Gió rét kéo dài ở vụ đông xuân làm hạn chế lớn đối với việc tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi.

Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, diện tích 11.489 ha, chiếm 53,1% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung trên địa bàn 5 xã. Đất được hình thành và phát triển trên đá sét hoặc biến chất. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, kết cấu tơi xốp, viên, cục bé, hàm lượng các chất hữu cơ trung bình, phản ứng chua đến rất chua. Đất đỏ vàng trên đất phiến sét có độ phì trung bình đến khá, tuy nhiên do phần lớn diện tích phân bố ở dạng địa hình núi cao dốc, tầng đất mỏng nên chỉ thích hợp với mục đích lâm nghiệp; diện tích đất có tầng dày trên 1m, dinh dưỡng tương đối tốt, có độ dốc thấp, địa hình thuận lợi cho canh tác nông nghiệp chỉ có khoảng 918 ha.

+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit, diện tích 8.244 ha, chiếm 38,1% diện tích tự nhiên, phân bố khu vực Tây Bắc của huyện, thuộc địa bàn xã Long Sơn và Long Mai. Đất được hình thành và phát triển trên đá macma axit, chủ yếu là đá granit, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, quá trình tích luỹ sắt nhôm diễn ra phổ biến. Đất có màu vàng đỏ, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Phần lớn đất có tầng mỏng

Chủ Đề