Huyện nam sách tỉnh hải dương có bao nhiêu xã năm 2024

Tới năm 2030, TP Hải Dương sẽ được mở rộng thêm 8 xã gồm Minh Tân, Đồng Lạc thuộc huyện Nam Sách; xã Ngọc Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ; xã Tiền Tiến, Quyết Thắng thuộc huyện Thanh Hà; xã Gia Xuyên, Liên Hồng, Thống Nhất thuộc huyện Gia Lộc.

Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, TP Hải Dương nằm trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ, được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam đồng bằng sông Hồng.

Điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1960 ngày 4/7/2017, qua nhiều năm thực hiện đến nay đã bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh.

Huyện nam sách tỉnh hải dương có bao nhiêu xã năm 2024

Một góc TP Hải Dương. (Ảnh: haiduonggov).

Phạm vi khu vực lập điều chỉnh quy hoạch lần này là toàn bộ ranh giới hành chính TP Hải Dương được điều chỉnh, gồm 19 phường và 6 xã với tổng diện tích tự nhiên là 111,64 km2.

Theo đó, TP Hải Dương là đô thị loại I thuộc tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Tổng diện tích quy hoạch là 13.070 ha, tăng 5,894 ha so với diện tích hiện tại.

Thành phố sẽ được mở rộng thêm 8 xã, gồm: xã Minh Tân, Đồng Lạc thuộc huyện Nam Sách; xã Ngọc Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ; xã Tiền Tiến, Quyết Thắng thuộc huyện Thanh Hà; xã Gia Xuyên, Liên Hồng, Thống Nhất thuộc huyện Gia Lộc.

Đến năm 2030, toàn thành phố sẽ có khoảng 350.000 người. Trong đó nội thị chiếm 304.000 người còn ngoại thị khoảng 46.000 người. Tỷ lệ tăng dân số ở nội thị khoảng 5,7%, tăng tự nhiên là 0,7%, tăng cơ học 5%.

TP Hải Dương sẽ được phát triển theo hướng bền vững, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn nhà đầu tư, thu hút lực lượng lao động, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I…

Thị trấn Nam Sách với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Sách; là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời; Các tài liệu lịch sử cho thấy đất Thanh Lâm xưa (thị trấn Nam Sách ngày nay) đã có từ rất lâu, xuyên suốt nhiều triều đại lịch sử phong kiến…

1. Vị trí địa lý

Thị trấn Nam Sách có vị trí địa lý trung tâm của huyện Nam Sách với tổng diện tích 468.26ha: Đông giáp xã An Lâm và xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách; Tây giáp xã Hồng Phong và xã Nam Hồng, huyện Nam Sách; Nam giáp xã An Thượng, Thành phố Hải Dương; Bắc giáp xã Nam Trung, huyện Nam Sách.

Là đô thị vệ tinh và cửa ngõ phía Bắc của tỉnh lỵ Thành phố Hải Dương đi tỉnh Quảng Ninh.

Đất đai của thị trấn Nam Sách được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình hết sức mầu mỡ, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các cây nông nghiệp.

2. Giao thông

Thị trấn Nam Sách có hệ thống giao thông rất thuận lợi, là nơi đầu mối các tuyến đường giao thông đi các xã trong huyện Nam Sách;

Nơi các nút giao cắt giữa thị trấn với các tuyến đường tỉnh lộ 390, 5B; Quốc lộ 37 tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các hoạt động giao thông đi lại kinh doanh, sản xuất dịch vụ, thương mại.

3. Lịch sử hình thành

Ngày 26 tháng 8 năm 1989, Hội đồng Chính phủ quyết định chuyển xã Thanh Lâm thành thị trấn Nam Sách.

Ngày 10/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để mở rộng thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Năm 2022, dân số thị trấn có 12.723 nhân khẩu với 3.038 hộ gia đình.

Thị trấn Nam Sách được chia làm 09 đơn vị hành chính khu dân cư gồm: Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu, Nhân Đào, Nguyễn Quốc Trị, Hoàng Hanh, Đồng Khê, Mạc Thị Bưởi, Nhân Hưng, La Xuyên.

Trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thị trấn Nam Sách

4. Phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế năm 2022 giữa Nông nghiệp - Công nghiệp Xây dựng - Dịch vụ 2,1% - 44,2% - 53,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/người/năm; những năm gần đây thị trấn Nam Sách đang tích cực chuyển dịch cơ cấu nến kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và Dịch vụ - thương mại, tăng trưởng kinh tế bền vững đi kèm với bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội, mục tiêu đến năm 2025 trở thành đô thị loại IV, đô thị văn minh.

Khu dân cư mới Phía Tây thị trấn Nam Sách

5. Văn hóa xã hội

- Về giáo dục: Trường Tiểu học, trường THCS thị trấn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường Mầm non thị trấn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; thị trấn Nam Sách hoàn thành chương trình phổ cập bậc THCS năm 1997; cơ sở vật chất các nhà trường đều đã được đầu tư xây dựng kiên cố cao tầng đảm bảo quy định hiện tại; thị trấn Nam Sách nhiều năm liền là đơn vị “thị trấn tiên tiến về giáo dục”.

- Về Y tế: Thị trấn được công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.

- Trên địa bàn thị trấn tập trung nhiều đình, chùa, miếu cổ...hiện có Đình Nhân Lý, Đình Vạn Niên được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia; Đình Nội Hưng được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Thị trấn Nam Sách còn là nơi mai táng ông nội cụ Vũ Hồn (thần tổ Vũ Tiên Oanh, tại Đống Dờm, khu Mạc Thị Bưởi, thị trấn Nam Sách) là thuỷ tổ của dòng họ Vũ/Võ Việt Nam và thành hoàng của làng Mộ Trạch giầu truyền thống khoa bảng.

6. Truyền thống cách mạng

Thị trấn Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Qua các cuộc kháng chiến, đã có 163 người con ưu tú của quê hương Nam Sách đã anh dũng hy sinh, trên 118 thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh; hơn 43 người nhiễm chất độc hóa học; 07 Mẹ được nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

7. Tôn giáo

Trên địa bàn huyện hiện có 02 tôn giáo: Đạo Phật, cơ sở thờ tự chính tại Chùa Nguyên Đào (khu La Văn Cầu), chùa Vạn Niên (Khu Hoàng Hanh); Đạo Công giáo (cơ sở thờ tự tại Nhà Thờ xứ Mạn Nhuế, khu Nhân Hưng).

8. Về tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 01/5/1949 tại miếu thờ thôn Thượng, xã An Châu, theo sự chỉ đạo của Huyện ủy Nam Sách điều động đồng chí Vũ Như Đãm tăng cường cho xã Thanh Lâm (nay là Thị trấn Nam Sách) nâng tổng số đảng viên của xã Thanh Lâm lên 03 đồng chí; cũng tại đây huyện ủy Nam Sách đã công bố quyết định chỉ định đồng chí Vũ Như Đãm làm Bí thư Chi bộ, ngày 01/5/1949 trở thành mốc đánh dấu sự ra đời của Chi bộ Đảng – Đảng bộ Thị trấn Nam Sách ngày nay.