Ivy bridge nên chọn windows gì

3. Các mẫu CPU đầu tiên dành cho laptop sẽ là i7-3920XM (2,9GHz), i7-3820QM (2,7GHz), i7-3720QM (2,6GHz), i7-3615QM (2,3GHz), i7-3612QM (2,1Ghz), và i7-3610QM (2,3GHz).

Với máy tính để bàn, Intel tung ra các mẫu như i7-3770K (3,5GHz), i7-3770 (3,4GHz), i7-3770T (2,5GHz), i7-3770S (3,1GHz), i5-3570K (3,4GHz), i5-3550 (3,3GHz), i5-3450 (3,1GHz), i5-3550S (3GHz) và i5-3450S (2,8GHz). Điểm khác biệt chính giữa những CPU này là xung nhịp của nhân và bộ nhớ đệm.

Các bạn cũng cần nhớ rằng cái tên Ivy Bridge sẽ không được dùng phổ biến ở các cửa hàng bán linh kiện máy tính vì nó là tên của vi kiến trúc. Nếu bạn đi mua hàng và nhìn vào bản báo giá thì chỉ thấy những mã CPU như đã liệt kê ở trên.

5. Hiện giờ, đã có một số hãng như Dell với Alienware M17x, Asus với dòng N 2012, MSI với hai chiếc máy tính chơi game GT60, GT70 cùng nhiều công ty khác là đã có tích hợp hoặc hứa hẹn sẽ dùng Ivy Bridge bốn nhân. Các vi xử lí tiết kiệm điện (ULV) và vi xử lí hai nhân dành cho Ultrabook/laptop nói chung sẽ xuất hiện "vào cuối mùa xuân này" chứ hiện giờ thì chưa. Trước đây có một số tin đồn rằng các CPU này sẽ bị hoãn đến tháng sáu. Ivy Bridge hứa hẹn thời gian dùng pin dài hơn đáng kể cho các thiết bị di động.

Ivy bridge nên chọn windows gì


Về CPU Ivy Bridge cho máy tính để bàn, trang PCWorld đã làm một bài thử nghiệm thì CPU Core i7-3370K với mức hoạt cao nhất cho cả bốn nhân, nó vẫn dùng ít hơn 30W điện so với Core i7-2700K của kiến trúc Sandy Bridge. Như vậy bạn vẫn có thể tiết kiệm được một ít tiền điện với chiếc máy bàn của mình đấy. Tất nhiên không thể không kể đến hiệu suất xử lí cao hơn.

6. Có hai thế hệ vi xử lí tích hợp trong Ivy Bridge là Intel HD Graphics 4000 và Intel HD Graphics 2500. Theo Intel, dòng HD 4000 sẽ cho hiệu suất xử lí cao hơn 50% sao với thế hệ bộ xử lí đồ họa tích hợp trong Sandy Bridge, còn HD 2500 thì chỉ cao hơn từ 10% đến 20%. Cả hai đều hỗ trợ DirectX 11, hiển thị tối đa 3 màn hình cùng lúc (chẳng hạn như một màn hình laptop và hai màn hình phụ) cũng như công nghệ chuyển mã video Quick Sync 2.0. Chip đồ họa mạnh hơn nên tốc độ chuyển hình ảnh 2D sang 3D sẽ nhanh hơn. Công nghệ InTru3D hỗ trợ người dùng xem video ba chiều với kính 3D chủ động và hiện tương thích với khoảng 80 game 3D cũng như nhiều tựa phim.

Bạn có thể xem thêm phần đánh giá chi tiết và so sánh hiệu suất đồ họa giữa Intel HD 4000 của Ivy Bridge với Intel HD 3000 của Sandy Bridge trên trang web của Anandtech. Theo thử nhiệm thực tế trên mẫu laptop Asus N56VM, HD 4000 mạnh hơn người tiền nhiệm của mình từ từ 10% đến 80%, đúng như những gì Intel đã quảng cáo.

Ivy Bridge được xem là thế hệ vi xử lí kế nhiệm Sandy Bridge của Intel được hứa hẹn sẽ cung cấp một sức mạnh tuyệt vời để hệ thống hoạt động trở nên nhanh hơn bao giờ hết.

Ivy bridge nên chọn windows gì

Vẫn duy trì nét tương đồng

Đầu tiên chúng ta có thể kể đến chính là phong cách thiết kế tương tự của Sandy Bridge khi có kết hợp giữa CPU và GPU vào trong cùng một chip duy nhất. Theo lời của kiến trúc sư trưởng thiết kế Ivy Bridge, Varghese George, thì Sandy Bridge là nền tảng có mức ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc Ivy Bridge. Kiến trúc tích hợp cả CPU và GPU vào một chip duy nhất thật sự là một điểm tuyệt vời từ Sandy Bridge mà Ivy Bridge cần làm theo.

Sẽ có một số lượng tương tự các tính năng giống như Sandy Bridge dựa trên SKU, vì vậy bạn có thể mong đợi từ các biến thể của Core i3, i5 và có thể là i7, bao gồm cả K-series - một chip có thiết kế mở khóa cho phép bạn có thể ép xung dễ dàng.

Ivy bridge nên chọn windows gì

Ivy Bridge vẫn mang kiến trúc vòng nhằm tích hợp các thành phần CPU và GPU vào trong một chip duy nhất và cũng sẽ giới bạn mức độ ép xung vi xử lí. Vì vậy nhiều khả năng chip này sẽ tiếp tục mở rộng được số lõi thay vì tốc độ bus.

Ivy Bridge có thể vẫn giữ lại cấu hình cùng một socket làm cho sản phẩm trở nên tương thích ngược với thế hệ tiền nhiệm. Đây thực sự là một điều lí tưởng trong tương lai khi mà các bo mạch chủ hiện tại của Sandy Bridge cũng có thể chạy vi xử lí Ivy Bridge. Điều đó cũng có nghĩa là người dùng có thể cập nhật cho bo mạch chủ thông qua một firmware.

Không thiếu đi những sự thay đổi

Chắc chắn sẽ có khá nhiều các thay đổi ở Ivy Bridge so với Sandy Bridge. Thành phần GPU tích hợp trên chip này được sản xuất dựa trên qui trình công nghệ 22 nm. Điều đó có nghĩa rằng Ivy Bridge sẽ mang đến hiệu suất làm việc cao hơn và điện năng tiêu thụ thấp hơn so với Sandy Bridge.

Điểm mấu chốt chính của việc này chính là khả năng thiết lập mở rộng, bao gồm cả việc điều chỉnh mức TDP cao hoặc thấp hơn. Điều này cũng giúp cho các đối tác OEM của Intel có thể mở rộng việc tập trung các kiến trúc vi xử lí giống nhau. Ví dụ, các chủ sở hữu có thể thiết lập một hệ thống bằng cách sử dụng TDP riêng biệt dưới danh nghĩa "TDP Up" hoặc "TDB Down".

Ivy bridge nên chọn windows gì

Điểm thú vị khác chính là việc Intel đã kết hợp một cách khá tốt trong việc đưa tính năng ép xung vi xử lí vào trong Ivy Bridge. Công nghệ ép xung vi xử lí hiện trở nên năng động hơn và cho phép người dùng có thể thay đổi ngay mà không cần thiết phải khởi động lại.

Về phía bộ nhớ, có quá nhiều các thay đổi đã được Intel áp dụng cho Ivy Bridge. Hãng cũng đã thay đổi khá nhiều trong việc điều chỉnh tần số DRAM của mình nhằm hỗ trợ cho các hoạt động OC.

Đồ họa HD mới trong Ivy Bridge được phát triển trên công nghệ 22 nm với các engine API đồ họa mới cùng với các hiệu ứng đổ bóng mạnh mẽ hơn. Với thiết kế lại này, đồ họa HD của Ivy Bridge sẽ mạnh hơn rất nhiều so với HD 2000 và HD 3000 có trong Sandy Bridge.

Theo phát biểu giới thiệu gần đây, Intel cho biết Ivy Bridge sẽ có mức điện áp thấp hơn nhiều so với Sandy Bridge. Sức mạnh này càng được củng cố khi Intel mang đến bộ nhớ cache L3 riêng dành cho GPU, nghĩa là khi xử lí đồ họa thì Ivy Bridge sẽ không cần phải gọi đến bộ nhớ cache chia sẻ ở phía CPU.

Các kiểm nghiệm cho rằng sức mạnh đồ họa của Ivy Bridge được cho là tăng lên đáng kể, bao gồm cả việc hỗ trợ video QuickSync và khả năng chơi game 3D.