Khắc tinh của rắn là con gì năm 2024

Diều ăn rắn ( Sagittarius serpentarius ) là một loài chim săn mồi to lớn, chúng sinh sống chủ yếu trên mặt đất, được tìm thấy nhiều ở Châu Phi, ở những đồng cỏ xavan thưa cây cối trong khu vực hạ Sahara.

Loài động vật này có thể được nhận ra ngay lập tức vì cơ thể trông giống như đại bàng hoặc chim ưng, nhưng khác là nó có một đôi chân cao lêu khêu như loài sếu, làm cho chiều cao của nó tăng lên đến 1,3m, chiều dài cơ thể loài chim này là 112-150cm, với cái đầu giống như chim ưng cùng với cái mỏ cong.

Sở dĩ được gọi "Chim diều ăn rắn" bởi khả năng tuyệt vời của chúng trong việc chế ngự và xơi tái bất cứ con rắn nào bất kể con rắn đó có nọc độc mạnh. Chim diều ăn rắn thường dùng cách giẫm đạp thật mạnh để giết con mồi.

Lửng mật (tên khoa học Mellivora capensis) là một loài động vật có vú thuộc họ chồn. Lửng mật là loài không biết sợ, chúng tấn công bất cứ sinh vật nào, kể cả sư tử hoặc trâu vì lửng mật có một lớp da rất cứng và dày, những vật có đầu nhọn cũng không thể đâm xuyên qua được.

Chúng còn ăn được cả rắn nhờ hệ miễn dịch có thể trung hòa chất độc. Thậm chí, nếu bị rắn hổ mang cắn, lửng mật sẽ hồi sinh lại sau 40 phút và tiếp tục chiến đấu bình thường.

Thêm vào đó, chúng có hàm răng sắc nhọn, móng vuốt và bộ hàm rắn chắc, có thể cắn nát xương và vỏ cứng. Có thể nói lửng mật đã là một chiến binh ngay từ khi được sinh ra.

Kỳ đà chính là một trong những "khắc tinh" của rắn hổ mang bởi nó có thể ăn thịt mọi loại rắn, kể cả rắn độc, bao gồm hổ mang. Nhiều người cho rằng kỳ đà miễn dịch với nọc độc rắn.

Tuy nhiên, rất có thể, lớp da của kỳ đà cứng và dày khiến răng nanh của rắn hổ mang không thể xuyên qua để bơm nọc độc vào cơ thể. Trong lúc ăn, kỳ đà còn nhắm mắt để rắn hổ mang không thể tấn công vào đó.

Cầy Mangut là kẻ thù của rắn hổ mang. Chúng thích nhất ăn rắn độc, chất độc của rắn càng lớn, Mangut càng thích ăn. Trong số các loài rắn độc, hổ mang chính là món ăn khoái khẩu nhất của loài cầy này.

Loài cầy Mangut nhỏ nhất có chiều dài 25 cm, nặng 0,2 kg; loài lớn nhất dài hơn 70 cm, nặng 3,6 kg. Vài giống cầy Mangut có lông màu xám hoặc nâu, còn một số có bộ lông vằn và đuôi vòng. Ngoài món khoái khẩu rắn độc, loài này còn ăn động vật thuộc bộ gặm nhấm, chim, ếch, côn trùng và trứng.

Có nhiều thông tin cho rằng lợn cũng là một trong những khắc tinh của loài rắn, khi gặp hang rắn sẽ không bỏ qua mà đào bắt cho kỳ được. Thậm chí, rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại.

Tuy nhiên, lợn không phải là “thợ săn rắn” mà nó chỉ tấn công rắn đơn giản là phản ứng theo bản năng. Khi nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần đàn con, lợn sẽ ngay lập tức dùng chân giẫm rắn đến chết, vì nó muốn bảo vệ đàn con.

Rắn là kẻ săn mồi đáng sợ, và có rất ít con vật dám "đùa giỡn" với loài động vật máu lạnh này. Ở chiều ngược lại, cầy mangut dù có kích thước tương đối nhỏ bé, nhưng lại là "khắc tinh" của tất cả các loài rắn, bất kể chúng có nọc độc mạnh mẽ tới đâu.

Trong một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội, có thể thấy trận chiến vô cùng khốc liệt giữa một con cầy mangut vàng trước đối thủ nguy hiểm là rắn hổ mang chúa.

Cầy mangut là kẻ chủ động hơn, khi liên tục lao vào với những đòn tấn công tới tấp. Còn rắn hổ mang dường như khá hoang mang, khi nửa muốn chiến đấu, nửa muốn bỏ chạy. Tuy nhiên, nó cũng tung ra nhiều cú cắn chí mạng về phía cầy mangut, khiến con vật tả tơi, run rẩy.

Cầy mangut thì lợi dụng triệt để tốc độ của mình để liên tục di chuyển né đòn, đồng thời rình đợi rắn sơ hở, sau đó chộp lấy cổ và siết chặt bằng hàm răng của mình.

Sau một hồi tranh đấu, cả hai con vật đều rơi vào trạng thái kiệt sức. Rắn hổ mang thì gần như bất động, nằm gục đầu xuống đất. Còn cầy mangut cũng chỉ đủ sức lết đi, với hai chân sau gần như bị tê liệt.

Khắc tinh của rắn là con gì năm 2024

Cầy mangut thường xuyên đụng độ với rắn hổ mang và hạ gục kẻ địch nguy hiểm này nhờ cơ chế phòng thủ đặc biệt.

Cầy mangut vàng (Cynictis penicillata) là một thành viên của họ cầy mangut, nặng trung bình 0.45 kg, dài 50 cm.

Bất chấp thân hình nhỏ bé, trên thực tế, cầy mangut loài động vật ăn thịt, được vang danh là những kẻ săn mồi cơ hội và cừ khôi, nhờ thính giác tốt và thị giác nhìn xa, có khả năng khiêu khích con mồi vì vậy chúng kiếm ăn khá dễ dàng và thâu tóm con mồi nhanh chóng nhờ bộ răng sắc nhọn.

Con mồi ưa thích của chúng là mối, châu chấu, dế... nhưng cũng có thể là các loài gặm nhấm như chuột, thỏ, hay các loài chim nhỏ. Chúng cũng có khả năng săn các loài ăn thịt khác như chó rừng và rắn độc.

Trong đó, đặc biệt nhất ở loài cầy mangut có lẽ là khả năng miễn nhiễm với chất độc của rắn, đặc biệt là rắn hổ mang, giúp chúng tự tin đi săn các loài này. Được biết, các chất độc của nhiều nọc rắn, bao gồm cả rắn hổ mang, hoạt động theo cách liên kết với các thụ thể acetylcholine của nạn nhân, làm ngăn chặn sự liên lạc giữa hệ thần kinh và cơ bắp, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tê liệt.

Tuy nhiên vào năm 1995, nhà sinh học phân tử Sara Fuchs và các đồng nghiệp của cô đã phát hiện ra rằng thụ thể acetylcholine ở cầy mangut có đặc điểm giống như ở chính loài rắn, nhưng bị đột biến nhẹ để nọc độc chỉ đơn giản là không tương tác với tế bào cơ.

Bên cạnh đó, lớp lông dày và tốc độ đáng kinh ngạc của cầy mangut cũng vô cùng hữu ích trong các cuộc chiến "một mất một còn".

Khắc tinh của loài rắn là con gì?

Rắn là kẻ săn mồi đáng sợ, và có rất ít con vật dám "đùa giỡn" với loài động vật máu lạnh này. Ở chiều ngược lại, cầy mangut dù có kích thước tương đối nhỏ bé, nhưng lại là "khắc tinh" của tất cả các loài rắn, bất kể chúng có nọc độc mạnh mẽ tới đâu.

Tại sao lớn là khắc tinh của rắn?

Khứu giác của lợn rất nhạy bén, nó có thể nhanh chóng tìm ra con rắn. Sau đó tấn công, cắn hoặc giẫm chết con rắn rồi nuốt chửng nó vào bụng. Về cơ bản, khi gặp lợn con rắn không có khả năng phản kháng.

Rắn hổ mang chúa sợ con gì?

Được xem như là Vua của các loài rắn, rắn hổ mang chúa không chỉ là nỗi khiếp sợ của các loài sinh vật khác nhau mà còn là nỗi kinh hoàng của chính đồng loại nó. Nhờ khả năng kháng độc rắn mạnh mẽ, rắn hổ mang chúa có thể săn các loài rắn độc như rắn Mamba đen hay rắn đuôi chuông mà không có lo ngại gì.

Tại sao mèo là khắc tinh của rắn?

Mèo là loại động vật linh hoạt, phản xạ nhanh. Chúng có thể di chuyển vị trí khiến một cách nhanh chóng khiến rắn bị rối loạn. Phản xạ nhanh chóng của mèo có thể giúp chúng tránh được các đòn tấn công của rắn. Vì vậy, rắn khó lòng tiếp cận và tấn công vào chỗ hiểm của mèo.